Cách trồng cây mắc ca lớn nhanh, trái ra đầy cành

Cách trồng cây mắc ca lớn nhanh, trái ra đầy cành

11/04/2024

Kích thước chữ

Cách trồng cây mắc ca” là từ khóa được nhiều bà con nông dân tìm kiếm khi đã nhận ra được giá trị ẩm thực và giá trị kinh tế mà loại quả này mang lai. Cùng AQ tìm hiểu về loại cây này cũng như kỹ thuật trồng mắc ca qua bài viết sau đây.

Tìm hiểu về cách trồng cây mắc ca

Cách trồng cây mắc ca đúng kỹ thuật và đơn giản
Hạt khá giống với hình cầu với 1 đỉnh nhọn. Nặng khoảng 8-9g và có đường kính khoảng 2-3cm.

Mắc ca là loài thân gỗ cao từ 2 – 12m, lá cây rộng 2 – 13cm, dài 6-30cm, bìa lá có răng cưa nhọn, hoa mọc thành từng chùm dài. Quả của chúng có hình trái đào, khi chín vỏ chuyển từ màu xanh sang nâu. Khi vỏ tự nứt thì bên trong chứa 1 hạt.

Hạt khá giống với hình cầu với 1 đỉnh nhọn. Nặng khoảng 8-9g và có đường kính khoảng 2-3cm. Bên trong hạt có chừa phần nhân màu trắng sữa giàu dinh dưỡng, chiếm ⅓ trọng lượng của hạt.

Cần chuẩn bị gì trước khi thực hiện cách trồng cây mắc ca

Cách trồng cây mắc ca đúng kỹ thuật và đơn giản
Mắc ca yêu cầu lượng mưa >1.200mm/năm và phải phân bố đều cả năm.

Để thực hiện tốt các phương pháp trồng mắc ca thì ngoài tối ưu được kỹ thuật thì bà con nông dân cần chuẩn bị tốt những điều sau để làm tăng khả năng thành công.

Giống: Việc chọn giống trước khi trồng mắc ca là rất quan trọng, bà con nên lựa chọn những giống phù hợp với điều kiện sinh thái trong vườn có khả năng đạt năng xuất cao, ít bị sâu bệnh tấn công, hạt lớn, tán cây vững chắc, khỏe mạnh,…có khả năng đứng vững trước bão lớn, gió lốc.

Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp cho cây phát triển là 12-32 độ C trong đó nhiệt độ tối ưu tốt nhất cho quá trình sinh trưởng là từ 20-25 độ C. Nhiệt độ phù hợp cho sự phân hóa mầm hoa về đêm là 18 – 21 độ C. Nếu nhiệt độ về đêm cao hơn 21 độ C và thấp hơn 12 độ C thì không thể hình thành mầm hoa.

Lượng mưa: Mắc ca yêu cầu lượng mưa >1.200mm/năm và phải phân bố đều cả năm.

Đất: Bà con nên chuẩn bị loại đất thoát nước tốt, không quá sét và phải giàu chất hữu cơ. pH từ 5 – 5,5. Mắc ca có thể sống được trên đất xấu, đất thịt nhẹ tới trung bình và ẩm đều là tốt nhất. Không nên chọn đất phèn mặn, đất kiềm, đá vôi hoặc bị thoái hóa nghiêm trọng do ngập úng.

Hướng dẫn cách trồng cây mắc ca bằng phương pháp ghép trên gốc

Cách trồng mắc ca bằng kỹ thuật này đó là bà con cần chọn lấy cây gốc ghép từ những cây giống tốt có trọng lượng hạt trung bình được 6g/hạt. Tiếp đó loại bỏ những hạt có sâu đục lỗ, hạt đen, có vết nứt cùng những hạt nổi.

Ngâm hạt trong từ 48-72 giờ trong nước lạnh. Khi thấy có một vài hạt nứt ra thì được, vào buổi trưa và tối thì đem đi rửa chua (rửa 2 nước mỗi lần). Sau khi ngâm và rửa sạch thì bà con vớt ra để ráo nước rồi xử lý hạt với thuốc nấm rồi gieo vào luống.

Gieo hạt: Bà con nên xây thành cao khoảng 25-30cm khi luống hạt bắt đầu được gieo. Phủ một lớp cát sạch dày khoảng 20cm vào bên trong luống. Gieo bằng cách gieo thành hàng hoặc rải đều sao cho hạt cách nhau khoảng 2cm. Sau đó, dùng một lớp cát có độ dày khoảng 1-2cm phủ lên hạt.

Chăm sóc: Thường xuyên kiểm tra luống gieo có kiến không, dùng lưới sắt để ngăn chặn chuột và sóc tấn công. Tưới nước ấm cho lướng mỗi ngày 1 lần.

Thông thường ở điều kiện 30-35 độ C, hạt sẽ bắt đầu nảy mầm sau 3-4 tuần gieo. Thời gian dự kiến để toàn bộ luống hạt nảy mầm kéo dài 3-4 tháng.

Trồng và chăm sóc gốc ghép: Khi thấy cây con có 2 lá thật thì bà con bứng cây và cắm vào bầu màu đen, có kích thước 17×27 cm, 8-10 lỗ thoát nước. Các giá thể trồng cây gồm 20% phân chuồng hoai – 75% mặt đất – 5% vỏ trấu hun.

Tiếp đó tưới nước giữ ấm đều đặn cho cây, phân thuốc khi thấy cần thiết và nhổ cỏ. Định kỳ tỉa cành và phá váng cho luống 2-3 tháng 1 lần. Dùng một lớp lưới màu đen bao phủ lên vườn để tránh ánh nắng.

Tiêu chuẩn cây gốc gốc ghép: Cây sau khi bắt đầu cắm vào bầu khoảng 8-10 tháng đã có thể ghép được, tuổi cây từ 8-12 tháng là phù hợp nhất. Khi đó cây sẽ cao 40-50cm, đường kính 0,7-1 cm và có 6-8 tầng lá.

Hướng dẫn cách trồng cây mắc ca bằng kỹ thuật ghép cây mắc ca

Chuẩn bị chồi ghép: Chồi ghép có thể dùng đoạn cành hoặc chồi ngọn của cây mẹ tốt. Trước khi cắt chồi để ghép thì bà con cần phải tiến hành khoanh vị trí đó trước 4-6 tuần. Chồi sau khi cắt thì nên ghép ngay còn nếu phải mang đi xa thì nên bảo quản lạnh trong thùng xốp và không quá 2 ngày.

Tiêu chuẩn chồi ghép: Chồi ghép phải có màu trắng to, nách lá bắt đầu có bật mầm, chiều dài chồi ghép từ 7-10cm, đường kính khoảng 0,5-0,7 cm. Chồi không có dấu hiệu của sâu bệnh có từ 2 – 3 mầm tốt.

Cách trồng mắc ca bằng phương pháp ghép nêm nối ngọn

Bà con sử dụng kéo hoặc dao sau đó cắt bỏ phần ngọn trên của cây gốc ghép, chừa đoạn cách mặt bầu 20-25cm. Nên chọn vị trí cắt ngat sát bên dưới vòng lá.

Tiếp đấy dùng dao chẻ một đoạn 2-2,5cm dọc giữa gốc, chồi ghép cắt vát ở hai phía hình nêm có độ dài 2-2,5cm. Vết cắt yêu cầu phải láng và cân đối ở 2 bên.

Đưa chồi đã cắt áp mặt vào gốc ghép sau cho hai bên vỏ chồi tiếp xúc thật tốt. Nếu đường kính và gốc ghép của 2 bên không bằng nhau thì để một bên gốc ghép và chồi ghép khớp liền với nhau. Dùng dây PE tự hủy bịt kín và quấn chặt từ dưới lên.

Cách trồng mắc ca bằng phương pháp ghép áp

Dùng kéo hoặc dao cắt cành và bỏ đi phần trên ngọn của cây gốc ghép, chừa đoạn cách 20-25 cm so với mặt bầu. Nên chọn vị trí cắt ngay sát mép bên dưới của vòng lá.

Dùng cao vết lát phần thân gốc ghép đoạn 2-2,5 cm. Chồi ghép cũng cắt vát một đoạn 2-2,5cm trên gốc ghép. Vết cắt yêu cầu phải cân đối, láng và phẳng.

Áp mặt 2 bên chồi ghép và gốc ghép sao cho vỏ hai bên tiếp xúc tốt. Nếu đường kính hai bên không đều nhau thì dùng PE tự hủy quấn chặt và bịt kín.

Thời vụ ghép: Không nên ghép vào mùa mưa vì nước mưa khi thấm vào dễ làm cho cây ghép bị chết. Ghép vào tháng 1-2 để có cây vào tháng 6-7.

Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh gây hại cây mắc ca sau khi trồng

Do cây mắc ca thuộc loại chịu hạn tốt, nhưng để đảm bảo tỷ lệ đậu trái cũng như hạn chế trái non bị rụng thì bà con cần tưới nước chống hạn vào mùa khô hoặc trong thời kỳ khô hạn kéo dài. Tưới lượng nước khoảng 30l/gốc/lần.

Bón định kỳ 2 – 3 năm/lần với lượng 20-30 kg/gốc phân chuồng hoai. Nếu không có phân chuồng thì có thể sử dụng các loại phân hữu cơ khác.

Thường xuyên ra thăm vườn mắc ca để kịp thời phát hiện các dấu hiệu của sâu hại hoặc bệnh trên cây. Tưới nước đúng lúc để cung cấp chất dinh dưỡng và rửa trôi rệp sáp gây hại,…

Thu hoạch và bảo quản hạt mắc ca sau thu hoạch

Cách trồng cây mắc ca đúng kỹ thuật và đơn giản
Quả mới rụng có hàm lượng nước tới 30% do đó phải nhanh chóng tác và hong khô hạt trong bóng râm cho đến khi lượng nước còn khoảng 10%.

Quả mắc ca sẽ tự rụng khi chín, bà con cần nên vệ sinh sạch sẽ vườn và dọn dẹp cỏ dại để thuận lợi trong việc thu lượm. Cách thu hoạch chín đó chính là nhặt quả chín rụng, lúc này vỏ quả đã nứt sẵn có thể tách lấy hạt trực tiếp trong vườn.

Có thể thu hoạch những quả đang nằm ở trên cây, tuy nhiên bà con phải đảm bảo quả đã đạt đủ độ già. Quả mới rụng có hàm lượng nước tới 30% do đó phải nhanh chóng tác và hong khô hạt trong bóng râm cho đến khi lượng nước còn khoảng 10%.

Câu hỏi liên quan về cách trồng cây mắc ca

Ngoài những câu hỏi liên quan đến cách trồng mắc ca thì cũng có nhiều bà con quan tâm đến những câu hỏi khác như sau:

Khoảng cách trồng cây mắc ca

Khoảng cách trồng mắc ca phù thuộc vào mật độ, điều kiện đất, phương thức trồng cũng như giống mắc ca, có thể trồng với mật độ như sau: 833 cây/ha khoảng cách 3x4m; Khoảng cách 5x8m 220 cây/ha; Khoảng cách 5×5 400 cây/ha,…

Trồng cây mắc ca bao lâu có thể thu hoạch?

Thông thường bắt đầu từ năm thứ 4 cây mắc ca đã bắt đầu cho trái và từ năm thứ 8 trở đi năng suất của vườn sẽ trở nên ổn định hơn.

Hy vọng, AQ đã trả lời được cho câu hỏi “Cách trồng cây mắc ca?” của bà con qua bài viết sau đây cũng như đã giúp người nông dân có thêm kiến thức về loại cây cho hạt này. AQ chúc bà con thật nhiều sức khỏe và nếu như có bất cứ thắc mắc nào cần tư vấn thì hãy gọi đến số: 028 8889 7322.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *