Phòng trị sâu cuốn lá nhỏ hại lúa hiệu quả và an toàn
Kích thước chữ
Sâu cuốn lá nhỏ hại lúa được cảnh báo về mức độ gây hại các ruộng lúa. Ở điều kiện môi trường phù hợp, sâu bệnh sinh sản mạnh và tấn công trên diện rộng, ảnh hưởng nặng đến năng suất ruộng và chất lượng hạt gạo. Thậm chí là thất thu vụ mùa.
Tổng quan về loài sâu cuốn lá nhỏ hại lúa
Sâu cuốn lá nhỏ hại lúa (tên khoa học: Cnaphalocrocis medinalis) là loài côn trùng gây hại quan trọng trên ruộng lúa tại nhiều quốc gia khác nhau. Theo số liệu từ báo cáo, mức độ gây hại của sâu cuốn lá lúa từ 63 – 80% tùy vào trạng thái ruộng lúa và điều kiện môi trường xung quanh.
Điều khác biệt là trên 1 ruộng lúa sẽ có biểu hiện bệnh hại khác nhau. Ví dụ như phần ruộng này nằm khuất trong bóng râm, xanh tươi tốt quá mức có mật độ sâu cuốn lá lúa loại nhỏ cao hơn so với phần ruộng tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời.
Mặt khác, quan điểm đối phó sâu bệnh hại của người trồng góp phần bùng phát số lượng sâu cuốn lá hại lúa. Nhiều nhà nông không thăm ruộng thường xuyên, phòng chống khi mật độ sâu thấp, chỉ để đến khi thấy ruộng xơ xác mới tiến hành xử lý thì hiệu quả lại không như mong đợi.
Điều này làm gia tăng chi phí sản xuất, trồng trọt và gây hại đến sức khỏe môi trường nói chung và ruộng lúa nói riêng. Tạo điều kiện cho rầy nâu và bệnh đạo ôn lúa phát sinh dễ dàng hơn. Vì thế, bà con cần nắm được đặc điểm vòng đời sâu cuốn lá nhỏ hại lúa để kịp thời xử lý nhé.
Đặc điểm hình dáng và vòng đời của sâu cuốn lá nhỏ hại lúa
1️⃣ Con trưởng thành
Bướm cái có cánh màu vàng, viền cánh màu nâu, kích thước cơ thể 10 – 12mm x 13 – 15mm (dài x rộng). Mặt trước của cánh có 3 dải ngang, dải nằm giữa ngắn, hình dạng dấu phẩy.
Bướm đực có cơ thể nhỏ hơn so với bướm cái. Ở cánh trước của bướm đực có một mảng vảy màu nâu sẫm nằm dọc theo phần giữa của cánh.
Bướm sâu cuốn lá lúa thường xuất hiện và giao phối vào buổi tối do khí hậu mát mẻ. Con cái đẻ từ 135 – 175 trứng.
2️⃣ Trứng
Trứng của sâu cuốn lá loại nhỏ hại lúa hình bầu dục, màu trắng vàng, hơi trong. Kích thước trứng 0,9 x 0,39mm.
Trứng nằm đơn lẻ hoặc theo cụ từ 3 – 8 trứng dọc theo gân giữa của lá non. Trứng sâu nở sau 3 – 4 ngày.
3️⃣ Ấu trùng (sâu non)
Ấu trùng sâu cuốn lá lúa có màu vàng, độ dài cơ thể khoảng 12 – 25mm. Đây là đối tượng gây hại chính trên ruộng – sâu cuốn lá nhỏ hại lúa.
Trước khi hóa nhộng, ấu trùng sẽ chuyển sang màu trắng hồng. Quá trình ấu trùng phát triển từ 14 – 18 ngày
Ấu trùng trưởng thành có màu xanh vàng, đầu nâu sẫm, kích thước cơ thể đạt 20 – 25mm x 1,5 – 2mm (dài x rộng).
4️⃣ Nhộng
Màu cơ thể của nhộng từ nâu nhạt – nâu sáng. Sau đó chuyển sang nâu đỏ trước khi trưởng thành. Sâu non hóa nhộng ở khu vực trú ẩn ban đầu của chúng.
Quá trình gây hại của sâu cuốn lá nhỏ hại lúa
Sâu cuốn lá nhỏ hại lúa ở giai đoạn ấu trùng (sâu non) là đối tượng gây hại chính trên ruộng lúa.
Sau khi trứng nở, ấu trùng sơ sinh di chuyển đến lá lúa non. Bắt đầu từ ấu trùng tuổi 2, chúng tiến hành nhả tơ và nối hai mép lá lúa lại với nhau, tạo thành hình ống và cắn phá lá lúa.
Sâu non ăn sạch phần màu xanh trên lá và chừa lại lớp biểu bì. Lúc này lá lúa trở thành một màng trắng và khô héo dần.
Điều kiện gây hại của sâu cuốn lá nhỏ hại lúa:
✔️ Ruộng lúa ở thời kỳ cuối đẻ nhánh chuyển sang giai đoạn đứng cái, làm đòng.
✔️ Độ ẩm cao, nhiệt độ cao, phần ruộng có bóng râm.
✔️ Ruộng bón dư thừa đạm (nito) khiến cây lúa sinh trưởng mạnh, lá lúa xanh đen.
✔️ Đồng ruộng gần khu vực dân cư, đường quốc lộ có nhiều ánh đèn vào buổi tối thu hút sâu cuốn lá trưởng thành tới sinh sản.
Hậu quả do sâu cuốn lá nhỏ hại lúa gây ra
Sự cắn phá của sâu bệnh trên lá lúa ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình quang hợp của cây. Lá lúa không thể tổng hợp chất diệp lục khiến cây lúa sinh trưởng kém thấy rõ. Trong trường hợp mật độ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa tăng cao, ruộng lúa có biểu hiện xơ xác, năng suất giảm nghiêm trọng.
Ở giai đoạn trổ đòng hạt gạo có nguy cơ bị lép – lửng trên diện rộng, điều này tác động đến sản lượng và chất lượng hạt gạo, thậm chí có thể gây thất thu nếu không thực hiện các biện pháp phòng ngừa, làm giảm nguồn sống của bà con nông dân.
Một số cách phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa đơn giãn, hiệu quả cao
Trước khi thực hiện phun trị, bà con cần xác định nguồn gốc xuất hiện sâu bệnh hại để có hướng phòng trừ phù hợp. Ví dụ: canh tác không hợp lý là một trong những yếu tố khiến ruộng lúa dễ bị sâu cuốn lá nhỏ gây hại.
Phương pháp chăm sóc phòng ngừa sâu cuốn lá lúa loại nhỏ
✅ Chọn giống lúa chống chịu sâu bệnh, thời tiết tốt như DT82, TBR97, Lúa kim cương 111.
✅ Vệ sinh đồng ruộng trước và sau mỗi vụ trồng, làm sạch cỏ dại, lúa cỏ, lúa ma.
✅ Cân đối các chất dinh dưỡng trong phân bón, tránh bón nhiều đạm tạo cơ hội cho sâu cuốn lá nhỏ gây hại ở cây lúa gây bệnh.
✅ Điều chỉnh mật độ cấy phù hợp với diện tích ruộng lúa.
✅ Phát triển thiên địch ong mắt đỏ Trichogramma sp để tiêu diệt sâu non và con trưởng thành.
✅ Thường xuyên thăm ruộng giai đoạn lúa đẻ nhánh, đứng cái, làm đòng để sớm phát hiện sâu bệnh và xử lý ngăn chặn.
Dùng thuốc hóa học xử lý sâu cuốn lá lúa loại nhỏ
Trong trường hợp khẩn cấp, bà con có thể dùng các hoạt chất CHLORANTRANILIPROLE, THIAMETHOXAM hoặc EMAMECTIN BENZOATE để xử lý sâu cuốn lá nhỏ gây hại trên ruộng lúa. AQ khuyến cáo bà con sử dụng theo hướng dẫn trên bao bì, không lạm dụng và phun thuốc quá liều.
⚠️ Lưu ý: Phun thuốc hóa học có thể gây hại thiên địch, làm mất cân bằng hệ sinh thái trên ruộng lúa.
Thuốc đặc trị sâu cuốn lá nhỏ hại lúa Mebe Pa an toàn cho cây
Với các dòng thuốc BVTV sinh học như Thuốc trừ sâu cuốn lá hại lúa Mebe Pa (chuyên lúa), được sản xuất với công nghệ vi sinh hiện đại, sản phẩm đa hiệu không ảnh hưởng đến sức khỏe ruộng lúa và người trồng.
Thành phần thuốc trừ sâu cuốn lá lúa nhỏ Mebe Pa
Mebe Pa là sản phẩm sinh học ứng dụng độc tố từ vi khuẩn Bacillus thuringiensis để tiêu diệt côn trùng, sâu bọ gây hại ruộng lúa, gồm:
▪️ Bacillus thuringiensis (Bt): 1 x 108 CFU/ml.
▪️ Metarhizium sp: 1 x 105 CFU/ml.
▪️ Beauveria sp: 1 x 105 CFU/ml.
▪️ Kết hợp các vi sinh hữu ích như Paecilomyces sp, Verticillium sp, virus NPV và các hoạt chất sinh học đặc hiệu.
Công dụng thuốc trừ sâu cuốn lá lúa nhỏ Mebe Pa
☑️ Vi khuẩn Bt gây ức chế sâu cuốn lá nhỏ hại lúa thông qua đường tiêu hóa, ức chế sự cắn phá của sâu non, khiến sâu chết dần và phân hủy thành chất hữu cơ dễ tiêu cho cây lúa.
☑️ Phòng trừ đồng thời một số sâu hại, côn trùng liên quan: rầy nâu, rệp sáp, nhện đỏ, bọ trĩ từ ấu trùng đến trưởng thành.
☑️ Tinh dầu gấm gỗ hỗ trợ xua đuổi bướm sâu cuốn lá lúa, ngăn chặn sự sinh sản của chúng trên đồng ruộng.
☑️ Góp phần nâng cao sức đề kháng của cây lúa giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng, đảm bảo chất lượng nông sản đạt chuẩn xuất khẩu.
☑️ Mebe Pa (chuyên lúa) không gây hại đến các loài thiên địch.
Hiệu lực diệt sâu cao – Rút ngắn thời gian phát huy thuốc – An toàn cho người sử dụng.
Hướng dẫn sử dụng thuốc trừ sâu cuốn lá lúa nhỏ Mebe Pa
🔸 Trị sâu cuốn lá nhỏ hại lúa giai đoạn sâu non & trưởng thành: 100g Mebe Pa + 100 – 200 lít nước, xử lý 3 – 5 ngày/lần.
🔸 Phun phòng sâu cuốn lá lúa loại nhỏ: 100ml Mebe Pa + 200 – 400 lít nước, định kỳ phun nhắc lại sau 10 – 20 ngày.
🔸 Kỹ thuật phun: Phun ướt đẫm cây lúa, dùng máy phun hoặc phun bằng máy bay đều được.
Trên đây là những thông tin về sâu cuốn lá nhỏ hại lúa mà AQ muốn chia sẻ đến bà con. Hy vọng những kiến thức này đã giúp bà con hiểu hơn về tình hình sâu bệnh hại trên đồng ruộng. Từ đó canh tác hiệu quả hơn, chăm sóc đúng cách và phun phòng đúng thời điểm nhằm tiêu diệt sâu cuốn lá hại cây lúa, nâng cao năng suất và chất lượng vụ trồng.