Phòng trừ rầy xanh hại chè dứt điểm, hiệu quả nhanh chóng

Phòng trừ rầy xanh hại chè dứt điểm, hiệu quả nhanh chóng

25/06/2025

Kích thước chữ

Rầy xanh hại chè là côn trùng hút chích nguy hiểm, gây ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng chè. Chúng chủ yếu chích hút nhựa cây, làm lá non bị biến dạng, khiến cây suy yếu, giảm khả năng ra búp của cây. Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời, rầy xanh có thể bùng phát thành dịch, gây thiệt hại nặng cho vườn chè. Để tìm hiểu rõ hơn về loài côn trùng này, theo dõi bài viết dưới đây cùng Trung Tâm Sinh Học AQ sẽ giúp bà con nhận biết những dấu hiệu từ sớm, từ đó đưa ra các cách phòng trừ hiệu quả.

Tổng quan về loài rầy xanh hại chè

Phòng trừ rầy xanh hại chè dứt điểm, hiệu quả nhanh chóng
Rầy xanh trên cây chè là loài côn trùng gây ảnh hưởng mạnh đến năng suất và chất lượng của vụ mùa

Rầy xanh hại chè là loài côn trùng phổ biến gây thiệt hại lớn cho cây chè ở nhiều vùng trồng. Với khả năng sinh sản nhanh và sức gây hại mạnh, rầy xanh làm giảm sản lượng búp chè, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cũng như giá trị kinh tế của sản phẩm. Việc nhận diện sớm và áp dụng các biện pháp quản lý hiệu quả là yếu tố then chốt giúp nông dân bảo vệ vườn chè bền vững.

Rầy xanh trên chè là gì?

Rầy xanh có tên khoa học là Chlorita flavescens Fabr, loài này còn được nông dân ở một số địa phương gọi bằng cái tên khác như rầy lửa, rầy lá chè. Rầy xanh có thân hình nhỏ, dài khoảng 2 – 3mm, cơ thể thon và mềm. Màu sắc chủ yếu là xanh lục nhạt, phần bụng và cánh có ánh bóng nhẹ. Rầy trưởng thành có khả năng bay nhanh, thường tập trung ở mặt dưới lá non và búp chè, rất khó phát hiện nếu không quan sát kỹ.

Đặc điểm hình dáng và vòng đời của rầy xanh trên chè

Phòng trừ rầy xanh hại chè dứt điểm, hiệu quả nhanh chóng
Rầy xanh trên cây chè có vòng đời kéo dài khoảng 20 – 30 ngày

Rầy xanh hại chè có vòng đời thường kéo dài khoảng 20 – 30 ngày, tùy thuộc vào điều kiện thời tiết, khí hậu diễn ra qua 3 giai đoạn chính từ trứng, ấu trùng đến con trưởng thành:

▶️ Trứng: Rầy xanh cái dùng bộ phận đẻ trứng đâm sâu vào mô lá non của cây chè để đẻ trứng. Trứng có màu trắng sữa khi mới đẻ, sắp nở có màu hơi nâu hay lục nhạt. Chiều dài 0,8mm và hình hơi cong dạng quả chuối.

▶️ Rầy non (ấu trùng): Mới nở được 5 tuổi có màu trắng trong suốt, tuy chưa có cách nhưng gần giống trưởng thành, dài 1mm. Rầy càng lớn chuyển sang màu xanh, cơ thể dài 2mm. Trong suốt giai đoạn này, ấu trùng liên tục chích hút nhựa lá non, gây hại nặng cho cây chè. Tổng thời gian ấu trùng kéo dài khoảng 8–12 ngày.

▶️ Trưởng thành: Sau lần lột xác cuối cùng, ấu trùng biến thành rầy xanh trưởng thành với cơ thể đầy đủ cánh. Đầu hơi hình tam giác, cánh trong mờ có màu xanh lục nằm xếp úp hình mái nhà. Và chính giữa đỉnh đầu của chúng có đường vân trắng, hai bên có chấm màu đen. Thân có màu xanh lá mạ với chiều dài từ 2,5 – 4 mm.

Tập tính và điều kiện thuận lợi để rầy hại cây chè phát triển mạnh

➡️ Rầy xanh chủ yếu cư trú ở mặt dưới lá chè non và búp non, nơi mềm và giàu dinh dưỡng. Chúng hoạt động chủ yếu vào sáng sớm và chiều mát, thường sống và hoạt động ở mặt dưới của lá chè vì đây là nơi kín đáo và khó phát hiện.

➡️ Rầy trưởng thành có khả năng bay nhảy nhanh, dễ dàng phát tán theo gió, nước tưới hoặc qua việc vận chuyển cây giống. Nhờ vòng đời ngắn và sinh sản liên tục, rầy xanh có thể bùng phát thành dịch trong điều kiện thuận lợi. Khả năng sinh sản liên tục quanh năm nếu điều kiện thuận lợi, với vòng đời ngắn và số lượng trứng đẻ nhiều.

➡️ Loài này bùng phát mạnh trong điều kiện thời tiết có nhiệt độ từ 25–30°C, độ ẩm không khí cao là môi trường lý tưởng để rầy phát triển nhanh, sinh sản mạnh. Mùa mưa, ẩm kéo dài, vì giai đoạn này lá non ra liên tục, là nguồn thức ăn dồi dào cho chúng.

➡️ Các vườn chè có tán dày, ẩm thấp, không cắt tỉa thường xuyên sẽ là điều kiện lý tưởng, môi trường sống lý tưởng để rầy xanh sinh sản và phát triển.

➡️ Việc bón nhiều phân đạm khiến cây chè ra lá non dày đặc, hấp dẫn rầy xanh đến gây hại nhiều hơn. Vườn chè trồng lâu năm liên tục, không xen canh hoặc luân canh với cây khác cũng dễ tích lũy quần thể rầy xanh qua nhiều mùa vụ.

Các triệu chứng ban đầu khi rầy xanh hại chè mới xâm nhập

Cây chè bị rầy xanh khi mới bắt đầu xâm nhập, cây chè sẽ xuất hiện những dấu hiệu rất nhẹ, hầu như khó nhận biết và dễ bị bỏ sót thời điểm điều trị tốt nhất nếu không quan sát kỹ. Dưới đây là một vài dấu hiệu nhận biết khi rầy xanh mới gây hại vào cây chè:

  • Lá non đổi màu: Một số lá non bị mất màu xanh bóng đặc trưng, chuyển dần sang xanh nhạt hoặc hơi úa vàng.
  • Búp chè kém phát triển: Búp non ra chậm, nhỏ hơn bình thường, đôi khi hơi quăn lại do thiếu dinh dưỡng.
  • Mặt dưới lá xuất hiện vết chích nhỏ: Các vết chích hút li ti không rõ rệt, chỉ khi quan sát mặt dưới lá bằng kính lúp hoặc ánh sáng nghiêng mới dễ nhận biết.
  • Lá héo nhẹ vào trưa nắng: Khi trời nắng gắt, lá non có hiện tượng héo nhẹ nhưng lại hồi phục vào chiều mát, dễ nhầm với thiếu nước.
  • Giảm sức sinh trưởng: Cây chè nhìn chung có tốc độ sinh trưởng chậm lại, ít lá mới, tán không mượt mà.

Dấu hiệu nhận biết rầy xanh hại chè đã phát triển mạnh

Phòng trừ rầy xanh hại chè dứt điểm, hiệu quả nhanh chóng
Khi rầy xanh tấn công thì trên cây chè bắt đầu xuất hiện những nốt chấm đỏ như kim châm dọc theo đường gân lá

Búp non: Rầy xanh hại trên cây chè hút nhựa làm xuất hiện những nốt chấm đỏ như kim châm dọc theo đường gân lá. Búp non bị cong lại, cằn cỗi, vàng, khô dần.

Lá non: Gặp thời tiết khô nóng các lá non sẽ khô dần từ đầu và mép lá trở vào, có thể khô đến một nửa lá. Rầy xanh hại hại lá nếu bị nhẹ thì có màu hồng tím, khi trở nặng lá bị cong lại.

Cây suy yếu toàn diện: Do mất nhiều nhựa sống, cây chè chậm lớn, cành nhánh khô dần, lá rụng sớm làm bộ tán thưa thớt.

Sản lượng và chất lượng chè giảm mạnh: Ít búp non, búp nhỏ, thành phẩm chè bị xấu, làm giảm giá trị thương mại.

Vườn chè bạc màu: Nhìn tổng thể, vườn chè mất màu xanh mượt, trở nên xám vàng, kém sức sống và dễ bùng phát thêm nhiều loại sâu bệnh thứ cấp.

Rầy xanh hại chè gây ra tác hại như thế nào?

▶️ Rầy xanh hại trên cây chè làm cây còi cọc kém phát triển, lá biến dạng, rụng hoa và trái non, lâu dần dẫn đến cháy lá, khiến chất lượng và năng suất chè giảm nghiêm trọng.

▶️ Đối với cây chè mới trồng, rầy xanh mật độ cao gây hại sẽ dẫn đến cây khô đọt và có thể bị chết. Từ đó, bà con bị mất khoảng luống chè.

▶️ Rầy xanh hại trên cây chè có tính kháng thuốc cao, nếu không có biện pháp phòng trừ hiệu quả sẽ tổn thất nặng đến kinh tế vườn chè của bà con.

Một số biện pháp phòng trừ rầy xanh hại chè hiệu quả và an toàn

Phòng trừ rầy xanh hại chè dứt điểm, hiệu quả nhanh chóng
Tổng hợp các phương pháp canh tác giúp phòng trị hiệu quả rầy xanh gây hại trên vườn chè

AQ xin chia sẽ đến bà con một số phương pháp phòng ngừa, xua đuổi, đánh bay loài rầy xanh ra khỏi vườn chè một cách hiệu quả và an toàn. Bằng những phương pháp đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao, giúp bảo vệ và tăng chất lượng, năng suất cây chè.

Biện pháp canh tác phòng trừ rầy xanh trên cây chè

Để phòng trừ rầy xanh trên cây chè an toàn, hạn chế mật độ gia tăng, bà con cần áp dụng ngay các phương pháp canh tác như sau:

Bón phân cân đối cho cây chè

✅ Bón phân hợp lý, đặc biệt là phân đạm, lân và kali, để cây chè phát triển khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng chống lại sâu bệnh, bao gồm cả rầy xanh. Cần bón phân theo chu kỳ sinh trưởng của cây, tránh bón thừa đạm vì sẽ khiến cây chè ra lá non nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho rầy xanh phát triển.

✅ Nên sử dụng phân bón hữu cơ kết hợp với phân vi lượng để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây, đồng thời cải tạo đất, giúp cây chè tăng cường sức khỏe lâu dài.

✅ Cần tránh bón phân quá muộn khi cây chuẩn bị ra búp chè để tránh thu hút rầy xanh.

Cung cấp nước tưới cho cây chè

✅ Phương pháp tưới phun mưa giúp nước phân bố đều và không làm ẩm ướt mặt đất quá lâu, giúp cây chè phát triển mạnh mà không tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nấm và côn trùng hại, bao gồm rầy xanh. Có thể sử dụng vòi tưới di động hoặc cố định để đảm bảo tưới đều trên diện rộng.

✅ Thời gian tưới vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát để tránh nước bốc hơi nhanh  và hạn chế tưới vào ban đêm để tránh độ ẩm quá cao.

Theo dõi thường xuyên vườn chè

✅ Bà con cần kiểm tra kỹ mặt dưới lá chè, đặc biệt là lá non và búp chè, để phát hiện sớm rầy xanh. Khi có dấu hiệu của rầy xanh (lá bị chích hút, lá vàng, búp chè bị teo nhỏ), cần áp dụng biện pháp phòng trừ ngay.

✅ Kiểm tra vườn chè ít nhất 2–3 lần/tuần, nhất là trong mùa mưa khi rầy dễ bùng phát mạnh.

✅ Quan sát các vùng đất có khả năng dễ bị rầy xâm nhập, ví dụ như gần khu vực ẩm ướt hoặc những chỗ chè phát triển mạnh.

Thu gom và tiêu hủy tàn dư

✅ Sau mỗi vụ thu hoạch, bà con cần dọn dẹp và tiêu hủy tất cả tàn dư cây trồng, như lá già, búp bị hỏng, hoặc cây chè bệnh. Các tàn dư này là nơi trú ngụ của rầy xanh và nhiều loại sâu bệnh khác.

✅ Bà con nên áp dụng các phương pháp như đốt hoặc chôn lấp các tàn dư cây trồng để đảm bảo tiêu diệt cả trứng, ấu trùng rầy xanh còn xót lại. Không để tàn dư trên mặt đất vì chúng sẽ tăng nguy cơ bùng phát dịch vào vụ mùa sau.

Hái thường xuyên búp chè để loại bỏ trứng rầy xanh

✅ Bà con nên hái búp chè ngay khi chúng đạt kích thước tiêu chuẩn để tránh việc rầy xanh đẻ trứng lên búp non. Việc thu hoạch búp chè thường xuyên sẽ giúp loại bỏ trứng rầy và giảm mật độ rầy trên nương.

✅ Cần tiến hành hái búp chè vào buổi sáng sớm, khi nhiệt độ thấp, giúp giữ chất lượng chè tươi ngon hơn và hạn chế sự phát triển của sâu bệnh. Đồng thời, sau khi hái búp, cần kiểm tra kỹ vườn để phát hiện và xử lý kịp thời bất kỳ dấu hiệu gây hại nào từ rầy xanh.

Trồng cây thu hút thiên địch và bảo vệ thiên địch 

✅ Việc trồng thêm cây thu hút thiên địch và bảo vệ thiên địch sẽ giúp giảm mật độ rầy xanh mà không cần phải sử dụng các loại thuốc phun trị đặc biệt các dòng thuốc hóa học độc hại.  Thiên địch sẽ tiêu diệt trứng và ấu trùng rầy xanh, từ đó giảm thiểu sự tấn công của rầy và bảo vệ cây chè.

✅ Việc trồng cây che bóng như: Cây bạch đàn, cây cà phê, cây keo,… cho nương chè giúp duy trì độ ẩm cho đất quanh gốc chè, tạo ra môi trường sống lý tưởng cho các thiên địch của rầy xanh. Điều này không chỉ bảo vệ cây chè khỏi những tác hại của rầy xanh mà còn góp phần duy trì sự cân bằng sinh thái, tạo môi trường sống lý tưởng cho thiên địch, giảm bớt sự tấn công của loài gây hại này.

Sử dụng thuốc hóa học tiêu diệt rầy xanh trên cây chè

Dùng thuốc hóa học xử lý rầy xanh ở vườn chè là một trong những phương pháp mang lại hiệu quả cao và nhanh chóng. Phương pháp này cũng được nhiều nhà vườn lựa chọn, nhưng AQ khuyên bà con chỉ nên sử dụng thuốc hóa học trong tình trạng rầy xanh gây hại nặng.

⚠️ Cảnh báo: Thuốc hóa học trừ rệp có các hoạt chất vô cùng độc hại, khiến cho con người sử dụng có thể mắc bệnh vô sinh, bệnh nguy hiểm như ung thư, thần kinh,…Hơn thế nữa, trong búp chè có chứa tồn dư thuốc hóa học dẫn đến chè không đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu. Vì thế, bà con có thể lựa chọn những biện pháp sinh học an toàn và hiệu quả

Thuốc đặc trị rầy xanh hại chè Mebe Pa hiệu quả và an toàn

Phòng trừ rầy xanh hại chè dứt điểm, hiệu quả nhanh chóng
Mebe Pa xử lý nhanh chóng, dứt điểm loài rầy xanh tấn công trên vườn chè xanh

Công ty Cổ phần Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ đã nghiên cứu, phát triển thành công thuốc sinh học chuyên dùng đặc trị rầy xanh gây hại ở cây chè. Mebe Pa giúp xua đuổi, tiêu diệt tận gốc loài côn trùng gây hại cây chè.

Thành phần thuốc đặc trị rầy hại cây chè Mebe Pa

✅ Thuốc đặc trị rầy xanh trên cây chè Mebe Pa có thành phần vi sinh tổng số: Verticillium sp, Beauveria sp, Metarhizium sp, Paecilomyces spp,….

Công dụng của thuốc đặc trị lá chè bị rầy Mebe Pa

Sản phẩm sinh học Mebe Pa chuyên đặc trị rệp xanh trên cây chè, ngoài ra thuốc còn có nhiều công dụng khác như sau:

✅ Mebe Pa kiểm soát ký sinh và tiêu diệt rầy, côn trùng, rệp, chích hút, nhện đỏ kéo dài và hiệu lực.

✅ Vi nấm nhiễm vào côn trùng gây ra hiện tượng mọc tơ và sinh bào tử đốt chân, đốt bụng làm cho côn trùng ngưng ăn rồi chết cứng. Bên cạnh đó, bào tử có khả năng lây nhiễm tự phát ra đàn công trùng gây hại để diệt triệt để.

✅ Nông sản của bà con được bảo vệ an toàn trước các đợt tấn công gây hại của loại rầy xanh.

Hướng dẫn sử dụng thuốc đặc trị cây chè bị rầy xanh Mebe Pa

Trị rầy xanh trên cây chè: Bà con pha 20g/20 lít nước phun ướt đều thân, cành, tán lá để tăng hiệu quả phòng trừ, sử dụng cách nhau 5-10 ngày/lần.

Phòng rầy xanh trên cây chè: Bà con phun thuốc theo định kỳ 15-30 ngày/lần (3-5 lần/vụ) với điều kiện pha gói 10g/20 lít nước phun đều ướt cả hai mặt lá, vùng dưới tán và thân cây

Hy vọng với những chia sẻ từ AQ Bice trong bài viết trên đã mang lại thông tin hữu ích về loài rầy xanh hại chè, giúp quý nhà vườn nhận biết hình dáng về loài côn trùng này cũng như những dấu hiệu xâm nhập từ sớm để bà con có cách phòng trừ phù hợp. Bà con có thể tìm đọc các bài viết khác thông qua website nguyenlieusinhhoc.com và liên hệ với chúng tôi qua số (028) 8889 7322 để đội ngũ nhân viên tư vấn tận tình và hỗ trợ chi tiết về sản phẩm!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *