Kỹ thuật trồng cây gấc trái đậu trĩu cành, sai quả - AQ Bice

Kỹ thuật trồng cây gấc trái đậu trĩu cành, sai quả – AQ Bice

03/08/2023

Kích thước chữ

Kỹ thuật trồng cây gấc đơn giản cho trái đậu trĩu cành, sai quả mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân. Gấc là một loại quả được nhiều người ưa chuộng và có lượng tiêu thụ vô cùng lớn trên thị trường. Với nhiều lợi ích tốt nên gấc dần trở thành một loại cây quen thuộc của nhiều nhà vườn.

Giới thiệu về kỹ thuật trồng cây gấc

Kỹ thuật trồng cây gấc đơn giản, nhanh chóng và dễ thực hiện ngay tại nhà. Đây là một loại cây trồng bán hoang dại và chúng có giá trị dinh dưỡng rất cao, thường được sử dụng trong công nghiệp dược phẩm, chế biến…

Tổng quan về cây gấc

Kỹ thuật trồng cây gấc trái đậu trĩu cành, sai quả - AQ Bice
Cây gấc là nhóm cây thân thảo dây leo, kích thước dài khoảng 15m

Cây gấc có tên khoa học là Momordica cochinesis và thuộc nhóm cây dây leo thân thảo, cùng họ với mướp. Cây gấc trưởng thành có thể mọc lan dài khoảng 15m. Cây gấc thường được chia làm cây đực và cây cái riêng biệt. Thân cây có tiết diện rộng và các tua cuống ở nách lá bám vào giá đỡ, cọc hoặc thân cây khác để leo lên.

Đặc điểm hình dáng của cây gấc

Lá của cây gấc có hình chân vịt, khá nhẵn và thường chia ra là 35 thùy. Lá của cây mọc so le với nhau. Hoa gấc có màu vàng nhạt, gồm hai loại hoa đực và hoa cái. Mỗi năm chỉ nở hoa một lần, từ 2-3 tháng sau khi cây được trồng.

Quả gấc sau khoảng 5 tháng từ khi cây ra hoa sẽ chín và có màu đỏ tươi. Quả gấc có hình tròn hoặc hơi thuôn dài, dài khoảng 13cm và có đường kính khoảng 10cm cùng nhiều gai nhọn ở bên ngoài vỏ quả. Khi còn non thì quả gấc có màu xanh, dần chuyển sang màu vàng, cam và cuối cùng là màu đỏ khi đã chín.

Công dụng tuyệt vời của trái gấc đối với sức khỏe

Kỹ thuật trồng cây gấc trái đậu trĩu cành, sai quả - AQ Bice
Quả gấc rất tốt cho cơ thể của con người, như phòng ngừa đục thủy tinh thể, chống lão hóa, đem lại làn da đẹp

Trái gấc có chứa hàm lượng oxy hóa cao, chất béo trong hạt gấc có khả năng hấp thụ các chất caroten và dưỡng chất tan trong chất béo khác.

Gấc có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch trong cơ thể, cân bằng oxy hóa và chống lại quá trình lão hóa của cơ thể.

Nhờ chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho mắt như vitamin E, beta-carotene và lycopene, vitamin C, kẽm…Giúp tăng thêm sắc tố màu vàng trong hoàng điểm võng mạc của con người, giảm nguy cơ bị đục thủy tinh thể.

Hỗ trợ ngăn ngừa và điều trị thiếu vitamin A, giúp ngăn chặn tình trạng quáng gà ở cơ thể người.

Giúp làn da khỏe mạnh và đẹp hơn, sáng da, cải thiện nếp nhăn và bảo vệ làn da khỏi quá trình lão hóa.

Thời điểm thích hợp để trồng gấc

Cây gấc thường được trồng phổ biến vào vụ xuân và vụ thu. Vụ xuân thường trồng cây gấc từ tháng 1 đến tháng 3 còn vụ thu trồng cây từ tháng 7 đến tháng 8.

Thông thường, miền Bắc sẽ trồng cây gấc vào tháng 2-3 còn ở miền Nam và Tây Nguyên sẽ trồng cây vào đầu mùa mưa, khi đất đã đủ ẩm và có sẵn nước tưới.

Chuẩn bị gì trước khi thực hiện kỹ thuật trồng cây gấc

Kỹ thuật trồng cây gấc trái đậu trĩu cành, sai quả - AQ Bice
Để tiến hành trồng cây gấc bà con cần chuẩn bị một số dụng cụ hỗ trợ và vật liệu

Trước khi tiến hành trồng gấc, bà con cần chuẩn bị vị trí trồng cây, hỗn hợp đất, giàn leo và quan trọng nhất là chuẩn bị giống cây gấc khỏe mạnh.

Chọn giống cây gấc khỏe mạnh để trồng

Trên thị trường hiện nay có hai loại gấc đang được trồng phổ biến là gấc nếp và gấc tẻ:

Gấc nếp: Quả to, ít gai, có màu đỏ cam, màng dày hạt và có màu đỏ tươi.

Gấc tẻ: Quả nhỏ, sần sùi, nhiều gai và khi chín có màu vàng nhạt, màng mỏng và hạt gấc màu nhạt hơn.

Có thể tiến hành trồng cây gấc bằng hạt hoặc áp dụng phương pháp chiết cành. Tuy nhiên, bà con nên trồng cây gấc bằng hạt, tuy mất nhiều thời gian hơn nhưng cây khỏe mạnh, sinh trưởng tốt.

Bà con nên lựa chọn các hạt gấc ở những cây gấc cho trái to, sai trái. Đợi trái gấc chín đỏ hoàn toàn thì tiến hành thu trái, sau đó, để cho trái chín rục thêm vài ngày rồi dùng tay bóp lấy hạt.

Xử lý đất trồng cây gấc

Bà con có thể tiến hành trồng cây gấc ở nhiều loại đất khác nhau, trừ vùng đất ngập úng hoặc bị phèn, mặn. Do đó, bà con nên chuẩn bị đất trồng cây gấc có độ tơi xốp cao, giàu chất dinh dưỡng và thoát nước tốt. Có thể trộn hỗn hợp đất gồm đất thịt, xơ dừa, trấu và phân trùn quế.

Thiết kế giàn leo khi trồng cây gấc

Vì đây là cây thân leo nên giống như cây mướp, cây bầu, bà con cần phải đào hố hoặc tạo các rãnh trồng cho cây và làm giàn cho cây gấc leo lên. Khi làm giàn, bà con cần phải đảm bảo giàn chắc chắn, không bị đổ bởi gió bão.

Ngoài ra, có nhiều gia đình thử cho cây gấc bò lên các cây thân gỗ đã chết ở trong vườn hoặc phủ tán cây thân còn sống nhưng năng suất của cây gấc không cao.

Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây gấc cho trái đậu trĩu cành, sai quả

Khi bà con tiến hành trồng gấc bằng hạt, cần phải tiến hành các bước dưới đây:

Bước 1: Làm sạch hạt gấc.

Tiến hành rửa thật sạch lớp nhớt bọc ở xung quanh vỏ hạt để giúp hạt dễ nảy mầm hơn. Tiến hành ngâm hạt gấc trong nước ấm khoảng từ 10 đến 12 tiếng để kích thích hạt nảy mầm.

Bước 2: Gieo hạt gấc vào trong bầu đất.

Sau khi xử lý hạt gấc, bà con chuẩn bị bầu nhựa có đục lỗ ở đáy bầu, kích thước khoảng từ 10x20cm. Cho đất vào và đặt hạt gấc vào trong. Lấp hạt sâu khoảng từ 2-3 cm và tưới ẩm đất, sau đó nén nhẹ hạt.

Kỹ thuật trồng cây gấc bằng hom cho cây nhanh lớn

Bước 1: Đối với bà con muốn trồng cây gấc bằng hom thì nên lựa chọn dây gấc bánh tẻ và cắt thành các đoạn dài khoảng 40cm. Mỗi hom có từ 2-3 đốt là đạt tiêu chuẩn.

Bước 2: Bôi vôi vào hai đầu dây gấc và giâm vào trong một bầu chứa giá thể gồm đất, mùn cưa, phân trùn quế và trấu.

Bước 3: Sau đó, cắm đầu gấc xuống dưới đất khoảng 10cm và đặt nằm nghiêng. Nén quanh gốc cho chặt rồi để đầu ngọn của cây hướng lên phía trên.

Bước 4: Trong suốt quá trình giâm cành, bà con đặt cây ở nơi thoáng mát và giữ ẩm cho bầu đất thường xuyên. Sau khoảng 2-3 tuần, chồi non sẽ mọc lên từ dây bánh tẻ.

Kỹ thuật trồng cây gấc vào hố

Khi cây con đạt chiều cao khoảng 70cm và bắt đầu có tua cuốn, bà con mang cây ra ngoài vườn trồng cố định, thực hiện theo từng bước hướng dẫn dưới đây:

Bước 1: Đào hố đất sâu khoảng 50cm và có đảm bảo khoảng cách giữa các hố khoảng 3m, tránh trồng cây với mật độ dày sẽ tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển và gây hại.

Bước 2: Hố trồng cây nên bón trước một lượng phân chuồng ủ hoai mục và phủ vôi bột trước 1 tháng.

Bước 3: Sau đó, bà con đặt cây con vào trong hố trồng và phủ đất lên, sau đó, nén nhẹ để đảm bảo cây đứng vững.

Bước 4: Tưới nước cho cây 2 lần/ngày và che phủ tạo bóng râm cho cây trong vòng 1 tuần, giúp cây hồi sức.

Chăm sóc sau khi thực hiện kỹ thuật trồng cây gấc

Kỹ thuật trồng cây gấc trái đậu trĩu cành, sai quả - AQ Bice
Sau khi trồng cây gấc bà con cần chú ý đến một vài yếu tố trong quá trình trồng để cây phát triển khỏe mạnh

Sau khi trồng thành công cây gấc, công đoạn chăm sóc cho cây là quan trọng nhất vì sẽ quyết định cây phát triển tốt và sinh trưởng mạnh. Cần phải thường xuyên tưới nước, bón phân đảm bảo đúng liều lượng để cây khỏe mạnh.

Tưới nước và cắt tỉa cành gấc sau khi trồng

Giống với những cây dây leo khác, cây gấc có nhu cầu nước rất cao. Khi mới trồng, bà con cần thường xuyên giữ ẩm cho cây nhưng không được để cây bị ngập úng, gây thối rễ và chết cây.

Thời kỳ cây gấc đang ra hoa và tạo quả sẽ cần lượng nước tưới rất lớn, nếu không, hoa sẽ bị rụng và trái héo, gây giảm năng suất. Do đó, thời điểm này, bà con cần phải thường xuyên theo dõi và tưới nước cho cây, có thể điều chỉnh lượng nước tưới phù hợp với điều kiện thời tiết.

Thường xuyên theo dõi và bắt ngọn gấc leo theo đúng giàn đã tạo. Theo dõi các gốc gấc đã trồng có gốc nào cho ra nhiều trái thì giữ lại. Cắt tỉa những cành mọc không đúng, cành khô để tạo độ thông thoáng cho cây phát triển mạnh hơn.

Bổ sung phân bón cho cây gấc sau khi trồng

Vào mỗi năm, bà con nên bón thúc thêm cho cây gấc vào đầu, giữa hay cuối mùa mưa, giúp cây có đủ dinh dưỡng phát triển và cho nhiều trái, trái to.

Bà con đào rãnh có độ rộng khoảng 10cm, sâu 10cm, hình vành khăn cách gốc khoảng 25-30cm, sau đó, cho phân bón vào trong rãnh rồi lấp đất lại.

Ngoài ra, bà con có thể xếp cỏ khô, rơm rạ lên trên bề mặt của cây để giữ ẩm và chống tình trạng rửa trôi.

Phòng trừ sâu bệnh gây hại cây gấc sau khi trồng

Cây gấc dễ bị sâu bệnh tấn công như rầy mềm, bọ dừa, ruồi đục trái, nhện đỏ, bệnh đốm lá, bệnh cháy lá… Những loài côn trùng này sẽ chích hút, tạo điều kiện cho nấm bệnh tấn công và gây hại cho cây gấc, khiến cây còi cọc, kém phát triển, cho năng suất thấp.

Bà con cần phải thường xuyên thăm vườn để phát hiện kịp thời các loài sâu bệnh gây hại cho cây, từ đó, đưa ra giải pháp xử lý kịp thời.

Kỹ thuật trồng cây gấc đơn giản, cây trồng cho năng suất cao, hiệu quả đã được AQ Bice trình bày trong bài viết trên. Hy vọng bà con có thể tự tay trồng được những cây gấc sai trĩu trái và mang lại nguồn thu nhập lớn. Chúc bà con có thật nhiều mùa vụ gấc bội thu!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *