Phòng trừ sâu năn hại lúa hiệu quả và an toàn cho cây

Phòng trừ sâu năn hại lúa hiệu quả và an toàn cho cây

31/05/2024

Kích thước chữ

Sâu năn hại lúa là một trong số những sâu bệnh hại có độ phổ biến và gây hại rộng rãi ở nhiều quốc gia. Tuy nhiên, về khả năng ứng phó sâu năn tại một số khu vực trồng lúa ở Việt Nam chưa được đảm bảo. Người dân chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc nhận biết và điều trị loài sâu bệnh này.

Tổng quan về loài sâu năn hại lúa

Cảnh báo sâu năn hại lúa & Phòng trừ hiệu quả
Sự xuất hiện của muỗi hành gây ra nỗi lo lắng của bà con trồng lúa

Sâu năn hại lúa hay còn gọi là muỗi hành, có tên khoa học là Orseolia oryzae. Chúng thường xuất hiện ở những vùng canh tác lúa 3 vụ, phần lớn là vụ Đông Xuân và Hè Thu do đáp ứng điều kiện môi trường sinh trưởng.

Sâu năn tấn công ruộng lúa ở giai đoạn từ mạ → cuối đẻ nhánh. Mức độ lây lan của muỗi hành cao nên công tác ngăn ngừa cũng gặp nhiều khó khăn.

Ngoài ra, kiến thức bệnh hại của người dân chưa được cập nhật đầy đủ gây ra một số lỗ hổng trong canh tác lúa, khiến vụ lúa giảm năng suất do không phát hiện sớm dấu hiệu sâu năn hại cây lúa.

Đặc điểm hình dáng và vòng đời của sâu năn hại lúa

Cảnh báo sâu năn hại lúa & Phòng trừ hiệu quả
Vòng đời của sâu năn hại lúa

1️⃣ Giai đoạn trứng từ 3 – 8 ngày.

Trứng sâu năn thường nở vào sáng sớm, hình bầu dục, dáng dài, bề mặt trơn bóng. Ban đầu trứng có màu trắng sữa, sau đó chuyển thành màu đỏ tím.

2️⃣ Giai đoạn sâu non từ 3 – 5 ngày.

Sâu non là đối tượng gây chính trên cây lúa. Sâu có 3 tuổi, giai đoạn đẫy sức thân màu trắng sữa, dịch bên trong màu hồng nhạt.

Chúng tiến lên phần giữa của bẹ và thân lúa, di chuyển tới đỉnh sinh trưởng, sau đó bắt đầu cắn phá và thải ra chất độc. Độc tố của sâu năn khiến gốc bẹ lúa phồng to, đọt lúa phát triển nhưng bên trong rỗng tạo hình “ống hành”.

Mặt lá “ống hành” màu trắng nhạt, kích thước ống 10 – 30cm x 1cm, đầu ống hành bịt kín.

3️⃣ Giai đoạn nhộng từ 16 – 19 ngày.

Khi thấy “ống hành” vươn ra ngoài là dấu hiệu sâu non hóa nhộng. Thân nhộng màu da cam, khi chuẩn bị vũ hóa nhộng sâu năn sẽ di chuyển lên ngọn và để lộ nửa thân. Vỏ nhộng thường nằm trên đầu ống hành.

4️⃣ Giai đoạn trưởng thành từ 5 – 7 ngày.

Muỗi hành cái có kích thước dài hơn muỗi hành đực. Phần đầu nhộng màu đỏ, mắt đen, râu vàng dạng chuỗi hạt. Bàn chân 5 đốt, bụng 10 đốt màu đỏ da cam. Cánh có lông mịn.

Muỗi cái đẻ trứng vào buổi tối từ 100 – 200 trứng, trứng nằm rải rác ở các phiến lá gần gié, bẹ lá.

Dấu hiệu nhận diện sâu năn hại lúa xuất hiện

Cảnh báo sâu năn hại lúa & Phòng trừ hiệu quả
“Ống hành” và các vết đen trên mặt lá lúa là dấu hiệu nhận biết đặc trưng khi sâu năn hại lúa

Khu vực trồng lúa độ ẩm tăng cao, nhiệt độ nóng ẩm là môi trường lý tưởng để sâu năn hại lúa phát sinh và gây hại. Đặc biệt, chúng cực kỳ ưa thích đồng ruộng ngập nước, cây lúa xanh tốt nhờ bón dư đạm. Đây là nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng của loài sâu hại này.

Một số triệu chứng của cây lúa bị sâu năn cắn phá: cây lúa lùn, đâm nhiều chồi, thân hơi cứng, chiều ngang của cây lúa nở to, lá lúa xanh thẫm, tép lúa có dạng cọng hành.

Sâu năn hại lúa gây ra tác hại như thế nào?

Khu vực trồng lúa vùng Đồng bằng sông Cửu Long xuất hiện muỗi hành với mật độ biến động. Trước hết, cây lúa bị sâu năn gây hại thường sinh trưởng kém, số nhánh lúa giảm do một lượng nhánh biến thành “ống hành.

Những tép lúa này không thể cho bông, trường hợp bị nhẹ có thể mọc chồi đẻ nhánh mới bù lại.

Mặt khác, khi mật độ sâu năn vượt hơn 50% trên tổng diện tích đồng ruộng, khả năng cao sẽ phải tiêu hủy ruộng lúa vì không thể thu hoạch. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn kinh tế của bà con do thất thu vụ mùa.

Một số cách phòng trừ sâu năn hại lúa an toàn, hiệu quả

Cảnh báo sâu năn hại lúa & Phòng trừ hiệu quả
Một số biện pháp canh tác ngăn sâu năn hữu hiệu trên đồng ruộng

Để phòng trừ hiệu quả sâu năn trên ruộng lúa, cần thực hiện đúng hoạt động canh tác ngay từ đầu vụ để giảm thiểu tối đa khả năng xuất hiện sâu bệnh. Riêng những ruộng lúa đang làm đòng hoặc tới giai đoạn trổ bông rất khó để xử lý tận gốc.

Phương pháp chăm sóc phòng ngừa sâu năn gây hại ở cây lúa

✅ Đối với những ruộng lúa đang trong giai đoạn đẻ nhánh, nên bón phân nên cây lúa đẻ nhánh mới kết hợp phun thuốc diệt sâu năn.

✅ Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng, xử lý lúa hoang, lúa chét, cỏ dại cũng như cỏ bờ xung quanh tránh tạo nơi trú ẩn cho muỗi hành.

✅ Khi làm đất nên san phẳng mặt ruộng, tránh để nước ruộng sâu hơn 5cm.

✅ Dùng bẫy sinh học để bắt con trưởng thành.

✅ Gieo sạ lúa theo mật độ khuyến cáo, không sạ cấy dày.

✅ Cân đối hàm lượng NPK trong phân bón, không bón dư thừa đạm thời kỳ cây mạ – đẻ nhánh.

✅ Phát triển các loài thiên địch của sâu năn hại lúa như: ong bắp cày, ong ký sinh nhộng.

✅ Lưu ý hạn chế phun các loại thuốc trừ sâu từ khi gieo đến 40 ngày sau sạ để bảo vệ thiên địch.

✅ Thăm ruộng định kỳ để sớm phát hiện trứng sâu năn và muỗi trưởng thành trong ruộng lúa, áp dụng các biện pháp xử lý tương ứng.

Dùn thuốc hóa học xử lý sâu năn hại gây hại ở cây lúa

Trong trường hợp khẩn cẩn, bà con có thể sử dụng các hoạt chất như Abamectin + Indoxacarb, Alpha-cypermethrin, Carbosulfan để xử lý sâu năn trên cây lúa. Lưu ý phun thuốc theo hướng dẫn trên bao bì, không lạm dụng thuốc hay phun quá liều.

Cảnh báo: Thuốc hóa học có khả năng gây chết thiên địch khi sử dụng nhiều ở đầu vụ.

Thuốc đặc trị sâu năn hại lúa Mebe Pa (chuyên lúa) an toàn cho cây

Cảnh báo sâu năn hại lúa & Phòng trừ hiệu quả
Sản phẩm Mebe Pa chuyên dụng cho mọi giống lúa, xử lý mọi loại sâu bệnh hại

Một sản phẩm sinh học dành riêng cho loài sâu bệnh trên ruộng lúa, tiêu diệt tận gốc, ngăn ngừa tái nhiễm, được nhiều nhà nông tin dùng: Thuốc đặc trị sâu năn hại lúa Mebe Pa.

*Mebe Pa (chuyên lúa) sản xuất bởi Công ty TNHH Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ.

Thành phần thuốc trị sâu năn gây hại ở cây lúa Mebe Pa

Mebe Pa là sự kết hợp giữa vi khuẩn Bt, các vi sinh vật có lợi (Beauveria sp, Metarhizium spp, Paecilomyces sp, Verticillium sp), cùng vi-rút Nucleo Polyhedrosis (NPV) ức chế và diệt trừ sâu năn từ ấu trùng đến trưởng thành.

  • Bacillus thuringiensis (Bt): 1 x 108 CFU/g.
  • Metarhizium sp: 1 x 105 CFU/g.
  • Beauveria sp: 1 x 105 CFU/g.

Công dụng thuốc trị sâu năn gây hại ở cây lúa Mebe Pa

✔️ Tác động phổ rộng trên toàn diện tích đồng ruộng, hạn chế sự sinh trưởng và phát triển của sâu năn.

✔️ Nấm 3 màu ký sinh và gây hại ngược lại sâu ăn, khiến chúng ngừng cắn phá từ 1 – 3 ngày, sau đó chết khô và chuyển hóa thành chất hữu cơ dễ tiêu cho cây lúa.

✔️ Virus NPV xử lý lứa sâu năn có khả năng kháng thuốc cao.

✔️ Góp phần nâng cao hệ miễn dịch cho cây lúa trước các tác nhân gây stress như thời tiết, nấm khuẩn, virus và nấm bệnh.

✔️ Thuốc trị sâu năn hại lúa không ảnh hưởng đến các loài thiên địch, an toàn cho cây lúa và sức khỏe người sử dụng.

Hướng dẫn sử dụng thuốc trị sâu năn gây hại ở cây lúa Mebe Pa

🔹 Phun trị sâu năn trên cây lúa: 100ml Mebe Pa + 100 – 200 lít nước, phun nhắc lại sau 3 – 5 ngày.

🔹 Phun phòng trừ sâu năn hại lúa: 100ml Mebe Pa + 200 – 400 lít nước, mỗi đợt phun định kỳ cách 10 – 20 ngày.

🔸 Cách phun: Phun ướt đẫm cây lúa, nên dùng máy bay để đảm bảo độ phủ của thuốc trị sâu năn.

Mong rằng với những thông tin về sâu năn hại lúa phía trên đã giúp bà con hiểu hơn về loài sâu bệnh này. Từ đó chuẩn bị phương án phòng ngừa hữu hiệu, đảm bảo năng suất ruộng lúa, nâng cao chất lượng hạt lúa đạt chuẩn xuất khẩu.

Sản phẩm được đề xuất cho bài viết này

- Vi khuẩn Bt sản sinh tạo tinh thể gây độc cho các loại sâu hại sau 2-3 ngày phun.…
5.00 out of 5
130.000VND
Mua ngay

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *