Hướng dẫn cách trồng khoai mì ra củ to, không bị sâu bệnh

Hướng dẫn cách trồng khoai mì ra củ to, không bị sâu bệnh

26/06/2024

Kích thước chữ

Cách trồng khoai mì đúng kỹ thuật và quá trình chăm sóc phù hợp như thế nào cho chất lượng cao? Tham khảo các cách gieo trồng củ khoai mì đơn giản, đạt năng suất vượt trội cùng AQ trong bài viết sau.

Tìm hiểu về cách trồng khoai mì

Cách trồng khoai mì đúng kỹ thuật, chăm sóc năng suất cao
Trồng khoai mì được thực hiện với kỹ thuật khá đơn giản, cho năng suất thu hoạch cao mỗi vụ

Cách trồng khoai mì được thực hiện trên các loại đất khác nhau, chỉ cần đảm bảo một số yếu tố phù hợp đều có thể mang lại năng suất thu hoạch cao. Vì vậy mà sắn được xem là loại củ dễ trồng, với khả năng chịu đựng điều kiện trồng khắc nghiệt tại nhiều vùng ở nước ta.

Trồng khoai mì với đất rừng, đất luân canh, đất khai thác,… cần có độ tơi xốp, thông thoáng và tránh hiện tượng ngập úng vào ngày mưa. Sắn cho nhiều tinh bột, có hương vị như các loại hạt và cung cấp nhiều dinh dưỡng cho con người.

Chuẩn bị gì trước khi thực hiện cách trồng khoai mì

Cách trồng khoai mì đúng kỹ thuật, chăm sóc năng suất cao
Chuẩn bị các yếu tố quan trọng trước khi gieo trồng củ mì để đạt năng suất thu hoạch cao

Cách trồng cây khoai mì khá đơn giản, tuy nhiên mọi người cũng nên lưu ý chuẩn bị kỹ các yếu tố cần thiết trước khi tiến hành trồng cho cây phát triển thuận lợi, đạt năng suất cao như sau:

Chọn giống khoai mì không sâu bệnh

Các giống khoai mì có năng suất cao thường được gieo trồng như: KM 60, KM 95, KM 98-1, KM 98-5, KM 140, KM94, SM 937-26,… và các giống có năng suất trung bình từ 28 đến 30 tấn, dạng cây gọn cho hàm lượng tinh bột trong khoảng 28% – 30%.

Giống khoai mì để gieo trồng cần lấy từ ruộng sản xuất cho năng suất tốt, hoặc từ ruộng nhân giống riêng đạt 6 tháng tuổi. Đảm bảo cây giống khỏe mạnh, không nhiễm sâu bệnh, loại bỏ các giống bị trầy xước, khô, không đảm bảo chất lượng.

Xử lý đất trồng cây khoai mì

Đất để trồng khoai mì cần phải được làm kỹ trước khi trồng gồm các công đoạn là: Thu gom rễ, tàn dư thực vật, san lấp mặt bằng, xử lý cỏ dại.

Đảm bảo đất trồng được tới xốp, và có độ sâu cho rễ, củ phát triển. Tiến hành cày sâu 20cm, cày 2 lần cách nhau từ 10 – 15 ngày, bừa 2 lần theo thứ tự sau lần cày đầu tiên 7 – 15 ngày và sau lần cày thứ 2 từ 5 – 7 ngày. Lưu ý không lên luống theo chiều dọc của đất sẽ gây ra hiện tượng rửa trôi đất màu.

Thời điểm thích hợp để trồng cây khoai mì

🔹 Đối với đất đỏ, thực hiện trồng vào mùa mưa (từ tháng 4 đến tháng 5).

🔹 Đối với đất xám mọi người có thể chia thành hai vụ trồng như sau:

  • Vụ 1: Trồng bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 5, sau đó thu hoạch từ tháng 1 đến tháng 3 năm sau.
  • Vụ 2: Trồng bắt đầu vào tháng 10 đến tháng 11 sau đó thu hoạch vào tháng 9, tháng 10 năm sau.

Hướng dẫn một số cách trồng khoai mì đơn giãn tại nhà

Dưới đây là chi tiết các bước thực hiện cách trồng khoai mì từ củ cách trồng khoai mì từ cây mọi người cùng tham khảo như sau:

Phương pháp trồng khoai mì từ củ

Áp dụng trồng cây khoai mì từ củ đơn giản cho mọi người cùng thực hiện như sau:

  • Bà con sau giai đoạn thu hoạch sắn được 1 tuần, có thể tiến hành chọn loại củ tốt, đảm bảo không bị sâu bệnh để tiếp tục gieo trồng.
  • Lần lượt cắt củ khoai mì thành miếng dài khoảng 7cm, sau đó chấm mặt cắt vào tro bếp. Lưu ý, đặt ở nơi khô ráo sau đó mới trồng vào bầu.

Ngoài ra, bà con có thể áp dụng ủ sắn nảy mầm để gieo trồng với cách làm như sau:

  • Cắt củ sắn và lấy phần nửa trên, sau đó chấm mặt cắt cùng tro bếp để khô.
  • Đặt củ lên trấu hoặc rơm rạ, mỗi lớp củ trải 1 lớp tro bếp đã trộn cùng phân lân.
  • Phủ lớp rơm cho kín rồi tưới nước thường xuyên, đợi trong vòng 2-3 ngày, mầm nhú lên là có thể mang đi trồng.

Phương pháp trồng khoai mì từ cây

Cách trồng khoai mì đúng kỹ thuật, chăm sóc năng suất cao
Trồng khoai mì từ hom giống được ứng dụng phổ biến, cho vụ mùa đạt chất lượng khi thu hoạch cao

Hiện nay, việc trồng khoai mì bằng hom là phương pháp phổ biến nhất, thường được áp dụng cho năng suất cao với các bước như sau:

Bước 1: Chọn hom giống để trồng

Hom giống lấy từ ruộng cho năng suất cao, ruộng mới thu hoạch vụ trước và không bảo quản quá 2 tháng tính từ thời điểm thu hoạch.

Bước 2: Xử lý hom giống trước khi trồng

🔶 Thời gian bảo quản giống khoai mì trong vòng nhỏ hơn 60 ngày, ở khu vực khô ráo, có bóng mát.

🔶 Tiến hành bó thành từng bó dựng đứng hoặc đặt nằm trong bóng râm, hoặc thực hiện cắm từng cây xuống đất (mỗi cụm từ 500 – 1000 cây). Dùng các loại thuốc diệt côn trùng giúp phòng trừ chúng tấn công.

Bước 3: Thực hiện trồng hom

🔶 Lấy hom khoai mì từ 1/3 ở vị trí đoạn giữa thân, đạt từ 4 đến 6 mắt, chiều dài 15 – 20 cm. Lưu ý không chặt hom quá ngắn hoặc lấy quá dài, cần sử dụng dao sắc để chặt, đảm bảo hom không bị dập.

🔶 Tiến hành xử lý hom trước khi trồng với các hỗn hợp diệt nấm bệnh, côn trùng như rệp sáp tấn công.

🔶 Tiến hành trồng hom đôi và xiên thành hình chữ X, góc nghiêng 45 độ đối với những diện tích mặt đất bằng phẳng.

🔶 Ở các khu vực mưa nhiều, thoát nước kém thì bà con tiến hành kéo luống hoặc lên líp rồi trồng hom đứng và hom xiên.

Mật độ và khoảng cách trồng khoai mì:

  • Đất tốt và đất trung bình, trồng 10.000 cây/ha, khoảng cách 1,0 x 1,0m.
  • Đất xấu trồng 12.500 cây/ha và 16.000 cây/ha, khoảng cách lần lượt 1,0 x 0,8m và 0,8 x 0,8 m.
  • Các diện tích trồng xen có khoảng cách như sau 1,2 x 0,6m/cây hoặc 1,2 x 0,8m/cây, tương đương 11.000 cây và 14.000 cây/ha.

Chăm sóc khoai mì sau khi trồng mau thu hoạch, không sâu bệnh

Trồng và chăm sóc cây khoai mì cần thực hiện thật tốt để mùa vụ đạt năng suất thu hoạch cao, áp dụng một số cách chăm cây như sau:

🔶 Dặm hom: Sau khi trồng sắn từ 10 – 13 ngày, mọi người hãy tiến hành dặm hom khi cây nảy mầm. Cần kiểm tra ruộng trồng liên tục, đặc biệt trong khoảng 20 ngày nếu đất còn độ ẩm thì tiến hành dặm lại các hom yếu, chưa nảy mầm.

🔶 Bón phân: Khoai mì cần nhiều dinh dưỡng để phát triển, lưu ý thời gian bón phân và giai đoạn phù hợp cho từng loại phân bón khác nhau. Bón phân khi đất đảm bảo đủ độ ẩm, tránh bón lúc trời nắng hoặc có mưa lớn

🔶 Trồng luân canh: Bà con có thể luân canh sắn với các cây họ đậu, cây ngắn ngày hoặc lúa để gia tăng năng suất.

🔶 Thu hoạch: Thu hoạch đúng thời điểm theo chu kỳ sinh trưởng từng giống khoai mì khác nhau, đảm bảo hàm lượng tinh bột trong củ đạt ở mức 27 – 30%. Hoặc khi cây có biểu hiện rụng gần hết lá ngọn, chỉ còn lại từ 6 – 9 lá và các lá đã chuyển từ xanh sang vàng nhạt.

🔶 Bảo quản: Thu hoạch xong cần chế biến hoặc vận chuyển đến nơi bán, tránh để phơi nắng ngoài đồng quá 24 tiếng sẽ giảm hàm lượng tinh bột trong củ.

🔶 Phòng trị sâu bệnh: Phun thuốc xử lý, phòng ngừa các loại sâu bệnh tấn công củ sắn như bọ cánh cứng, nhện đỏ, các bệnh cháy lá, thối đọt,… ảnh hưởng chất lượng mùa vụ.

Bài viết từ AQ đã cung cấp một số thông tin hữu ích với chủ đề cách trồng khoai mì và chăm sóc hiệu quả, mang lại năng suất cao. Công ty TNHH Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ hân hạnh luôn đồng hành cùng bà con trong quá trình canh tác, phòng ngừa sâu bệnh cho vườn nhà đạt vụ mùa bội thu.

Sản phẩm được đề xuất cho bài viết này

Công dụng: 💠 Cải thiện cấu trúc đất tạo môi trường thuận lợi cho các vi sinh vật có lợi…
4.67 out of 5
160.000VND
Mua ngay
Công dụng: Cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng giúp cây sinh trưởng phát triển khỏe mạnh.…
125.000VND
Mua ngay
Công dụng: 🔹 Giúp cây thụ phấn tốt, ra hoa nhanh, tăng tỷ lệ đậu trái cho cây trồng. 🔹…
5.00 out of 5
140.000VND
Mua ngay
Công dụng: Bảo vệ, phòng ngừa, hạn chế rụng trái non, nấm trái, cho trái phát triển tốt. Tăng nhanh…
4.00 out of 5
140.000VND
Mua ngay
Công dụng: Tạo mầu hoa, kích thích ra hoa đồng loạt, ra bông nhiều, dưỡng hoa, to cuốn, tăng tỷ…
4.33 out of 5
140.000VND
Mua ngay

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *