Phòng trị bệnh trên cây măng cụt thường gặp và Nguyên nhân

Phòng trị bệnh trên cây măng cụt thường gặp và Nguyên nhân

07/06/2024

Kích thước chữ

Bệnh trên cây măng cụt là lý do khiến cho vườn bị giảm năng suất nghiêm trọng, cây trồng kém phát triển làm cho bà con nông dân lo lắng khi phải canh tác. Hiểu được những nỗi lo đó, AQ đã tổng hợp một số bệnh thường gặp ở măng cụt mà bà con có thể tham khảo sau đây.

Tìm hiểu về các bệnh trên cây măng cụt thường gặp

Các bệnh trên cây măng cụt thường gặp: Nguyên nhân và phòng trị?
Măng cụt là một trong những loại cây được ưa chuộng nhất ở khu vực Đông Nam Á

Măng cụt là một trong nhiều loại trái cây được ưa thích ở Đông Nam Á. Đặc biệt, ở Việt Nam măng cụt rất được ưa chuộng bởi vị ngọt thanh, thơm ngon, đôi khi chua nhẹ của nó.

Đặc điểm hình dáng của cây măng cụt

Măng cụt là loại cây dạng thân mộc, dán trung bình và cân đối. Những cây trưởng thành có kích thước 10 – 25m với đường kính thân 25 – 35cm. Tán có dạng hình chóp nón, cành từ thân đâm ra không đồng đều.

Một số giống măng cụt phổ biến

Măng cụt Lái Thiêu: Giống này có cuống ti, hình tròn dạng bầu, quả màu tím đậm và có vị chua ngọt đặc trưng. Do đó, chúng gây ấn tượng mạnh mẽ cho người mua bởi hương vị mạnh mẽ.

Măng cụt Thái Lan: Măng cụt Thái Lan thường có cuống nhỏ hơn những giống khác nhưng sẽ dài hơn, vỏ màu nâu da cam. Thịt có vị ngọt, múi mềm rất dễ nhai và nuốt.

Các bệnh trên cây măng cụt thường gặp và nguyên nhân gây ra

Nhằm giúp vườn của bà con phát triển khỏe mạnh, đạt năng suất cao thì AQ đã tổng hợp một số bệnh ở cây măng cụt mà quý nhà nông có thể tham khảo để bổ sung thêm kiến thức cho mình như sau

Bệnh thán thư ở cây măng cụt

Nguyên nhân: Nấm Colletotrichum gloeosporioides cùng Colletotrichum acutatum là nguyên nhân khiến cho cây măng cụt bị mắc phải bệnh tháng thư. Chúng phát triển mạnh ở môi trường ẩm ướt và ấm áp.

Triệu chứng:

⚫ Vết bệnh ở lá: Những chiếc lá măng cụt bị nhiễm bệnh sẽ xuất hiện các vết hại nhỏ, sẫm màu khi bệnh càng phát triển to dần ra rồi trũng xuống với đường viền rõ ràng.

⚫ Vết bệnh ở quả: Trên quả sẽ xuất hiện một số vết thương hình tròn hoặc hình hoặc có dạng không đồng đều. Ban đầu bắt đầu là các đốm nhỏ, trũng rồi dần dần to ra, trở nên sẫm màu và sần sùi trên thời gian.

Bệnh thối rễ ở cây măng cụt

Nguyên nhân: Nấm Phytophthora là nguyên nhân khiến cho rễ cây của măng cụt bị thối. Bào tử nấm hại tồn tại dưới đất rồi bám lên rễ gây nên hiện tượng thối. Chúng phát tán rộng rãi nhờ nước mưa.

Triệu chứng: Bà con dùng dụng cụ làm vườn đào rễ lên nếu thấy rễ bị thối, nhũn, có mùi hôi thì chứng tỏ cây bị bệnh thối rễ (đặc điểm đặc trưng của bệnh). Ngoài ra, măng cụt bị thối rễ cây sẽ phát triển kém, lá vàng,…

Bệnh phấn trắng ở cây măng cụt

Nguyên nhân: Nấm Erysiphe là tác nhân chính khiến cho măng cụt bị mắc phải bệnh phấn trắng hay bệnh nấm phấn trắng. Loài nấm hại sẽ ký sinh chuyên tính rồi bám vào lá cây, tiếp đến chúng tạo vòi đâm vào tế bào ở trên lá và quả để hút chích chất dinh dưỡng.

Triệu chứng: Lá cây sẽ xuất hiện một lớp phấn màu trắng, quả và thân cũng sẽ tương tự (đây là dấu hiệu đặc trưng của căn bệnh này). Lớp phấn trắng này ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của cây, khiến cho măng cụt còi cọc, kém phát triển.

Bệnh đốm lá ở cây măng cụt

Nguyên nhân: Vi khuẩn và nhiều loại nấm khác nhau là lý do khiến cho măng cụt bị mắc phải bệnh đốm lá. Bệnh phát triển mạnh trong môi trường ẩm ướt và độ ẩm cao. Nếu không kịp thời phát hiện và đưa ra các biện pháp phòng ngừa thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng.

Triệu chứng: Ban đầu lá cây sẽ xuất hiện các đốm hình tròn hoặc hình dạng thất thường và được bao phủ bởi quầng màu vàng. Về dần, các đốm này sẽ kết hợp lại với nhau gây rụng lá nếu nhiễm trùng nặng.

Bệnh chết ngược cành ở cây măng cụt (Dieback)

Nguyên nhân: Nấm Botryosphaeria là nguyên nhân khiến cho măng cụt bị nhiễm phải bệnh chết ngược cành. Các yếu tố căng thẳng khiến cho bệnh càng trở nặng hơn đó là: Hạn hán, cắt tỉa gây ra vết thương lên cây,…

Triệu chứng: Những cây măng cụt bị mắc phải bệnh chết ngược cành thì cành của chúng sẽ bị thối rữa với vỏ trũng, đổi màu,…Nếu không kịp thời phát hiện bệnh sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của cây dẫn đến chết cây.

Bệnh vi khuẩn gây hại ở cây măng cụt

Nguyên nhân: Vi khuẩn là nguyên nhân chính tấn công cây, chúng tồn tại trong tàn dư của đất từ vụ cũ hoặc giống măng cụt đã bị nhiễm từ trước. Nếu không kịp thời đưa ra các biện pháp phòng ngừa thì sẽ rất khó để chữa trị.

Triệu chứng: Lá, thân và quả sẽ xuất hiện một số vết bệnh sẫm màu và bị trũng. Những quả măng cụt bị nhiễm bệnh có khả năng sẽ xuất hiện hiện tượng xì mủ và rụng sớm. Cây còi cọc, kém phát triển.

Tác hại do các bệnh trên cây măng cụt gây ra

🔴 Cây măng cụt bị nhiễm bệnh thường sẽ trở nên còi cọc, kém phát triển, sức đề kháng bị yếu đi khả năng cao sẽ trở thành ổ dịch cho những nấm hại, vi khuẩn gây bệnh khác.

🔴 Các bệnh ở cây măng cụt sẽ làm cho năng suất và chất lượng của vườn đó bị giảm đi, gây nên thiệt hại không nhỏ về kinh tế của hộ nông dân.

🔴 Nếu không đưa ra các biện pháp phòng ngừa kịp thời thì bệnh sẽ nhanh chóng lây lan sang những vườn cây trồng lân cận khác.

Hướng dẫn cách phòng trị các bệnh trên cây măng cụt thường gặp hiệu quả

Bệnh trên cây măng cụt là một trong nhiều câu hỏi của bà con nhằm bảo vệ vườn của mình luôn khỏe mạnh, đạt năng suất cao. Cùng AQ tìm hiểu thêm.
Chi tiết các phương pháp phòng ngừa bệnh trên cây măng cụt

Hiểu rằng không một bà con nông dân nào muốn vườn của mình bị nấm hại, vi khuẩn tấn công, gây nên thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế. AQ đã tổng hợp một số biện pháp nhằm khắc phục tác nhân gây bệnh hiệu quả như sau.

Cách chăm sóc phòng ngừa bệnh thường gặp ở cây măng cụt

✅ Lựa chọn những giống măng tốt, sạch bệnh có khả năng phát triển trước nhiều yếu tố bất lợi từ xung quanh.

✅ Cày xới đất trước khi gieo hạt để diệt trừ tàn dư của mùa vụ trước.

✅ Cung cấp đầy đủ những chất dinh dưỡng để măng cụt có thể phát triển lớn mạnh.

✅ Thường xuyên thăm vườn và quan sát để kịp thời phát hiện những triệu chứng thất thường ở cây.

Dùng thuốc hóa học xử lý bệnh thường gặp ở cây măng cụt

Đối với các vườn măng cụt bị nấm bệnh và vi khuẩn gây hại tấn công một cách nghiêm trọng, độ lây lan quá nhanh khiến cho bà con không thể kiểm soát được thì lúc này thuốc hóa học với đặc tính mạnh sẽ tiêu diệt tác nhân gây bệnh một cách nhanh chóng và hiệu quả sẽ được ưu tiên.

⚠️Cảnh báo: Đặc tính mạnh của thuốc sẽ khiến cho cây cối trong vườn trở nên bị ảnh hưởng, đất đai bị khô, cạn dinh dưỡng nếu như sử dụng quá liều lượng. Người nông dân phun thuốc cũng bị ảnh hưởng tới sức khỏe bởi tiếp xúc với chất hóa học.

Thuốc đặc trị bệnh trên cây măng cụt bằng Phy FusaCo an toàn cho cây

Các bệnh trên cây măng cụt thường gặp: Nguyên nhân và phòng trị?
Phy FusaCo sẽ tiêu diệt nấm hại, vi khuẩn gây bệnh trên cây măng cụt. Giúp cây khỏe mạnh, phát triển tốt

Nhằm giúp bà con nông dân bảo vệ vườn măng cụt của mình tránh xa khỏi các tác nhân gây bệnh, giúp cây phát triển tốt, đạt năng suất cao,…AQ xin chia sẻ tới quý nhà nông thuốc trị bệnh cây măng cụt, bà con có thể tìm hiểu thêm như sau.

Thành phần của thuốc trị bệnh hại ở măng cụt Phy Fusaco

1,5×10^8 Bacillus subtilis, Chaetomium spp, Trichoderma spp (Sản xuất theo công nghệ kết hợp các nấm bào tử đối kháng với những hoạt chất Enzyme ngoại bào).

Công dụng của thuốc trị bệnh hại ở măng cụt Phy Fusaco

✅ Ngăn ngừa các bệnh hại do nấm:Colletotrichum, Guignardia bidwelli, Phytophthora, Fusarium… gây ra các bệnh: thán thư, thối rễ, chết ngược cành, ghẻ loét, sương mai, chết dây,…

✅ Tăng khả năng kháng bệnh cho măng cụt, giúp chống chịu những tác nhân gây bệnh.

✅ Thuốc trị bệnh cây măng cụt có thời gian hiệu lực dài và không gây ảnh hưởng tới môi trường.

Hướng dẫn sử dụng thuốc trị bệnh hại ở măng cụt Phy Fusaco

Phun trị nấm gây bệnh ở cây măng cụt: Pha 400 – 600 lít nước cùng 250ml Phy FusaCo. Phun cẩn thận thân – lá – cành và dưới gốc cây. Sử dụng định kỳ 5-7 ngày/lần.

Phun phòng nấm gây bệnh ở cây măng cụt: Pha 800-1000 lít cùng 250ml Phy FusaCo nước sạch. Tùy vào mức độ và độ rộng của vườn sử dụng 15-30 ngày/ lần để đạt được hiệu quả cao nhất.

Hy vọng, bà con nông dân không còn lo lắng khi đã có thêm kiến thức về bệnh trên cây măng cụt thông qua bài viết trên: Nguyên nhân, triệu chứng, hậu quả, phương pháp phòng trừ,…AQ chúc quý nhà nông thành công trong việc giúp vườn của mình đạt năng suất cao.

Sản phẩm được đề xuất cho bài viết này

Công dụng: 💠 Phòng trừ bệnh do Phytopthora, Fusarium, Collectotricum....gây ra các bệnh nứt thân, xì mủ, thán thư, thối…
5.00 out of 5
250.000VND
Mua ngay

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *