Tổng hợp các loại sâu bệnh hại lúa và Cách phòng trừ

Tổng hợp các loại sâu bệnh hại lúa và Cách phòng trừ

01/07/2025

Kích thước chữ

Các loại sâu bệnh hại lúa là nguyên nhân chính gây giảm năng suất và chất lượng lúa tại nhiều vùng canh tác. Chúng thường xuất hiện theo mùa, tấn công ở nhiều giai đoạn sinh trưởng khác nhau của cây, từ mạ non đến trổ bông. Việc nhận biết đúng và có biện pháp phòng trừ phù hợp sẽ giúp bảo vệ ruộng lúa, hạn chế rủi ro và nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Chi tiết về các loại sâu bệnh hại chính trên cây lúa sẽ được Công ty AQ giải đáp cụ thể về từng loại và đưa ra các giải pháp phòng trừ tốt nhất nhằm bảo vệ ruộng lúa luôn khỏe mạnh.

Tổng hợp các loại sâu bệnh hại lúa

Tổng hợp các loại sâu bệnh hại lúa và Cách phòng trừ
Các loại sâu bệnh gây hại trên đồng ruộng là nguyên nhân chính khiến năng suất lúa bị thất thu

Các loại sâu bệnh hại lúa là một trong những thách thức lớn nhất đối với người nông dân, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng hạt lúa. Chúng có thể xuất hiện ở bất kỳ giai đoạn nào của cây, từ khi gieo mạ non cho đến lúc lúa trổ bông và chín. Mỗi loại sâu bệnh lại có đặc điểm, vòng đời và cách thức gây hại riêng, đòi hỏi bà con phải nhận biết đúng và áp dụng các biện pháp phòng trừ phù hợp để bảo vệ ruộng lúa, đảm bảo một mùa màng bội thu.

Một số loại sâu bệnh hại lúa thường gặp tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long: Ốc bươu vàng, sâu cuốn lá, sâu đục thân 2 chấm, rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu phao, bọ trĩ, bọ xít dài, bọ xít đen, nhện gié,…

Đặc điểm nhận dạng các loại sâu bệnh gây hại cho cây lúa

Trong phần tiếp theo đây chúng tôi sẽ nêu rõ một số điểm nhận dạng của các loài sâu bệnh gây hại này. Từ đây, người dân có thể biết rõ các loại sâu bệnh gây hại cây lúa và cách đối phó khi xuất hiện các mầm bệnh trên cây lúa.

Ốc bươu vàng

Tổng hợp các loại sâu bệnh hại lúa và Cách phòng trừ
Ốc bươu vàng cắn phá mạ non và lúa ở giai đoạn đầu, gây thiệt hại nghiêm trọng đến năng suất

Là loài ốc có phần vỏ to có những đường vân vàng gần miệng. Vỏ của ốc bươu vàng tương đối mỏng và dễ bể. Người dân có thể thấy rõ loại ốc này tại các cánh đồng lúa ở giai đoạn tăng trưởng của lúa. Chúng thường vụi mình trong bùn đất để tránh các loài động vật khác tấn công.

Sâu cuốn lá

Trứng của loài sâu cuốn lá có hình bầu dục màu trắng. Sau khi phát triển thành sâu, chúng sẽ có màu xanh mạ và ửng vàng. Khi bị tấn công, sâu cuốn lá sẽ búng rất mạnh hoặc nhả tơ để tự vệ. Ở giai đoạn phát triển thành bướm, loài sâu này sẽ có màu vàng nâu, trên cánh bướm sẽ có 2 vằn ngang.

Sâu đục thân 2 chấm

Tổng hợp các loại sâu bệnh hại lúa và Cách phòng trừ
Sâu đục thân 2 chấm gây hại chủ yếu ở giai đoạn ấu trùng

Khác với 2 trên loại sâu bệnh trên, sâu dục thân 2 chấm rất khó nhận biết vì chúng có hình dạng và màu sắc khác nhau. Tuy nhiên, chúng thường có 2 chấm đen gần vùng đầu và thân có màu vàng nâu nhạt.

Rầy nâu

Rầy nâu trưởng thành thường dài 3 – 5 mm, con đực sẽ nhỏ hơn con cái và cánh trong suốt. Rầy nâu có 2 dạng, cánh ngắn và cánh dài. Một số loài rầy nâu có cánh ngắn thường không bay được dù đã trường thành.

Rầy lưng trắng

Tổng hợp các loại sâu bệnh hại lúa và Cách phòng trừ
Rầy lưng trắng gây ảnh hưởng nặng nề vào giai đoạn lúa đẻ nhánh

Chiều dài cơ thể của rầy lưng trắng là 3 – 4 mm và có màu đen. Bộ cánh đặc trưng của rầy lưng trắng rất dễ nhận biết, chúng trong suốt và có đốm đen trên cánh.

Ở giai đoạn trưởng thành, cánh của rầy lưng trắng đực sẽ có dạng cánh dài và con cái sẽ có cánh dạng dài hoặc ngắn tùy theo môi trường.

Sâu phao

Sau khi nở, sâu phao có màu đặc trưng là màu trắng và có lông tơ trên phần thân. Trong quá trình phát triển, trường thành, sâu phao sẽ chuyển dần sang màu vàng xanh. Nhộng của sâu phao có màu nâu và thường bám vào gốc lúa để phát triển thành bướm. Sau khi thành bướm, chúng sẽ có màu trắng và phần cánh trên có nhiều đốm nâu đen nhỏ.

Sâu cuốn lá lớn hại lúa

Trong số các loài sâu gây hại lá lúa, sâu cuốn lá lớn hại lúa cũng là một đối tượng đáng lo ngại. Mặc dù có đặc điểm tương đồng với sâu cuốn lá thông thường, nhưng sâu cuốn lá lớn gây hại nghiêm trọng hơn do kích thước lớn và khả năng ăn phá mạnh mẽ hơn. Chúng tấn công ruộng lúa bằng cách cuốn lá lúa lại thành ống và năm bên trong để ăn phần mô xanh của lá, làm giảm diện tích quang hợp của cây, gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng và năng suất của ruộng lúa.

Sâu cuốn lá nhỏ hại lúa

Khác với sâu cuốn lá lớn, sâu cuốn lá nhỏ hại lúa tuy có kích thước bé hơn nhưng lại là loài gây hại phổ biến và có thể bùng phát thành dịch lớn. Chúng cũng nhả tơ cuốn lá lúa thành ống để ẩn nấp và ăn biểu bì lá, khiến lá lúa bị bạc trắng và suy yếu. Việc quản lý mật độ sâu cuốn lá nhỏ ngay từ đầu vụ là rất quan trọng để tránh tình trạng lây lan nhanh chóng, gây thiệt hại nghiêm trọng cho năng suất lúa.

Bọ trĩ

Bọ trĩ hay còn gọi là bù lạch có kích thước rất nhỏ, chỉ từ 1 – 2 mm. Những con bọ trĩ trưởng thành sẽ có màu đen hoặc nâu đặc trưng. Bạn sẽ rất khó nhận ra chúng ở giai đoạn trứng vì trúng rất nhỏ và bám trên các lá non.

Bọ xít dài

Tổng hợp các loại sâu bệnh hại lúa và Cách phòng trừ
Bọ xít dài là một trong những loại côn trùng gây hại đáng kể cho cây lúa, đặc biệt là ở giai đoạn làm đòng và chín sữa

Một trong các loại sâu bệnh hại lúa là bọ xít dài, chúng thường tấn công cây lúa ở giai đoạn trưởng thành. Màu sắc nhận dạng của bọ xít dài là màu vàng nâu và dài 15 – 20mm. Khác với bọ xít đen, loài bọ xít dài có râu và chân dài hơn.

Bọ xít đen

Bọ xít đen cũng là một tác nhân gây hại cho cây lúa, chúng có kích thước nhỏ hơn bọ xít dài. Các con trưởng thành thường có độ dài trung bình từ 7 – 8 mm và có màu nâu đen. Quá trình phát triển của bọ xít đen theo thứ từ: trứng – bọ non – bọ xít đen trưởng thành.

Nhện gié

Kích thước của loài nhện gié thường rất khó thấy. Tương tự với các loài nhện khác, nhện gié có 8 chân và thân màu đỏ. Ở giai đoạn phát triển thành nhện non, chúng chỉ có 6 chân và phần thân dài nhọn.

Sâu keo

Ngoài những loại sâu bệnh phổ biến đã được nêu trên, thì bà con cũng cần đặc biệt chú ý đến sâu keo hại lúa. Loài sâu bệnh này thường xuất hiện thành từng đàn, gây hại nhanh chóng trên diện rộng, nhất là ở giai đoạn mạ và lúa non. Sâu keo có khả năng di chuyển rất nhanh, chúng cắn phá trụi lúa, khiến cây lúa mất khả năng quang hợp và có thể chết đi.

Thời gian phát triển của các loại sâu bệnh hại lúa

Mỗi loài sâu bệnh hại lúa có thời gian phát triển khác nhau phụ thuộc vào môi trường. Người nông dân cần ghi nhớ các thời điểm này để có các biện pháp ngăn ngừa ở giai đoạn đầu của chúng. Dưới đây là một số đặc điểm phát triển và vòng đời của các loại sâu bệnh gây hại cây lúa:

▶️ Ốc bươu vàng: Khả năng phát triển và sinh sản của ốc bươu vàng rất nhanh. Trong điều kiện thích hợp, ốc bươu vàng cái có thể tạo trung bình 500 – 600 trứng/ổ. Tuy vòng đời trung bình của ốc bươu vàng chỉ 60 ngày, nhưng chúng có thể sống từ 4 – 6 năm trong môi trường đủ điều kiện.

▶️ Sâu cuốn lá: Thời gian phát triển và kết thúc của loại sâu bệnh này chỉ từ 30 – 35 ngày. Trong đó, quá trình phát triển và gây hại của sâu cuốn lá non là 20 – 25 ngày.

▶️ Sâu đục thân 2 chấm: Vòng đời của sâu đục thân 2 chấm kéo dài từ 40 – 60 ngày tùy theo môi trường sống của sâu bệnh. Trong thời gian này, chúng có đủ thời gian để gây hại và phát triển thành bướm.

▶️ Rầy nâu: Quá trình gây bệnh của rầy nâu thường ở giai đoạn sâu non, chúng chỉ kéo dài từ 20 – 25 ngày. Tuy nhiên, cả vòng đời phát triển của rầy nâu chỉ kéo dài từ 30 – 35 ngày.

▶️ Rầy lưng trắng: Đối với rầy non, chúng mất từ 12 – 14 ngày để phát triển thành sâu trường thành. Tiếp đến 10 – 12 ngày, chúng sẽ sinh sản trúng và kết thúc vòng đời sau đó. Như vậy, rầy lưng trắng chỉ có thể phát triển trong khoảng thời gian từ 20 – 30 ngày.

▶️ Sâu phao: Sâu phao non có thể sống từ 20 -25 ngày để gây hại lúa và phát triển thành sâu trường thành. Tuy vậy, vòng đời của chúng chỉ khoảng 30 – 35 ngày.

▶️ Bọ trĩ (bù lạch): Trung bình vòng đời của loại bọ trĩ chỉ từ 15 – 20 ngày/con nhưng bọ trĩ trưởng thành có vòng đời kéo dài 2 – 3 tuần.

▶️ Bọ xít dài: Vòng đời phát triển của bọ xít dài trung bình 25 -30 ngày. Khác với các giai đoạn còn lại, bọ trường thành có thời gian sống lên đến 1 tháng.

▶️ Bọ xít đen: Thời gian phát triển của bọ xít đen từ trứng đến khi kết thúc vòng đời là 50 – 60 ngày.

▶️ Nhện gié: Tốc độ phát triển của nhện gié rất nhanh, chúng chỉ cần 1 ngày để có thế phát triển thành nhện trưởng thành. Chính vì vậy, vòng đời của chúng cũng rất ngắn chỉ kéo dài từ 10 – 12 ngày.

Dấu hiệu nhận biết sớm các loài sâu bệnh hại lúa

Tổng hợp các loại sâu bệnh hại lúa và Cách phòng trừ
Bà con cần thường xuyên thăm ruộng, quan sát kỹ để phát hiện ra những dấu hiệu bất thường để có biện pháp xử lý triệt để

➡️ Dựa theo giai đoạn sinh trưởng: Từng giai đoạn phát triển của cây lúa sẽ có nguy cơ bị tấn công bởi các loài sâu bệnh khác nhau. Giai đoạn mạ thường dễ bị rầy nâu, bệnh lở cổ rễ. Giai đoạn đẻ nhánh đến làm đòng hay gặp sâu cuốn lá, sâu đục thân. Giai đoạn trổ, chắc hạt lại xuất hiện nhiều sâu cắn gié, bệnh lem lép hạt, bọ xít.

➡️ Quan sát hình thái lá, thân, bông lúa: Lá xoăn, bạc trắng, bị cắt khúc hay có vết cháy đầu lá là dấu hiệu của sâu cuốn lá, rầy nâu. Thân cây có lỗ đục, ruộng ngã rạp thành từng khóm đó là dấu hiệu sâu đục thân tấn công. Bông lúa bị lép, chuyển màu bất thường hoặc có hiện tượng hạt đen là biểu hiện của bệnh lem lép hạt, sâu cắn gié hoặc nấm.

➡️ Biểu hiện đặc trưng trên ruộng: Ruộng loang lổ, có mảng xanh mảng vàng xen kẽ hoặc cháy rìa lá diện rộng là dấu hiệu sớm của nhiều loại bệnh như vàng lùn, lùn xoắn lá, cháy lá hay khô vằn. Nếu xuất hiện các vùng lúa còi cọc hoặc định kỳ từ 10 – 20 ngày/lần (3 – 5 lần/vụ), lúa chết từng đám thì cần nghi ngờ có rầy nâu, tuyến trùng hay thối rễ.

Nguyên nhân hình thành các loại sâu bệnh hại lúa ở ruộng

Sự xuất hiện của các loại sâu bệnh hại lúa ở ruộng thường bắt nguồn từ sự thay đổi bất lợi của môi trường và kỹ thuật canh tác chưa hợp lý. Nếu không nắm rõ các yếu tố này, sâu bệnh dễ bùng phát mạnh, gây thiệt hại lớn về năng suất và chất lượng lúa.

▶️ Thời tiết bất thường: Khi thời tiết chuyển biến thất thường như nắng nóng xen kẽ với mưa, độ ẩm cao liên tục sẽ tạo điều kiện lý tưởng cho nhiều loại nấm bệnh và sâu hại phát triển nhanh chóng, đặc biệt là bệnh đạo ôn, khô vằn và rầy nâu.

▶️ Gieo cấy không đồng loạt: Việc xuống giống rải rác khiến sâu bệnh dễ lây lan từ ruộng này sang ruộng khác. Cánh đồng không cùng giai đoạn sinh trưởng sẽ tạo điều kiện cho sâu bệnh lưu tồn và phát tán liên tục.

▶️ Bón phân mất cân đối, dư đạm: Lạm dụng phân đạm khiến cây lúa tốt lá, dễ bị sâu cuốn lá và rầy nâu tấn công. Mặt khác, bón thiếu kali và lân sẽ làm cây yếu sức, giảm đề kháng trước các tác nhân gây hại.

▶️ Sử dụng giống không kháng bệnh: Chọn giống không có khả năng chống chịu sâu bệnh sẽ khiến cây dễ bị nhiễm bệnh sớm, đặc biệt là bệnh vàng lùn, đạo ôn, lem lép hạt. Điều này làm tăng nguy cơ bùng phát trên diện rộng nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời.

Tác hại của các loại sâu bệnh hại lúa

Ngoài thời gian tồn tại của các loại sâu bệnh hại lúa, người dân cũng nên biết thêm về các tác hại mà chúng gây ra cho màu vụ. Vòng đời tuy ngắn nhưng tác hại mà chúng mang lại không hề nhỏ. Cùng xem các khả năng gây hại của từng loại sâu bệnh dưới đây nhé!

⏩ Ốc bươu vàng: Được xếp vào loại sâu bệnh gây hại nghiệm trọng cho cây khi chúng thường xuyên cắn phá cây lúa. Đặc biệt tốc độ sinh trưởng của chúng rất nhanh nên có thể gây hại cho cả mùa vụ của người nông dân.

⏩ Sâu cuốn lá: Để gây hại cho cây lúa, sâu cuốn lá non sẽ nhả tơ cuốn lá lúa lại và ăn các chất xanh bên trong. Sau thời gian, cây lúa sẽ xuất hiện lớp biểu bì trắng và tiếp túc chuyển sang các cây khác.

⏩ Sâu đục thân 2 chấm: Sau khi phát triển thành sâu non, chúng sẽ tấn công vào thân lúa rồi xuống gốc cây. Sâu đục thân 2 chấm, sẽ làm cho cây lúa dễ bị gãy, đọt lúa bị khô. Thêm vào đó, lúa sau khi trổ sẽ bị bạc trắng hay còn gọi là bông bạc.

⏩ Rầy nâu: thông thường loài rầy nâu này sẽ bám vào phần gốc lúa và ký sinh bệnh lên cây. Chúng có thể làm cây bị nhiễm bệnh vàng lùn, lúa cỏ hoặc xoắn lá trên cây lúa. Đây là các bệnh gây hậu quả nghiêm trọng đến mùa lúa của người dân.

⏩ Rầy lưng trắng: gây hại chủ yếu vào giai đoạn đẻ nhánh khiến cho cây lúa bị cằn hoặc úa vàng.

⏩ Sâu phao: Lúa bước vào giai đoạn mạ hoặc lúa non cũng là lúc sâu phao tấn công gây hại. Chúng sẽ cuốn lá thành dạng ống rồi cắn đứt và tận dụng để tấn công sang các cây khác. Triệu chứng sâu phao gây ra tương tự như loài sâu đục thân 2 chấm.

⏩ Bọ trĩ: Loài bọ trĩ thường tấn công và sinh sống trên phần đầu lá lúa. Tại đây, chúng hút các chất nhựa trong cây lúa khiến cây bị cháy và có màu vàng đỏ.

⏩ Bọ xít dài: Bọ xít dài trưởng thành thường tấn công vào vùng tiếp giáp giữa 2 vỏ trấu. Nơi đây chứa rất nhiều chất sữa là loại chất yêu thích của loài bọ xít dài. Khi mất chất này, hạt lúa rất dễ bể và mất đi các chất dinh dưỡng có trong hạt.

⏩ Bọ xít đen: Hút nhựa trên cây lúa khiên bẹ lúa bị thâm đen. Khi bị tấn công thường xuyên, cây lúa sẽ có hiện tượng như cháy rầy.

⏩ Nhện gié: Nhện gié rất thích hút nhựa ở các bộ phận như: bẹ lúa, cuống bông, vỏ hoa,… Qua thơi giàn, bông lúa và hạt lúa có thể bị lép do mật nhựa cây.

Kỹ thuật canh tác và biện pháp phòng trừ các loại sâu bệnh hại lúa

Tổng hợp các loại sâu bệnh hại lúa và Cách phòng trừ
Tổng hợp các kỹ thuật canh tác và biện pháp phòng trừ hiệu quả các loài sâu bệnh trên ruộng

Để giúp người dân phòng chống sâu bệnh hiệu quả, chúng tôi có tổng hợp một số kỹ thuật canh tác cây lúa. Bà con có thể áp dụng các cách dưới đây để nâng cao năng suất thu về sau mỗi mùa vụ.

Phòng trừ các loài sâu hại trên lúa bằng phương pháp canh tác

Để ngăn ngừa những loại sâu bệnh hại cây lúa, áp dụng các kỹ thuật chăm sóc vào quá trình canh tác là cách chủ động, an toàn và tiết kiệm, Việc cấy đúng kỹ thuật, bón phân hợp lý và quản lý đồng ruộng hiệu quả, bà con có thể ngăn ngừa sâu bệnh ngay từ đầu, giảm phụ thuộc vào các thuốc điều trị có thành phần hóa học. Dưới đây là một số biện pháp canh tác tác mà bà con cần thực hiện để bảo vệ ruộng lúa luôn khỏe mạnh: 

✅ Cần gieo cấy tập trung, đúng thời vụ của địa phương giúp cắt đứt vòng đời sâu bệnh, hạn chế lây lan giữa các ruộng. Không để ruộng trễ vụ vì đây chính là điều kiện gián tiếp giúp sâu bệnh phát triển và gây hại toàn ruộng.

✅ Cày lật đất phơi ải sau thu hoạch để diệt trứng, nhộng và mầm bệnh còn sót lại. Nhổ bỏ cây bệnh, dọn tàn dư rơm rạ, cỏ dại quanh bờ để tránh nơi trú ngụ cho sâu bệnh.

✅ Bón phân đúng loại, đúng liều lượng và đúng thời điểm, hạn chế bón dư đạm vì dễ khiến lúa non yếu, mỏng lá, sâu bệnh có cơ hội sinh sôi, phát triển đặc biệt là sâu cuốn lá và rầy nâu. Tăng cường phân hữu cơ và kali giúp cây cứng khỏe, tăng sức đề kháng.

✅ Giữ mực nước ổn định theo từng giai đoạn sinh trưởng. Tránh để ruộng quá khô hay ngập úng lâu ngày.

✅ Không nên trồng lúa liên tục nhiều vụ trên cùng một thửa ruộng. Luân canh với cây trồng cạn (đậu, bắp…) giúp phá vỡ chu kỳ sinh trưởng của nhiều loại sâu bệnh.

✅ Ưu tiên sử dụng những giống lúa có khả năng kháng rầy nâu, đạo ôn, bạc lá,… để giảm áp lực sâu bệnh, từ đó giảm nhu cầu phun thuốc hóa học.

✅ Thường xuyên thăm dò đồng lúa, quan sát kỹ xem cây có dấu hiệu bất thường nào hay không, từ đó nhanh chóng phát hiện và loại bỏ sâu bệnh từ sớm.

✅ Dọn dẹp vệ sinh rác thải, rơm rạ trên và xung quanh đồng lúa.

Sử dụng thuốc hóa học để điều trị các loại sâu bệnh hại trên lúa

Chỉ nên áp dụng phương pháp phòng trừ các loại sâu bệnh trên lúa bằng cách phun thuốc hóa học khi tình trạng trở nên khó kiểm soát bằng các biện pháp canh tác thủ công, mật độ sâu, côn trùng quá nhiều. Dùng thuốc hóa học sẽ nhanh chóng tiêu diệt chúng khỏi ruộng, giảm bớt, số lượng gây hại.

🚨 Cảnh báo: Tuy thuốc hóa học mang ưu điểm vượt trội về khả năng tiêu diệt sâu bệnh nhanh chóng, nhưng nếu sử dụng quá liều, lạm dụng quá quá mức đây chính là nguyên nhân hàng đầu gây ô nhiễm môi trường, tồn đọng chất hóa học nguy hiểm và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.

Thuốc sinh học Mebe Pa giúp xử lý triệt để các loại sâu bệnh hại trên cây lúa

Tổng hợp các loại sâu bệnh hại lúa và Cách phòng trừ
Mebe Pa (Chuyên lúa) được rất nhiều bà con sử dụng để xử lý triệt để các loại sâu bệnh tấn công trên ruộng lúa

Khi các loại sâu hại lúa xuất hiện việc áp dụng các biện pháp canh tác vẫn chưa đủ, mà cũng quá lạm dụng vào thuốc hóa học vì những tác hại mà loại thuốc này gây ra rất nguy hiểm, Chính vì vậy, việc sử dụng thuốc sinh học là hướng đi an toàn và bền vững, vừa vừa giúp kiểm soát hiệu quả các loại sâu bệnh hại lúa vừa không ảnh hưởng đến thiên địch hay sức khỏe con người.

Trong số các loại chế phẩm sinh học chuyên trị sâu, côn trùng gây hại cho lúa trên thị trường, thì Mebe Pa là sản phẩm được nhiều nhà vườn tin dùng và mang lại hiệu quả tốt.

Thành phần thuốc trị các loại sâu gây hại cho cây lúa Mebe Pa

Bacillus Thuringiensis: 1×10⁸ CFU/g.

Metarhizium sp: 1×10⁵ CFU/g.

Beauveria sp: 1×10⁵ CFU/g.

✅ Ngoài ra, còn có sự tham gia của một số loại vi sinh vật có lợi như nấm xám Verticillium sp, nấm tím Paecilomyces sp, virus Nucleo Polyhedrosis (NPV) và các hoạt chất sinh học chuyên biệt có khả năng kiểm soát sâu bệnh hiệu quả.

Công dụng thuốc trị các loại sâu bệnh trên cây lúa Mebe Pa

✅ Vi khuẩn Bacillus thuringiensis (Bt) tiết ra tinh thể protein có độc tính cao đối với sâu hại, khiến chúng ngừng ăn và chết sau 2–3 ngày xử lý.

✅ Các loại nấm ký sinh như Metarhizium spp. và Beauveria spp. có khả năng xâm nhập, lan truyền nhanh và tiêu diệt hiệu quả nhiều đối tượng gây hại như rầy nâu, phấn trắng, sâu cuốn lá, nhện gié, bọ trĩ, muỗi hành… từ giai đoạn trứng đến con trưởng thành.

✅ Ngoài ra, các hợp chất sinh học và virus NPV còn giúp tiêu diệt nhanh nhiều loại sâu bệnh, mang lại hiệu quả phòng trừ rõ rệt.

✅ Điểm nổi bật là các chế phẩm sinh học này an toàn với thiên địch và hệ sinh thái đồng ruộng, duy trì hiệu quả lâu dài.

Hướng dẫn dùng thuốc trị các loại sâu bệnh hại cây lúa

Phun trị các loại sâu bệnh hại lúa: Hòa tan 100g chế phẩm vào 100 – 200 lít nước, sau đó phun đều khắp thân và lá cây. Nên lặp lại việc phun cách mỗi 3 – 5 ngày, tùy thuộc vào mức độ và mật độ sâu hại trên đồng ruộng.

Phun phòng các loại sâu bệnh hại lúa: Hòa tan 100g chế phẩm vào 200 – 400 lít nước, sau đó phun đều khắp thân và lá cây. Định kỳ từ 10 – 20 ngày/lần (phun từ 3 – 5 lần/vụ).

Qua bài viết hôm nay, chúng tôi hy vọng có thể giúp người dân nhận biết được các loại sâu bệnh hại lúa và đưa ra các biện pháp phòng trừ kịp thời. Thêm vào đó, bà con có thể xem thêm thông tin tại website: nguyenlieusinhoc.com hoặc liên hệ Hotline: 0932 690 312 – 028 8889 7322 để được hỗ trợ thêm nhé.

Sản phẩm được đề xuất cho bài viết này

- Vi khuẩn Bt sản sinh tạo tinh thể gây độc cho các loại sâu hại sau 2-3 ngày phun.…
5.00 out of 5
130.000VND
Mua ngay This product has multiple variants. The options may be chosen on the product page

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *