Sâu phao hại lúa: Dấu hiệu và Cách phòng trừ triệt để
Kích thước chữ
Sâu phao hại lúa là một trong những đối tượng gây hại đáng lo ngại trên đồng ruộng, đặc biệt vào giai đoạn lúa đẻ nhánh đến làm đồng. Loài sâu này chúng sẽ ăn lá, khiến lá bị quản lại, giảm khả năng quang hợp và ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất. Nếu không nhận diện sớm và áp dụng biện pháp phòng trừ kịp thời, sâu phao có thể bùng phát trên diện rộng và gây thiệt hại nặng nề. Qua bài viết này, Sinh học AQ sẽ giúp bà con nhận diện loài sâu phao, cũng như có hướng xử lý phù hợp.
Tổng quan về loài sâu phao hại lúa

Sâu phao hại lúa là công trùng hại lúa, thường xuất hiện nhiều vào mùa mưa hoặc khi thời tiết ẩm ướt. Loài này có tên khoa học là Nymphula depunctalis Guenee, loại này cực kỳ ưa thích môi trường có nước, vì vậy xu hướng gây hại của chúng thường ở những ruộng giữ nước liên tục, không được chăm sóc thường xuyên.
Sâu phao gây hại lúa là gì?
Sâu phao là tên gọi phổ biến của loài sâu non thuộc nhóm côn trùng hại lúa, thường xuất hiện nhiều vào mùa mưa hoặc khi thời tiết ẩm ướt. Chúng có tập tính ăn lá, cuốn lá lại thành ống để trú ngụ, gây hiện tượng lá lúa bị quăn, khô dần và giảm khả năng quang hợp. Khác với sâu cuốn lá, sâu phao thường để lại lớp chất nhầy như sáp và gây hại mạnh vào giai đoạn lúa đang phát triển thân và lá.
Tập tính và thời điểm gây hại của sâu phao trên lúa
▶️ Sâu non sâu phao tuổi 1 – 2 cắn phá lá lúa, ăn dần phần thịt xanh trên lá tạo ra các mảng khuyết trắng. Khi đã ăn no, chúng sẽ nhả tơ kết mép lúa thành dạng ống. Khác với sâu năn, sâu phao sẽ cắn đứt hai đầu lá lúa tạo thành phao để di chuyển đến những cây lúa khỏe mạnh khác.
▶️ Bà con để ý ở những tép lúa có những “ống hành” ngả xuống là dấu hiệu sâu phao hại lúa đã ăn no và chuẩn bị gây hại tiếp.
▶️ Thời điểm sâu phao gây hại mạnh nhất là từ giai đoạn lúa đẻ nhánh đến làm đòng, đặc biệt trong điều kiện thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều – môi trường lý tưởng để trứng sâu nở nhanh và sâu non phát triển. Sâu phao có thể xuất hiện quanh năm, nhưng thường bùng phát thành dịch vào đầu và giữa mùa mưa.
▶️ Đa phần sâu phao sẽ gây hại vào ban đêm, đặc biệt vào những ngày thời tiết mát mẻ, trời râm mát thì tần suất cắn phá có thể kéo dài cả ngày.
Đặc điểm hình dáng và vòng đời của sâu phao hại lúa

Sâu phao thường sẽ tấn công những ruộng lúa trong giai đoạn đẻ nhánh, lúa mọc thưa tạo điều kiện cho sâu bệnh di chuyển và cắn phá. Thời kỳ lúa làm đòng sâu phao giảm xuống do nguồn thức ăn không đáp ứng. Vòng đời của sâu phao đục bẹ lúa từ 28 – 42 ngày, trải qua 4 giai đoạn cơ bản: trứng – ấu trùng – nhộng – pha trưởng thành.
Trứng: 3 – 5 ngày
- Trứng sâu phao hình tròn hơi dẹp. Ban đầu có màu trắng trong suốt, sau đó chuyển sang vàng nhạt.
- Trứng được đẻ theo cụm thành 2 hàng trên bẹ lúa hoặc mặt dưới lá lúa.
Ấu trùng: 20 – 30 ngày
- Ấu trùng sâu phao (sâu non) là đối tượng gây hại chính trên cây lúa.
- Lúc mới nở, sâu non có màu trắng ngà, đầu màu nâu. Từ tuổi 2 – 4, sâu non chuyển sang màu vàng, độ dài cơ thể từ 12 – 13mm. Ở tuổi 5 cơ thể sâu non có màu vàng sậm, đầu đen, thân mập mạp và dài 16 – 18mm.
- Sâu phao hại lúa sẽ tạo ra những cái “phao” từ lá lúa để làm nguồn thức ăn, cũng như phương tiện di chuyển đến gây hại những cây lúa khác.
Nhộng: 7 – 15 ngày
Nhộng sâu phao bò xuống gần gốc lúa sát mặt nước ruộng, bịt kín hai đầu phao và dính chặt với thân cây lúa để vũ hóa. Màu sắc từ trắng ngà chuyển thành nâu sậm
Trưởng thành: 2 – 4 ngày
Cánh bướm màu trắng tuyết với những đốm nâu nhạt nhiều hình thù, nằm rải rác trên cánh. Mặt trước cánh có vằn ngang màu da cam và 2 chấm, mặt sau cánh có 1 chấm màu đen.
Các triệu chứng khi sâu phao hại lúa mới xuất hiện trong ruộng
Trước khi sâu phao xuất hiện gây hại rõ rệt, nông dân có thể phát hiện sớm qua một số dấu hiệu cảnh báo sau:
➡️ Xuất hiện bướm nhỏ màu nâu xám bay nhẹ quanh ruộng vào chiều tối hoặc ban đêm, đây là lúc sâu trưởng thành đang tìm nơi đẻ trứng.
➡️ Mặt dưới lá non có đốm trắng li ti hoặc chấm nhỏ màu vàng nhạt, dấu hiệu này cho thấy đây là trứng sâu mới đẻ, thường tập trung ở phần lá gần ngọn.
➡️ Cánh đồng có thời tiết nóng ẩm, mưa rào xen nắng nhẹ nhiều ngày liên tiếp tạo điều kiện lý tưởng để sâu nở nhanh và phát triển mạnh.
➡️ Một số lá bắt đầu co nhẹ ở đầu chóp nhưng chưa cuốn hẳn, là giai đoạn sâu non mới nở bắt đầu ăn mặt dưới lá.
➡️ Thiên địch tự nhiên như bọ xít, kiến ba khoang hoặc nhện bắt mồi xuất hiện nhiều hơn, đây có thể là phản ứng sinh học khi mật độ côn trùng hại tăng.
Dấu hiệu nhận biết sâu phao hại lúa
➡️ Ruộng lúa bị sâu phao tấn công thường có các lá non bị quăn lại, cong phồng như hình ống, đây chính là nơi sâu non cư trú, ăn lá, không chỉ vậy sâu phao đục bẹ lúa. Quan sát kỹ sẽ thấy bên trong lá cuốn có chất nhầy và phân sâu màu đen.
➡️ Lá bị hại thường khô cháy ở phần chóp, mất màu xanh tự nhiên, khiến cây sinh trưởng chậm, còi cọc. Mật độ sâu cao có thể khiến cả ruộng lúa trông như bị “cháy nắng” do lá bị ăn trụi lớp biểu bì. Đây là những dấu hiệu đặc trưng để phân biệt sâu phao với các loại sâu khác như sâu cuốn lá hay sâu đục thân.
Quá trình gây hại của sâu phao trên cây lúa

Sâu non sâu phao tuổi 1 – 2 cắn phá lá lúa, ăn dần phần thịt xanh trên lá tạo ra các mảng khuyết trắng. Khi đã ăn no, chúng sẽ nhả tơ kết mép lúa thành dạng ống. Khác với sâu năn, sâu phao sẽ cắn đứt hai đầu lá lúa tạo thành phao để di chuyển đến những cây lúa khỏe mạnh khác.
Bà con để ý ở những tép lúa có những “ống hành” ngả xuống là dấu hiệu sâu phao hại lúa đã ăn no và chuẩn bị gây hại tiếp.
Đa phần sâu phao sẽ gây hại vào ban đêm, đặc biệt vào những ngày thời tiết mát mẻ, trời râm mát thì tần suất cắn phá có thể kéo dài cả ngày.
Tác hại của sâu phao hại lúa gây ra hậu quả gì?
- Với khả năng tự di chuyển và gây bệnh cho cây lúa khác, mật độ sâu phao tăng mạnh khiến cây lúa bị lùn, phát triển kém do lá không thể tổng hợp chất diệp lục.
- Trường hợp nhẹ vẫn có thể cứu được ruộng, cây lúa vẫn đâm chồi trổ bông nhưng sẽ muộn hơn so với những phần lúa khỏe mạnh khác trong ruộng từ 7 – 10 ngày do những ảnh hưởng từ sâu phao hại lúa.
- Nặng hơn là thân lúa xuất hiện nhiều vết thủng, gốc thối nhũn do úng nước, chết thành từng vạt lớn khiến ruộng trở nên thưa thớt.
Các biện pháp canh tác phòng trừ sâu phao hại lúa không cần dùng thuốc

Không cần đến thuốc phun điều trị, bà con vẫn có thể chủ động phòng và diệt sâu phao hại lúa bằng các biện pháp canh tác thông minh, an toàn và hiệu quả. Dưới đây là những cách làm thực tế, dễ áp dụng ngay trên đồng ruộng bà con nên tham khảo.
Gieo sạ đúng thời điểm
✅ Việc gieo sạ đúng thời điểm không chỉ giúp cây lúa sinh trưởng khỏe mạnh mà còn là biện pháp tự nhiên hiệu quả để phòng ngừa sâu phao mà không cần dùng thuốc. Bởi sâu phao thường phát triển mạnh vào các đợt nhiệt độ cao, độ ẩm lớn – đặc biệt là giai đoạn đầu và giữa mùa mưa.
✅ Miền Tây Nam Bộ: Nên gieo sạ từ đầu đến giữa tháng 11, khi thời tiết đã chuyển sang se lạnh, khô ráo hơn. Đây là thời điểm sâu phao bắt đầu suy giảm mật độ sau mùa mưa.
✅ Miền Trung và miền Bắc: Tránh gieo sớm vào đầu vụ xuân, nhất là trong điều kiện mưa phùn, ẩm thấp – rất dễ trùng với đợt sâu nở trứng và phát triển rầm rộ.
📢 Mẹo: Cần kết hợp “Né rầy – né sâu” bằng cách không gieo đồng loạt cả vùng. Tức là thay vì sạ ồ ạt trong cùng 1 – 2 ngày, bà con nên chia nhỏ thời điểm gieo sạ thành từng đợt xạ, mỗi lần cách nhau từ 7 – 10 ngày. Cách làm này giúp phá vỡ chu kỳ phát triển của sâu phao, khiến chúng không thể đẻ trứng trùng lứa với giai đoạn lúa non.
Vệ sinh đồng ruộng kỹ càng trước và sau vụ
✅ Sâu phao có thể tồn tại ở nhiều dạng như nhộng, trứng hoặc ấu trùng non trong lớp đất mặt, rơm rạ và các tàn dư cây trồng. Nếu không xử lý triệt để ngay từ đầu vụ, đây sẽ là nơi lý tưởng để sâu phát triển bùng phát ở vụ tiếp theo.
✅ Cày vùi toàn bộ gốc rạ, thân cây còn sót lại sau thu hoạch: Việc này giúp phá hủy nơi trú ẩn, đồng thời làm gián đoạn chu kỳ phát triển của sâu. Sau đó, để ruộng phơi đất khô ít nhất 7 ngày nhằm tiêu diệt trứng và nhộng nằm sát mặt đất.
✅ Xả nước phèn nhẹ (nếu có): Khi mực nước được giữ ngập nhẹ 3–5 cm trong vài ngày, kết hợp với tính axit tự nhiên của nước phèn sẽ giúp tiêu diệt nhộng và sâu non nằm sâu dưới mặt ruộng mà biện pháp khô hạn không xử lý tới được.
📢 Mẹo: Dùng lưới kéo sạch bùn đáy ruộng trước vụ gieo sạ. Lớp bùn vào mùa nước cuối vụ thường sẽ tích tụ trứng sâu và xác nhông, nếu để lớp bùn này lại sẽ tạo điều kiện cho sâu phát triển ngay khi lúa non mọc. Cách làm này không chỉ loại bỏ trứng, nhộng sâu phao mà con giúp gom rơm mục, vỏ cây, vỏ ốc, tàn dư thực vật có nguy cơ gây bệnh.
Giữ mực nước hợp lý
✅ Sâu phao non có sức kháng nước rất kém, dễ bị ngạt và chết khi tiếp xúc với nước trong thời gian dài. Do đó, tận dụng mực nước trong ruộng là một cách tự nhiên và hiệu quả để khống chế sâu non, hạn chế sâu trưởng thành tiếp tục sinh sản.
✅ Khi phát hiện dấu hiệu có sâu phao, bà con nên duy trì mực nước từ 3–5 cm trên mặt ruộng. Mực nước ổn định sẽ giúp làm ngập trứng sâu nằm sát gốc lúa hoặc bề mặt đất, khiến chúng bị úng và không thể nở.
✅ Trường hợp mật độ sâu cao, nên áp dụng kỹ thuật “nhấn nước”: Bơm nước vào ruộng cho ngập đều trong vòng 2–3 ngày liên tục, sau đó tháo cạn toàn bộ nước để rửa trôi xác sâu, trứng và chất bẩn. Đây là cách làm an toàn, không ảnh hưởng đến lúa nhưng lại cực kỳ hiệu quả trong giai đoạn sâu non mới nở.
📢 Mẹo: Bà con tiến hành tháo nước vào buổi chiều và bơm lại vào lúc sáng sớm hôm sau để gây sốc nhiệt khiến trứng và sâu non chết hàng loạt.
Trồng xen cây xua đuổi sâu và luân canh sinh học
✅ Một số loài cây có tinh dầu thơm mạnh như húng quế, tía tô, hoa vạn thọ, cúc ngũ sắc… khi trồng xen ven ruộng có thể làm rối loạn hướng bay, gây nhiễu tín hiệu định vị của sâu trưởng thành, khiến chúng không tìm được nơi đẻ trứng.
✅ Trồng xen ven ruộng: Trồng cây có mùi mạnh theo hàng lối sát bờ ruộng. Các loài như: Húng quế, tía tô có mùi nồng, dễ trồng, sinh trưởng nhanh. Hoa vạn thọ, cúc ngũ sắc không chỉ xua đuổi sâu mà còn thu hút thiên địch như ong ký sinh, bọ xít.
✅ Luân canh vụ ngắn xen canh vụ lúa: Ví dụ: sau một vụ lúa, có thể trồng vụ rau ngắn ngày (cải, đậu, mè…), giúp ngắt chuỗi phát triển liên tục của sâu phao, làm sâu không có môi trường ổn định để sinh sản.
📢 Mẹo: Ưu tiên chọn giống cây dễ chăm, ít sâu bệnh, thu hoạch trong 25–40 ngày để vừa xua sâu hiệu quả vừa tạo thêm nguồn thu phụ (bán rau, hoa, hạt giống…).
Dùng bẫy đèn thủ công để bắt sâu trưởng thành ban đêm
✅ Sâu phao trưởng thành bị thu hút mạnh bởi ánh sáng, nhất là ánh sáng trắng hoặc xanh dương. Bà con có thể tự chế bẫy đèn đơn giản tại nhà để thu hút và tiêu diệt sâu mà không cần thuốc.
✅ Cách làm: Sử dụng chai nhựa 1,5 lít hoặc xô nhỏ, đặt đèn bên trên, treo bẫy này cách mặt nước 30 – 40cm.
✅ Thời điểm đặt bẫy tốt nhất: từ 18h đến 23h, là khung giờ sâu bay ra giao phối và tìm nơi đẻ trứng.
📢 Mẹo: Thêm vào chai một ít nước pha xà phòng loãng hoặc vài giọt dầu ăn – khi sâu rơi vào sẽ không thể bám thoát ra và chết nhanh hơn.
Bảo vệ thiên địch tự nhiên của sâu phao
✅ Trong tự nhiên, có nhiều loài thiên địch ăn sâu phao như bọ xít bắt mồi, kiến ba khoang, nhện ăn thịt, ong ký sinh trứng sâu,… Nếu bảo vệ tốt các loài này, chúng sẽ thay bà con kiểm soát sâu phao một cách bền vững, không cần dùng thuốc.
✅ Không dùng thuốc trừ sâu phổ rộng, đặc biệt là trong giai đoạn lúa chưa bị hại nặng – vì những loại thuốc này sẽ diệt cả thiên địch.
✅ Giữ cỏ dại ven ruộng một cách có chọn lọc: Không cắt trụi mà giữ lại một phần có hoa nhỏ – đây là nơi trú ngụ, sinh sản của các loài bắt sâu có lợi.
📢 Mẹo: Trồng một góc ruộng nhỏ với hoa cúc, cải ngọt, hoặc rau ngò rí sẽ thu hút thiên địch đến sống thường xuyên.
Dùng thuốc hóa học xử lý sâu phao gây hại ở cây lúa
Trong trường hợp khẩn cấp, bà con có thể tham khảo một số hoạt chất hóa học chuyên trị sâu phao như: Abamectin + Azadirachtin/Lambda-cyhalothrin/Matrine hoặc Alpha-cypermethrin. Đây đều là những hoạt chất được Bộ NN&PTNT cấp phép sử dụng nên bà con không cần quá lo về độ độc hại.
Tuy nhiên, việc phun thuốc hóa học cần đảm bảo các yếu tố sau:
✅ Chỉ phun khi mật số sâu phao hại lúa (còn sống) đạt 25 con/25 lá/m2.
✅ Pha thuốc theo HDSD trên bao bì.
✅ Không lạm dụng thuốc hóa học tránh gây xói mòn đất ruộng, mất cân bằng hệ sinh thái và sức khỏe người sử dụng.
Bảo vệ năng suất lúa với những loài sâu hại khác
✅ Mặc dù việc phòng trừ loài sâu phao gây hại ở cây lúa là ưu tiên hàng đầu, nhưng để giữ vững năng suất toàn diện thì bà con cần trang bị kiến thức về các loài sâu hại lúa khác. Trong đó, nhóm sâu cuốn lá hại lúa luôn là nỗi trăn trở của nhiều bà con nông dân, nhóm sâu hại này có rất nhiều chủng loại với những đặc biệt gây hại cũng khác nhau.
✅ Đặc biệt, sâu cuốn là nhỏ hại lúa là loài phổ biến nhất, chúng cuốn chặt lá lúa non và làm giảm khả năng quan hợp của lá lúa. Bên cạnh đó, loài sâu cuốn lá lớn hại lúa tuy ít gặp hơn những vẫn gây hại đáng kể đến những ruộng lúa xanh tốt. Việc nhận diện sớm, phân biệt rõ ràng từng loại sâu bệnh và áp dụng các biện pháp phòng trừ phù hợp sẽ giúp cho bà con bảo vệ tốt được năng suất và chất lượng của mùa vụ.
Thuốc đặc trị sâu phao hại lúa Mebe Pa (chuyên lúa) an toàn cho cây

Để ngăn chặn sâu phao hiệu quả, ngoài thực hiện tốt các biện pháp canh tác cần kết hợp phun thuốc BVTV sinh học phòng ngừa từ đầu vụ. Mebe Pa – Thuốc đặc trị sâu phao hại lúa với khả năng diệt trừ tận gốc từ trứng đến con trưởng thành, bảo vệ cây lúa, nâng cao năng suất đồng ruộng.
Thành phần thuốc trừ sâu phao hại lúa Mebe Pa
Thuốc trị sâu phao hại lúa Mebe Pa được phối trộn trên nền các vi sinh hữu ích, kết hợp vi khuẩn Bt và virus NPV (Nucleo Polyhedrosis virus), cụ thể:
▶️ Metarhizium sp: 1 x 105 CFU/g.
▶️ Beauveria sp: 1 x 105 CFU/g.
▶️ Bacillus thuringiensis (Bt): 1 x 108 CFU/g.
▶️ Cùng nấm màu Paecilomyces sp, Verticillium sp, v.v.
Công dụng thuốc trị sâu phao ở cây lúa Mebe Pa
▶️ Nấm ký sinh xâm nhập vào cơ thể sâu non của sâu phao, ức chế khiến chúng ngừng ăn và chết sau 1 – 3 ngày (tùy theo mật độ sâu bệnh trên ruộng).
▶️ Xua đuổi và ngăn bướm sâu phao sinh sản tại đồng ruộng.
▶️ Phòng trừ một số sâu bệnh khác trên cây lúa: bọ trĩ, rệp sáp, sâu vẽ bùa, sâu xanh, v.v.
▶️ Cân bằng hệ sinh thái trong đồng ruộng, nâng cao sức khỏe cây lúa, đảm bảo năng suất và chất lượng hạt gạo ổn định.
▶️ Hiệu lực thuốc kéo dài, rút ngắn thời gian xử lý sâu bệnh hại.
Hướng dẫn sử dụng thuốc trừ sâu phao hại lúa Mebe Pa
▶️ Phun trị sâu phao gây hại ở cây lúa: 100ml Mebe Pa + 100 – 200 lít nước, cách 3 – 5 ngày phun ruộng 1 lần. Số lần phun thuốc tùy theo mật số sâu bệnh trên ruộng tại thời điểm đó.
▶️ Phun phòng sâu phao gây hại ở cây lúa: 100ml Mebe Pa + 200 – 400 lít nước, cách 10 – 20 ngày phun định kỳ 1 lần.
Hy vọng với những thông tin chi tiết về loài sâu phao hại lúa mà AQ đã chia sẻ, quý bà con đã có cái nhìn rõ ràng hơn về tình hình sâu bệnh trên đồng ruộng. Từ đó, chủ động áp dụng được các biện pháp ứng phó và canh tác phù hợp để bảo vệ năng suất cho vụ mùa. Nếu bà con còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần sự hỗ trợ chuyên sâu hơn từ các kỹ sư nông nghiệp, đừng ngần ngại ghé thăm website của Công ty Sinh Học AQ nhé, chúng tôi sẵn lòng hỗ trợ và phục vụ quý bà con nông dân.