Bệnh khô vằn hại ngô: Nguyên nhân và Cách phòng trừ
Kích thước chữ
Bệnh khô vằn hại ngô là loại bệnh phổ biến và gây thiệt hại nặng nề cho năng suất cây ngô tại Việt Nam. Nguyên nhân chính gây bệnh là nấm Rhizoctonia solani, loại nấm bệnh này phát triển mạnh trong điều kiện ẩm ướt và nhiệt độ cao. Bệnh xuất hiện ở nhiều giai đoạn sinh trưởng, làm cây ngô vàng úa, khô héo, giảm khả năng tạo hạt bắp và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng thu hoạch. Việc nhận biết sớm và áp dụng các biện pháp phòng trừ phù hợp là chìa khóa để bảo vệ mùa màng và nâng cao hiệu quả sản xuất. Chi tiết về nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, tác hại và cách phòng trừ sẽ được Sinh học AQ trình bày cụ thể dưới bài viết sau.
Tìm hiểu về bệnh khô vằn hại ngô

Bệnh khô vằn hại ngô là một trong những căn bệnh làm ảnh hưởng đến năng suất của vườn lớn nhất, tùy vào mức độ nặng nhẹ mà bệnh có thể làm giảm từ 20% – 40% năng suất của vườn.
Làm cho các bộ phận trên toàn cây ngô như: Bẹ lá, thân, phiến lá và cả bắp ngô xuất hiện những vết bệnh màu xám cho, có hình dạng thất thường trong như những vết khô vằn.
Nguyên nhân nào gây ra bệnh khô vằn hại ngô?

Nấm Rhizoctonia solani là nguyên nhân chính khiến cây ngô bị khô vằn. Chúng tồn tại chủ yếu trong tàn dư của những mùa vụ trước và ở những cây bị bệnh. Nếu không kịp thời đưa ra những biện pháp phòng trừ thì nấm hại sẽ nhanh chóng tấn công và lây lan sang khắp vườn.
Điều kiện phát triển của bệnh khô vằn hại ngô
Để nấm bệnh có cơ hội sinh sôi và gây bệnh trên cây, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
▶️ Bệnh khô vằn trên cây ngô thường xuất hiện ở các vụ hè thu và đông xuân bởi điều kiện thời tiết phù hợp cho nấm Rhizoctonia solani phát triển. Ngoài ra, các nguồn nấm hại trên cây có thể truyền chéo cho nhau và ngược lại.
▶️ Trong vụ xuân, bệnh thường phát sinh trong thời kỳ 6 – 7 lá của cây sau đó phát triển mạnh và làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh khô vằn ở giai đoạn ngô đang làm đòng tới khi thu hoạch, khiến cây bị héo non, thối rễ,…
▶️ Loại nấm này sống sót lâu dài trong đất và tàn dư cây trồng dưới dạng sợi nấm hoặc hạch nấm. Ngay cả khi không có vật chủ, nấm vẫn tồn tại trong điều kiện khắc nghiệt, đặc biệt trong điều kiện ẩm và ấm.
▶️ Bệnh lây lan chủ yếu qua đất, nước tưới, mưa bắn đất lên cây, hoặc qua tàn dư cây bệnh từ vụ trước. Ngoài ra, dụng cụ làm đất và hoạt động của người lao động trên đồng ruộng cũng góp phần phát tán mầm bệnh.
Các yếu tố môi trường hình thành bệnh khô vằn hại ngô
▶️ Bệnh khô vằn ngô thường bùng phát mạnh khi gặp điều kiện thuận lợi như nhiệt độ từ 25–30°C và độ ẩm đất cao.
▶️ Những ruộng trồng dày, thoát nước kém, bón thừa đạm sẽ tạo môi trường lý tưởng cho nấm phát triển.
▶️ Đồng thời, việc không xử lý sạch tàn dư cây trồng cũng làm tăng nguy cơ lưu tồn và phát tán nguồn bệnh giữa các vụ.
Dấu hiệu nhận biết bệnh khô vằn hại ngô xuất hiện trên ruộng

Một số dấu hiệu nhận biết khi bệnh khô vằn hại ngô mới xâm nhiễm vào cây thường khó phát hiện nếu như không kiểm tra kỹ, vì vậy dễ để âm thầm phát triển mạnh theo từng giai đoạn. Nhận biết các triệu chứng khi mới chớm gây bệnh vào cây ngô như sau:
➡️ Khi mới chớm nhiễm bệnh khô vằn hại ngô, cây thường xuất hiện những vết đốm nhỏ màu nâu nhạt hoặc nâu xám ở phần thân sát mặt đất.
➡️ Các vết bệnh ban đầu có hình bầu dục hoặc hình thoi, rìa vết bệnh mờ không rõ ranh giới. Nếu quan sát kỹ, có thể thấy lớp sợi nấm trắng mỏng phủ trên bề mặt vết bệnh, nhất là khi thời tiết ẩm ướt.
➡️ Những vết bệnh này khiến mô cây mềm nhũn, dễ gãy đổ khi gặp gió mạnh.
➡️ Nấm Rhizoctonia solani tấn công khiến cho ngô xuất hiện những vết bệnh trên các bộ phận của cây như: Bẹ lá, phiến lá, thân,… có màu xám tro, tạo các vết thương loang lổ đốm vằn da hổ, hình dạng bất định trông như các đám mây.
➡️ Mầm ngô bị nhiễm bệnh thì rễ mầm và thân mầm sẽ xuất hiện các vết bệnh màu nâu. Cây ngô trong giai đoạn này sẽ thường còi cọc và vàng toàn cây. Song biểu hiện đặc trưng và nặng nhất ở giai đoạn cây ngô trổ cờ tới làm hạt.
➡️ Thời tiết ẩm ướt sẽ khiến, mặt vết bệnh sẽ bị bao phủ bởi một lớp sợi nấm màu trắng và những hạch nấm xốp non màu trắng, màu nâu khi chuyển già. Hạch nấm là nguồn lây nhiễm chính của nấm hại.
Tác hại do bệnh khô vằn hại ngô gây ra cho vườn cây
- Những vết đốm do bệnh khô vằn gây ra nếu không kịp thời phát hiện và ngăn ngừa sẽ nhanh phát triển mạnh mẽ, kết hợp lại tạo ra những vết bệnh lớn hơn làm ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của ngô.
- Những vết bệnh lan rộng làm gián đoạn quá trình vận chuyển và dinh dưỡng, khiến bắp hình thành nhỏ, lép hạt và giảm sản lượng rõ rệt.
- Khiến cây còi cọc, kém phát triển, năng suất và chất lượng của vườn bị giảm đi.
- Nấm hại tấn công sẽ khiến cho sức khỏe cây bị giảm đi, tạo điều kiện thuận lợi cho những loài côn trùng, nấm bệnh khác tấn công gây ra thiệt hại không đáng có cho vườn ngô của bà con.
- Trong trường hợp bệnh bùng phát mạnh trên diện rộng, thiệt hại về năng suất có thể lên tới 30–50%, thậm chí mất trắng nếu gặp điều kiện thời tiết thuận lợi cho nấm phát triển liên tục.
- Bệnh còn để lại nguồn nấm tồn lưu trong đất và tàn dư thực vật, đe dọa trực tiếp đến các vụ canh tác tiếp theo nếu không được xử lý triệt để.
Hướng dẫn cách phòng trừ bệnh khô vằn hại ngô đơn giản, hiệu quả

Nhằm giúp bà con nông dân giảm được những thiệt hại do bệnh khô vằn trên cây ngô mang tới. AQ đã tổng hợp một số phương pháp phòng trừ nấm hại hiệu quả, giúp vườn bà con luôn khỏe mạnh như sau:
Phương pháp chăm sóc phòng ngừa cây ngô bị khô vằn
Để phòng ngừa bệnh khô vằn hại ngô, việc áp dụng các phương pháp chăm sóc đúng cách là rất quan trọng. Điều này không chỉ giúp cây phát triển khỏe mạnh mà còn hạn chế sự xâm nhập và lây lan của nấm gây bệnh. Vậy ngô bị khô vằn phải làm sao, dưới đây đây là các phương pháp canh tác hỗ trợ giảm và ngăn ngừa bệnh xuất hiện trong vườn ngô.
Sử dụng giống ngô sạch bệnh, kháng bệnh tốt
Việc chọn giống ngô sạch bệnh, có sức sinh trưởng mạnh và khả năng chống chịu với các điều kiện bất lợi sẽ giúp hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh khô vằn ngay từ đầu vụ.
Ưu tiên chọn các giống ngô đã được tuyển chọn hoặc xử lý hạt giống bằng các chế phẩm sinh học hoặc thuốc kháng nấm trước khi gieo trồng sẽ gia tăng khả năng bảo vệ cây trong suốt quá trình sinh trưởng.
Bổ sung các chất cần thiết để cây ngô phát triển
Cung cấp đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng như đạm (N), lân (P), kali (K) và phân hữu cơ giúp cây ngô phát triển khỏe mạnh, tăng khả năng chống chịu với bệnh tật. Việc bón phân hợp lý không chỉ nâng cao năng suất mà còn hạn chế sự phát triển của nấm gây bệnh trong điều kiện đất nghèo dinh dưỡng.
Mẹo bón phân:
- Nên kết hợp bón các loại phân hữu cơ nhằm giúp cải tạo đất, tăng cường độ phì nhiêu và giảm nguy cơ bệnh khô vằn.
- Sử dụng phân bón chậm tan để cây có thể hấp thụ từ từ, giảm hiện tượng dư thừa đạm là yếu tố dễ làm cây ngô dễ mắc bệnh khô vằn.
Thường xuyên thăm đồng
Việc kiểm tra đồng ruộng thường xuyên sẽ giúp bà con nhanh chóng phát hiện tình trạng khô vằn bắp từ sớm, như dấu hiệu xuất hiện các vết đốm nâu trên bẹ lá gần mặt đất. Phát hiện sớm cho phép áp dụng các biện pháp xử lý kịp thời, ngăn chặn sự lây lan của bệnh sang các cây khỏe mạnh khác.
Bà con nên đặc biệt theo dõi giai đoạn cây ngô ra bắp, vì đây là thời điểm bệnh dễ tấn công và gây thiệt hại lớn nhất. Cần tạo lịch kiểm tra định kỳ mỗi tuần hoặc sau những đợt mưa lớn, giúp phát hiện kịp thời và xử lý bệnh nhanh chóng.
Loại bỏ và xử lý các bộ phận cây bị nhiễm bệnh
Khi phát hiện tình trạng khô vằn trên ngô, cần cắt tỉa các bộ phận bị nhiễm như lá và bẹ lá, sau đó đem tiêu hủy bằng cách đốt hoặc chôn sâu để tiêu diệt mầm bệnh. Biện pháp này sẽ giúp ngăn chặn sự lây lan của nấm bệnh từ cây này sang cây khác trong ruộng.
📢 Mẹo: Tiêu hủy tàn dư cây bị bệnh ngay tại ruộng hoặc mang ra ngoài ruộng để đốt tránh khiến mầm bệnh tiếp tục phát tán. Dùng kéo cắt cây đã được khử trùng để cắt tỉa cho cây nhằm tránh lây lan qua các bộ phận hoặc cây khác.
Vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ
Vệ sinh đồng ruộng bằng cách thu gom và tiêu hủy tàn dư cây trồng sau thu hoạch, làm sạch cỏ dại và cày bừa đất giúp loại bỏ nguồn bệnh tồn tại trong đất và tàn dư thực vật. Việc này làm giảm đáng kể nguy cơ bùng phát bệnh trong vụ sau.
📢 Mẹo: Cần xử lý tàn dư ngay sau khi thu hoạch, không để lại trong ruộng. Mỗi lần canh tác xong, cần vệ sinh dụng cụ canh tác như (xẻng, cày, cuốc) để tránh mang mầm bệnh từ ruộng này sang vùng khác.
Sử dụng thuốc hóa học xử lý cây ngô bị khô vằn
Với những ruộng mà tình trạng cây ngô bị khô vằn xảy ra với số lượng lớn, tốc độ lây lan nhanh chóng bà con không thể kiểm soát được. Thì lúc này, người nông dân có thể nghĩ tới việc dùng thuốc hóa học. Đặc tính mạnh của thuốc sẽ giúp tiêu diệt nấm bệnh một cách nhanh chóng và hiệu quả cao.
⚠️ Cảnh báo: Đặc tính mạnh có trong thuốc hóa học sẽ khiến cho đất đai và ngô trong vườn sẽ bị ảnh hưởng xấu nếu như sử dụng thuốc quá thường xuyên. Ngoài ra, khi bà con nông dân tiếp xúc với chất hóa học cũng sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe.
Thuốc trị bệnh khô vằn hại ngô Phy FusaCo hiệu quả nhanh, an toàn cho cây

Sử dụng các loại chế phẩm sinh học giúp phòng ngừa và kiểm soát bệnh khô vằn hại ngô hiệu quả, ngoài tác dụng ngừa bệnh, các nấm đối kháng có trong thành phần thuốc giúp cây phát triển khỏe mạnh, cải thiện khả năng chống chịu từ các yếu tố bất lợi. Trung Tâm Sinh Học AQ giới thiệu đến bà con sản phẩm sinh học chuyên trị nấm gây bệnh khô vằn bắp đó là Phy Fusaco.
Thành phần của thuốc trị bệnh khô vằn ở cây ngô Phy FusaCo
✅ 1,5×10^8 vi sinh tổng số: Chaetomium spp, Trichoderma spp cùng Bacillus subtilis (Sản xuất theo công nghệ các chủng nấm đối kháng và hoạt chất kháng sinh học Nano Chitosan).
Công dụng của thuốc trị bệnh khô vằn ở cây ngô Phy FusaCo
✅ Phòng trừ bệnh hại do nấm: Rhizoctonia, Phytophthora,Colletotrichum,. .. gây ra các bệnh: khô vằn ngô, cháy lá, ghẻ loét, chết dây, thán thư,thối thân, thối trái, xì mủ, sương mai, thối nhũn…
✅ Tăng cường khả năng kháng cho cây để có thể chống chịu các nấm hại như: nấm hồng, héo rũ, loét vi khuẩn, sương mai, ghẻ sẹo,…
✅ Thuốc trị bệnh khô vằn cây ngô có thời gian hiệu lực kéo dài lâu và độ phủ rộng lớn.
✅ Giúp nâng cao chất lượng ngô trong vườn, an toàn với đất và môi trường xung quanh.
Hướng dẫn sử dụng thuốc trị bệnh khô vằn ở cây ngô Phy FusaCo
✅ Phun trị nấm gây bệnh khô vằn ở cây ngô: Pha hỗn hợp gồm 250ml thuốc Phy FusaCo cùng với 400-600 lít nước sạch. Phun kỹ cẩn thận đều lá – cành – thân và vùng dưới gốc ngô trong vườn. Sử dụng định kỳ để đạt được hiệu quả cao 5-7 ngày/lần.
✅ Phun phòng nấm gây bệnh khô vằn ở cây ngô: Trộn 250ml Phy FusaCo cùng 800-1000 lít nước sạch. Sử dụng với tần suất 15-30 ngày/ lần tùy vào mức độ và độ rộng của vườn để đạt được hiệu quả cao.
Với những chia sẻ ở bài viết trên, Sinh học AQ đã giúp quý bà con hiểu rõ hơn về bệnh khô vằn hại ngô nguyên nhân do đâu, điều kiện phát sinh, dấu hiệu nhận biết trước và sau khi nhiễm, tác hại và đưa ra các giải pháp phòng trừ thích hợp. Hy vọng, loại bệnh này sẽ không còn là vấn đề khiến bà con phải lo lắng, dễ dàng phòng trừ để cải thiện tính kháng bệnh cho vườn ngô từ đó đảm bảo đạt năng suất cao.