Mebe Pa – Đánh bay sâu, rầy, bọ trĩ, muỗi hành ở cây lúa
130.000VND
– Vi khuẩn Bt sản sinh tạo tinh thể gây độc cho các loại sâu hại sau 2-3 ngày phun.
– Nấm ký sinh Beauveria và Metarhizium,… ức chế, lây lan và gây chết nhiều loại sâu, côn trùng gây hại như: Rầy nâu, phấn trắng, sâu cuốn lá, nhện gié, bọ trĩ, muỗi hành,… từ trứng, ấu trùng cho đến những con đã trưởng thành.
– Hoạt chất sinh học và NPV tiêu diệt nhanh nhiều loại sâu hại.
– Hiệu quả bền vững, không gây chết các loài thiên địch.
Thông tin sản phẩm
Kích thước chữ
Thuốc trừ sâu hại lúa Mebe Pa được nhiều bà con nông dân tin tưởng và sử dụng để tiêu diệt dứt điểm các loại sâu gây hại trên ruộng lúa.
Sản phẩm được đội ngũ kỹ sư nông nghiệp tại Sinh Học AQ nghiên cứu và điều chế thành công với những hợp chất hữu cơ, vi sinh có lợi, nên có hiệu quả vượt trội trong việc xua đuổi và tiêu diệt dứt điểm các loại sâu bệnh mà không hại đến chất lượng lúa và năng xuất thu hoạch của vụ mùa.
Trong bài viết dưới đây AQchia sẻ đến quý bà con cách nhận diện các loại sâu bệnh gây hai trên ruộng lúa cũng như cách phòng trừ sâu hại cây lúa hiệu quả và an toàn để có một mùa vụ bội thu nhé.
Nội dung bài viết
ToggleTìm hiểu về thuốc trừ sâu hại
Trong quá trình canh tác ruộng lúa, các loại sâu hại luôn là nỗi lo lắng của nhiều bà con nông dân. Chúng gây hại không chỉ làm ảnh hưởng đến năng suất của mùa vụ mà còn gây giảm sút chất lượng gạo.
Một số loài sâu hại phổ biến trên ruộng lúa như: sâu cuốn lá, sâu đục thân, rầy nâu, rầy lưng trắng, bọ trĩ,… Chúng tấn công cây lúa bằng cách ăn lá lúa, hút nhựa cây, đục thân làm giảm khả năng quang hợp và phát triển của cây lúa. Những loài sâu hại này thường phát triển mạnh và sinh sôi nhiều vào mùa mưa hoặc vào thời điểm có độ ẩm cao.
Để phòng trừ hiệu quả các loại sâu bệnh bà con cần tìm hiểu và sử dụng các loại thuốc trừ sâu trên cây lúa phù hợp để bảo vệ đồng ruộng và đảm bảo mùa được được bội thu.
Nguyên nhân khiến các loại sâu hại thường xuất hiện trên ruộng lúa
Việc các loài sâu hại thường xuyên xuất hiện và gây hại trên đồng ruộng thì không phải là do ngẫu nhiên mà có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau như:
Do điều kiện thời tiết
➡️ Khi đồng ruộng có thời tiết ấm áp và ẩm ướt là điều kiện lý tưởng để các loại sâu hại bùng phát và sinh sôi nhanh chóng.
➡️ Trời mưa nhiều khiến đồng ruộng ngập úng làm cho các loại sâu bệnh dễ tấn công vào cây lúa hơn.
Do phương pháp canh tác
➡️ Việc gieo trồng liên tục mà không có thời gian nghỉ hợp lý giữa các vụ sẽ là cho sâu bệnh dễ dàng quay lại tấn công trên đồng ruộng.
➡️ Nếu mật độ gieo sạ quá dày đặc, thì sẽ khiến không khí trong ruộng sẽ lưu thông kém, tạo ra môi trường ẩm ướt, khiến sâu bệnh dễ gây hại hơn.
➡️ Việc bón phân không cân đối, không phù hợp với từng giai đoạn phát triển thì cây lúa sẽ suy yếu đi, từ đó sâu bệnh cũng dễ tấn công hơn.
➡️ Ngoài ra, nếu bà con không vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, trên ruộng vẫn còn gốc rạ, lá khô, cỏ dại thì sẽ giúp tạo ra nơi trú ẩn và sinh sôi của các sâu hại.
Do lạm dụng thuốc hóa học
➡️ Việc lạm sử dụng các loại thuốc hóa học để phòng trừ các loại nấm bệnh, côn trùng gây hại sẽ vô tình làm bề mặt đất ruộng bị suy yếu, kém dinh dưỡng và vô tình tiêu diệt hết thiên địch, việc này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các loại sâu hại sinh sôi và gây hại mạnh hơn.
Tổng hợp các loại sâu gây hại trên cây lúa
Dưới đây, chúng tôi đã tổng hợp lại một số sâu bệnh thường xuất hiện trên ruộng lúa và dấu hiệu nhận biết của mỗi loài.
Sâu cuốn lá nhỏ
▶️ Vòng đời sâu cuốn lá nhỏ kéo dài từ 30 – 35 ngày, trải qua các giai đoạn từ trứng, sâu non, nhộng, đến thành trùng. Sâu trưởng thành có thân hình màu vàng nâu, mép cánh trước màu nâu đen.
▶️ Dấu hiệu nhận biết sâu cuốn lá nhỏ xuất hiện trên đồng ruộng: Loài sâu hại này cạp phần nhu mô làm để lại lớp biểu bì trắng dọc theo gân lá. Sâu cuốn lá thành hình ống và trú ẩn vào bên trong.
▶️ Ruộng lúa bị tấn công mạnh vào giai đoạn đòng trổ, gây ảnh hưởng đến năng suất mùa vụ và tăng tỷ lệ hạt lép.
Sâu đục thân 2 chấm
▶️ Sâu non có màu trắng sữa, hoặc vàng nhạt, thường nằm trong thân lúa. Con trưởng thành với thân màu nâu vàng nhạt, cánh trước có 1 chấm đen ở giữa và chùm lông vàng nhạt ở cuối (thấy rõ trên con cái).
▶️ Dấu hiệu nhận biết sâu đục thân 2 chấm xuất hiện: Trong một vụ mùa có thể có 3 đợt sâu non tấn công trên ruộng lúa đó là:
- Thời kỳ mạ: Chúng sẽ đục thân qua bẹ phía ngoài vào đến nõn giữa, cắn phá làm cho dảnh lúa bị héo đi.
- Thời kỳ lúa đẻ nhánh: Sâu dục vào phần dưới của thân, chúng tấn công khiến lá có màu xanh đậm, chuyển dần sang màu vàng và héo khô đi.
- Thời kỳ lúa sắp trổ: Sâu đục thân 2 chấm tấn công qua lá bao của đòng chui và chui vào giữa rồi bò xuống dưới cắt đứt các mạch dẫn dinh dưỡng làm cho bông lúa bị lép trắng.
Sâu phao
▶️ Sâu non lúc mới nở sẽ có thân màu trắng, đầu vàng nhạt và thân sẽ chuyển sang màu xanh lục trong suốt khi chúng dần lớn lên.
▶️ Thành trùng có cánh dài 15mm. Sau khi nở sâu phao ưa thích ăn phần mặt dưới của lá và có thể buông mình cho phao rơi xuống mặt nước hoặc di chuyển sang cây khác.
▶️ Dấu hiệu nhận biết sâu phao trên đồng ruộng: Sâu phao sẽ xuất hiện trên ruộng lúa có nhiều nước và tấn công ở giai đoạn lúa dưới 30 ngày sau sạ.
▶️ Sâu non cắn các mô non trên lá, làm lá bị thủng, bị rách từ hai bên mép theo hình răng cưa.
▶️ Đến 3 tuổi thì chúng bắt đầu đục vào thân cây lúa, khiến lúa bị héo vàng, thân bị chết, cây thấp lùn, phát triển kém, lâu dài thì chết toàn bộ.
Rầy nâu
▶️ Rầy non màu nâu vàng khi chúng được 2 – 3 tuổi, và khi trưởng thành thường sẽ tập trung từng đám ở thân cây lúa, với hình dạng rầy thường có cánh ngắn hoặc dài.
▶️ Dấu hiệu nhận biết rầy nâu xuất hiện trên đồng ruộng: Rầy nâu thường bám sát trên thân cây lúa, bám sát mặt nước, chúng thường chích hút dịch trong cây lúa để sống và hoàn thiện vòng đời. Khi mật độ rầy nâu cao thì cây lúa sẽ bị chết và có màu vàng rơm (cháy rầy).
Rầy lưng trắng
▶️ Con trưởng thành có màu đen nâu với dải trắng ở giữa lưng. Chúng thích ánh sáng từ đèn, có khả năng di chuyển đến ruộng lúa nhanh chóng vào lúc trăng tròn.
▶️ Dấu hiệu nhận biết rầy lưng trắng: Rầy lưng trắng trưởng thành và non đều hút nhựa của cây lúa từ dảnh và lá lúa.
▶️ Chúng thường gây hại vào giai đoạn lúa trổ bông, khiến số lượng bông và chiều dài bông bị giảm sút, hạt lúa bị lép, làm chậm quá trình chín.
Bọ trĩ
▶️ Con trưởng thành có màu đen hoặc nâu, kích thước cơ thể từ 1 – 2 mm, chúng di chuyển rất nhanh nhẹn và thường bò cong bụng trên mặt lá. Bọ trĩ gây hại khi lúa ở giai đoạn mạ và lúa hồi xanh, đẻ nhánh.
▶️ Dấu hiệu nhận biết bọ trĩ xuất hiện trên ruộng lúa: Bọ trĩ thường gây hại khi cây lúa còn non, thời điểm khô hạn chúng sẽ phát sinh nặng hơn.
Tác hại do không sớm phòng trừ sâu bệnh trên ruộng lúa gây ra
Nếu bà con không thường xuyên thăm đồng ruộng và phát hiện sớm các loại sâu bệnh thì có thể gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng, gây ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng của mùa màng. Dưới đây là một số tác hại chính do sâu bệnh gây ra như:
❌ Làm giảm năng suất của mùa vụ, nếu không được kiểm soát kịp thời thì sâu bệnh sẽ tấn công mạnh trên đồng ruộng, chúng ăn lá, hút nhựa, đục thân, làm cho cây trồng bị suy yếu hoặc chết đi.
❌ Hạt lúa bị lép nhiều, nhỏ, chất lượng gạo kém, gây ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của bà con nông dân.
❌ Trong trường hợp, các loại sâu bệnh bùng phát nặng thì bà con có thể bị mất trắng mùa vụ.
❌ Các loại sâu bệnh có khả năng sinh sôi và lây lan nhanh chóng, gây hại trên toàn diện rộng.
❌ Nếu không kiểm soát kỹ thì trứng của sâu bệnh có thể còn tồn dư lại trong đất trồng và tàn dư của cây, có thể gây hại đến các vụ mùa kế tiếp.
Biện pháp canh tác phòng trừ sâu hại trên lúa đơn giãn mà hiệu quả cao
Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc trừ sâu hại trên lúa thì bà con cần có kết hợp thêm các biện pháp canh tác để xử lý dứt điểm các loài sâu hại trên ruộng lúa nhé.
✅ Khi canh tác, bà con nên lựa chọn những loại giống khỏe mạnh, chất lượng, có sức chống chịu tốt trước điều kiện thời tiết khắc nghiệt và sâu bệnh gây hại.
✅ Khi gieo sạ, bà con cần gieo với mật độ hợp lý, gieo theo hàng để dễ chăm sóc ruộng lúa, dễ phát hiện và xử lý sâu bệnh.
✅ Sau mỗi mùa vụ bà con cần cày sâu, lật gốc rạ và phơi ải đất để tiêu diệt dứt điểm trứng của các loại sâu, nhộng còn sót lại trong đất.
✅ Bà con có thể đốt hoặc sử dụng các chế phẩm sinh học để phân hủy gốc rạ giúp loại bỏ nơi cư trú của sâu bệnh.
✅ Đảm bảo giữ lượng nước trong ruộng phù hợp, không để quá khô hoặc bị ngập úng, vì nếu ngập úng nặng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các loài sâu bệnh phát triển và gây hại.
✅ Tháo nước ra khỏi đồng ruộng trong giai đoạn bón phân hoặc khi phát hiện sâu bệnh để hạn chế môi trường sinh sôi của sâu hại.
✅ Vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, loại bỏ cỏ dại, tàn dư của thực vật để đồng ruộng được thông thoáng, để sâu bệnh tấn công và thường xuyên luân canh cây trồng để cải thiện độ phì nhiêu cho đất ruộng.
✅ Sử dụng các loại phân bón hữu cơ, các loại phân vi sinh để bổ sung các dưỡng chất cho ruộng lúa, hạn chế bón nhiều phân đạm vì sẽ làm cây lúa non yếu, dễ bị sâu bệnh tấn công.
✅ Có thể sử dụng các loại thiên địch như: ong ký sinh, bọ rùa, nhện và ếch để kiểm soát sâu bệnh tự nhiên hoặc sử dụng các loại bẫy như: bẫy đèn, bẫy pheromone để thu hút sâu trưởng thành và tiêu diệt trước khi chúng sinh sôi.
✅ Thường xuyên kiểm tra ruộng để phát hiện sớm các dấu hiệu gây hại của sâu bệnh và có biện pháp xử lý hiệu quả.
Giới thiệu về thuốc trừ sâu hại lúa Mebe Pa hiệu quả nhanh, an toàn cho cây
Dòng sản phẩm sinh học phòng trừ sâu bệnh trên lúa Mebe Pa (chuyên lúa) được nhiều bà con nông dân lựa chọn để trị dứt điểm các loại sâu hại trên ruộng lúa mà không làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của mùa vụ. Mời bà con cùng theo dõi những nội dung dưới đây để hiểu rõ hơn về sản phẩm Mebe Pa chuyên dùng cho lúa nhé.
Thành phần thuốc trừ sâu trên cây lúa Mebe Pa
- Bacillus Thuringiensis: 1×10⁸ CFU/g.
- Metarhizium sp: 1×10⁵ CFU/g.
- Beauveria sp: 1×10⁵ CFU/g.
- Ngoài ra còn có các loại nấm xám – Verticillium sp, nấm tím – Paecilomyces sp,… Nucleo Pohedrosis virus (NPV), hoạt chất sinh học đặc hiệu.
Công dụng thuốc trừ sâu trên cây lúa Mebe Pa
- Vi khuẩn Bt sản sinh tạo tinh thể gây độc cho các loại sâu hại sau 2-3 ngày phun.
- Nấm ký sinh (Metarhizium và Beauveria…) ức chế, lây lan và gây chết nhiều loại sâu, côn trùng gây hại như: Rầy nâu, phấn trắng, sâu cuốn lá, nhện gié, bọ trĩ, muỗi hành,… từ trứng, ấu trùng cho đến con đã trưởng thành.
- Hoạt chất sinh học và NPV tiêu diệt nhanh nhiều loại sâu hại.
- Hiệu quả bền vững, không gây chết các loài thiên địch.
Hướng dẫn sử dụng thuốc trừ sâu trên cây lúa Mebe Pa
- Khi xuất hiện sâu, côn trùng: Gói 100g hòa với 100-200 lít nước, phun kỹ toàn bộ thân, lá, phun 3-5 ngày/lần (tùy theo mật độ, áp lực sâu hại).
- Phòng trừ sâu và côn trùng: Gói 100g hòa với 200-400 lít nước, phun kỹ toàn bộ thân, lá, phun định kỳ 10-20 ngày/lần (3-5 lần/vụ).
- Sản phẩm sinh học có thể đáp ứng kỹ thuật phun máy bay.
Lưu ý khi sử dụng thuốc trừ sâu hại lúa Mebe Pa
- Sản phẩm có thể pha cùng với các loại phân bón, sản phẩm sinh học và thuốc BVTV khác. Thời gian cách ly 3 ngày.
- An toàn với con người và động vật, hoàn toàn thân thiện với môi trường.
- Bảo quản nơi khô ráo và thoáng mát, đặc biệt nên đặt tránh xa tầm tay trẻ em.
Kinh nghiệm chọn mua thuốc trừ sâu hại lúa uy tín, giá tốt
▶️ Trước khi lựa chọn sản phẩm thuốc trừ sâu hại trên lúa thì bà con cần kiểm tra kỹ thân, lá, rễ cây lúa để xác định chính xác loại sâu bệnh đang gây hại.
▶️ Ưu tiên sử dụng các loại sản phẩm của các công ty uy tín, chất lượng, có đầy đủ các giấy tờ kinh doanh và giấy được phép lưu hành sản phẩm của cục BVTV.
▶️ Tìm hiểu kỹ về liều lượng phun trên ruộng và thời gian cách ly để đảm bảo diệt sạch sâu hại trên lúa.
▶️ Tham khảo ý kiến của các kỹ sư nông nghiệp để lựa chọn được các sản phẩm phù hợp trên đồng ruộng nhà mình.
Mua thuốc đặc trị sâu hại lúa ở đâu uy tín, giá tốt?
Hiện nay, bà con có thể tìm thấy rất nhiều loại thuốc trừ sâu hại cây lúa từ nhiều đơn vị khác nhau trên thị trường thuốc BVTV. Tuy nhiên, để nhà vườn chọn được đơn vị uy tín, phân phối sản phẩm chất lượng cùng các mức giá, ưu đãi tốt nhất, mọi người nên tìm hiểu kỹ càng trước khi đưa ra quyết định mua hàng.
Thuốc trừ sâu cây lúa Mebe Pa do các kỹ sư của Công Ty Cổ Phần Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ nghiên cứu và điều chế ra, đã trải qua kiểm định nghiêm ngặt và được cấp phép lưu hành bởi Cục BVTV. Hiện tại, Sản phẩm Mebe Pa (chuyên lúa) được rất nhiều bà con nông dân trên cả cả tin tưởng và sử dụng. Nhờ có hiệu quả vượt trội nên Mebe Pa (chuyên lúa) sẽ là người bạn đồng hành tốt nhất cho quý nhà nông, giúp bà con vững tin canh tác và có được một mùa vụ bội thu.
Trên đây là những thông tin chi tiết về sản phẩm thuốc trừ sâu hại lúa Mebe Pa cũng như các biện phương canh tác giúp phòng ngừa sâu bệnh trên đồng ruộng hiệu quả mà SInh Học AQ muốn chia sẻ đến quý bà con. Nếu còn những thắc mắc hãy liên hệ trực tiếp với kỹ sư của chúng tôi qua số Hotline: 028 8889 7322 hoặc 0981 355 180 để được tư vấn báo giá trong thời gian sớm nhất nhé.
1 đánh giá cho Mebe Pa – Đánh bay sâu, rầy, bọ trĩ, muỗi hành ở cây lúa
Chưa có đánh giá nào.
Hãy là người đầu tiên nhận xét “Mebe Pa – Đánh bay sâu, rầy, bọ trĩ, muỗi hành ở cây lúa” Hủy
Sản phẩm tương tự
Bạn vui lòng nhập đúng số điện thoại để chúng tôi sẽ gọi xác nhận đơn hàng trước khi giao hàng. Xin cảm ơn!
Đánh giá trung bình
Đánh giá khách hàng
Kiều Oanh –