Sâu cuốn lá lớn hại lúa cách nhận biết và phòng trừ hiệu quả

Sâu cuốn lá lớn hại lúa cách nhận biết và phòng trừ hiệu quả

17/02/2023

Kích thước chữ

Sâu cuốn lá lớn hại lúa là loài sâu hại thường gặp gây hại trên lúa. Sâu cuốn lá gây ra nhiều tác hại trên lúa và gây đau đầu cho nhiều bà con nông dân. Vậy sâu cuốn lá lớn có đặc điểm thế nào? Phương pháp phòng trừ ra sao? Mời bà con tham khảo trong bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn vè loài côn trùng gây hại cây lúa này, cũng như biện pháp phòng trị hiệu quả, an toàn mà lại ít tốn kém, tiết kiệm chi phí!

Sâu cuốn lá lớn hại lúa là gì?

Sâu cuốn lá lớn hại lúa là loại sâu chuyên gây hại trên lúa diện rộng. Vào thời điểm lúa đẻ nhánh, sâu cuốn lá lớn phát triển mạnh mẽ nhất.

Sâu cuốn lá lớn hại lúa cách nhận biết và phòng trừ hiệu quả
Loài sâu cuốn lá lớn gây hại lúa trồng

Sâu cuốn lá để lại nhiều tác hại trên lúa, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất lúa và hiệu quả kinh tế của bà con nông dân.

Đặc điểm hình dạng sâu cuốn lá lớn hại lúa

Sâu cuốn lá lớn hại lúa khi mới nở có màu xanh lục. Sâu ăn vỏ trứng rồi bỏ ra đầu mép lá nhả tơ và trú ở đó. Đầu sâu lớn hơn thân.

Nhộng có hình đầu đạn, đít nhọn, có màu vàng nhạt. Khi ở giai đoạn sắp vũ hóa thì nhộng chuyển thành màu đen, vòi kéo dài ra khỏi mút của cánh. Khi hóa nhộng, sâu nhả tơ ở dưới khóm, giữa các thân lúa.

Khi trở thành con trưởng thành, thân bướm có màu vàng kim và đen, ngực và đầu to bằng nhau, râu đầu có hình gậy và mọc gần cánh mắt kép. Cánh trước có màu nâu tối, cánh sau có màu đen, gần mép ngoài có 4 đốm trắng xếp thành hàng.

Đặc điểm sinh học và gây hại của sâu cuốn lá lớn hại lúa

Sâu cuốn lá lớn hại lúa có đặc điểm sinh học và cách gây hại riêng biệt. Vòng đời và đặc điểm sinh học của loài sâu này cụ thể như sau:

Sâu cuốn lá lớn hại lúa cách nhận biết và phòng trừ hiệu quả
Vòng đời phát tiển và đặc tính của sâu cuốn lá lớn gây hại lúa trồng

Vòng đời sâu cuốn lá lớn hại lúa

Vòng đời của sâu cuốn lá lớn hại lúa khá ngắn, khoảng từ 32-40 ngày. Trong đó, thời gian trứng là 4 ngày, giai đoạn sâu non từ 18-19 ngày, giai đoạn nhộng từ 6-7 ngày, giai đoạn bướm từ 4-5 ngày.

Đặc điểm sinh học và gây hại của sâu cuốn lá lớn hại lúa

Bướm đẻ trứng vào buổi sáng và đẻ rải rác ở mặt lá gần gân chính, mỗi lá từ 1-6 quả. Bướm đẻ số lượng lớn trứng, một bướm cái có thể đẻ đến 120 quả trứng. Sau 20 phút vũ hóa, bướm có thể bay đi kiếm ăn. Sau khi giao phối một ngày, bướm có thể đẻ trứng. Mỗi năm, sâu cuốn lá lớn đẻ từ 6-7 lứa.

Sâu cuốn lá gây hại mạnh mẽ nhất trong điều kiện thời tiết nóng ẩm. Khi bị sâu xâm hại, cây lúa trụi hẳn lá, thấp nhỏ, đòng ngắn hoặc bị cuốn cong. Những yếu tố này ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa.

Sâu cuốn lá lớn hại lúa gây hại từ giai đoạn mới cấy đến khi chín. Vùng trồng lúa ở miền núi và trung du sẽ bị hại nặng hơn vùng trồng lúa đồng bằng.

Nhận biết sâu cuốn lá lớn hại lúa qua dấu hiệu nào?

Sâu non nhả tơ cuốn lá lúa theo chiều dọc thành bao tròn gập lại hoặc một bao thẳng đứng. Sâu nằm ở trong bao bào, ăn phần biểu bì mặt trên và phần diệp lục của lá tạo thành những vệt trắng dài. Các vệt này có thể nối từng mảng lại với nhau.

Tác hại do sâu cuốn lá lớn hại lúa gây ra

Sâu cuốn lá lớn gây hại lúa trồng gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng trên lúa. Sâu xâm nhập vào lúa, ăn hết phần thịt lá, chỉ chừa lại phần biểu bì khiến lá mất khả năng diệp lục, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và năng suất lúa. Ngoài ra, nếu gây hại trong giai đoạn đòng trổ sẽ khiến hạt lúa bị lép, lửng, kém năng suất.

Biện pháp phòng trừ sâu cuốn lá lớn hại lúa

Để phòng trừ sâu cuốn lá lớn gây hại lúa trồng, bà con có thể sử dụng biện pháp canh tác và biện pháp sinh học:

Biện pháp canh tác phòng trừ sâu cuốn lá lớn hại lúa

✅ Thường xuyên kiểm tra và vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, làm sạch cỏ dại và nguồn bệnh còn sót lại trên đồng ruộng.

✅ Điều chỉnh mật độ cấy sao cho phù hợp, tránh việc để trứng, ấu trùng sinh sôi trong đất và cỏ dại.

✅ Có chế độ phân bón cân đối, hợp lý, đầy đủ để tăng sức đề kháng cho cây.

Biện pháp sinh học phòng trừ sâu cuốn lá lớn hại lúa

Để phòng trừ sâu cuốn lá lớn gây hại cây lúa, có thể sử dụng các sản phẩm sinh học phòng trừ như sau:

Sâu cuốn lá lớn hại lúa cách nhận biết và phòng trừ hiệu quả
Phòng trừ sâu cuốn lá lớn gây hại cây lúa hiệu quả, an toàn, không độc hại với Mebe Pa và Olainsect in99

Dùng sản phẩm Mebe Pa đặc trị côn trùng: đối với phun trị, pha gói 20g vào 20 lít nước, phun lên cành, thân và tán lá, đặc biệt là mặt sau lá và vùng dưới tán. Tần suất sử dụng từ 5-10 ngày/lần. Đối với phun phòng, pha gói 10g vào 20 lít nước, phun ướt hai mặt lá, vùng dưới tán và thân cây. Tần suất phun 15-30 ngày/lần.

Dùng sản phẩm Ola insect in99 chuyên phòng trừ sâu hại, tiêu diệt triệt để sâu cuốn lá lớn: đối với phun trị, hòa 100ml thuốc vào 100 lít nước, phun khi sâu xuất hiện, tần suất 3-5 ngày/lần. Đối với phun phòng, hòa 100ml thuốc vào 200 lít nước, phun ướt cành, thân, lá, tần suất 15-30 ngày/lần.

Biện pháp hóa học phòng trừ sâu cuốn lá lớn hại lúa

Trong trường hợp sâu cuốn lá đã phát triển với mật độ cao, sinh sôi mạnh thì bà con có thể sử dụng biện pháp hóa học để phòng trị.

Lưu ý: biện pháp này ẩn chứa nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người, cây trồng và môi trường. Lượng hóa chất độc hại trong thuốc trừ sâu hóa học có thể gây ra những biến chứng về lâu dài cho người tiếp xúc trực tiếp.

Ngoài ra, tồn dư chất hóa học trong nông sản cũng gây ra những tác hại xấu đến sức khỏe người sử dụng. Vì vậy, khi sử dụng thuốc trừ sâu hóa học, bà con cần cẩn thận và sử dụng các dụng cụ phòng hộ thích hợp.

Thời điểm thích hợp phun thuốc trừ sâu cuốn lá lớn hại lúa

Theo hướng dẫn của các chuyên gia, thời điểm thích hợp nhất để phun thuốc trừ sâu cuốn lá lớn gây hại cây lúa là từ 6-7 ngày kể từ khi thấy bướm rộ trên ruộng. Đây là thời điểm sâu tuổi 1 mới nở, rất thích hợp để tận dụng diệt trừ sâu cuốn lá lớn.

Hy vọng với những thông tin về sâu cuốn lá lớn hại lúa mà bài viết cung cấp, bà con đã có thêm kinh nghiệm để tiêu diệt loài sâu hại này và bảo vệ tốt ruộng lúa của mình!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *