Cách phòng trừ sâu ăn lá nho hiệu quả và an toàn cho cây

Cách phòng trừ sâu ăn lá nho hiệu quả và an toàn cho cây

17/05/2024

Kích thước chữ

Sâu ăn lá nho là một trong những vấn đề mà bà con nông dân làm vườn cần nên đặc biệt lưu ý. Vì chúng sẽ trực tiếp khiến cây trồng kém phát triển, làm giảm năng suất của vườn. Cùng AQ tìm hiểu rõ hơn về loài sâu hại này thông qua bài viết sau đây.

Tổng quan về loài sâu ăn lá nho

tong quan sau an la nho
Nếu không kịp thời phát hiện và phòng ngừa thì sâu ăn lá nho sẽ nhanh chóng tấn công khiến vườn bị trụi lá

Nho bị sâu ăn lá luôn là nỗi ám ảnh của nhiều hộ nông dân làm vườn bởi những tác hại mà nó mang lại. Chúng nấp bên trong lá để ăn, khiến cho cây mất dần khả năng quang hợp. Nếu không kịp thời phát hiện và phòng ngừa thì vườn nho sẽ nhanh chóng bị trụi lá.

Các loại sâu ăn lá nho thường gặp nhất

Sâu ăn lá cây nho hiện nay có rất nhiều loại, nhưng phổ biến và thường bắt gặp nhất trong vườn là: Sâu khoang, sâu tơ, sâu xám, sâu xanh ăn lá.

Sâu khoang

Hiện trạng sâu ăn lá nho trong vườn và cách xử lý triệt để
Sâu khoang thường hoạt động mạnh vào ban đêm, thích những nơi có mùi chua ngọt và có ánh sáng bước sóng ngắn

Sâu khoang còn có tên khác là sâu ăn tạp. Chúng không chỉ tấn công lên cây dại mà còn gây tác động đến lá nho trong vườn. Loại sâu này thường đẻ trứng trên thành tổ, được bao phủ bởi một lông mịn phía ngoài.

Những con sâu non thường sống theo bầy đàn nhưng sẽ chuyển riêng lẻ ra khi lớn dần. Vòng đời của sâu ăn tạp diễn ra từ 22 – 30 ngày và được chia thành 4 giai đoạn: Trứng – Sâu non – Nhộng – Con trưởng thành.

Trứng: Trứng của sâu khoang có hình bán cầu, màu vàng khi mới đẻ. Bên ngoài được bao phủ bởi một lớp lông mịn màu vàng rơm. Mỗi ở thường có từ 50 – 200 trứng.

Sâu non: Sâu non mới nở sẽ có màu xanh sáng sau có màu xám xanh tới nâu đen với các sọc vàng hoặc trắng xuất hiện trên đốt bụng.

Nhộng: Sau khi những con sâu non hấp thụ đủ chất dinh dưỡng chúng sẽ tiến hành vào giai đoạn hóa nhộng. Nhộng sâu có màu đỏ sẫm, có một đôi gai ngắn xuất hiện ở cuối bụng.

Sâu trưởng thành: Những con sâu trưởng thành có kích thước khoảng 38 – 50mm, màu xám hoặc nâu xám, cánh sau có màu hơi trắng, cánh trước màu nâu vàng. Chúng thường hoạt động mạnh vào ban đêm, thích những nơi có mùi chua ngọt và có ánh sáng bước sóng ngắn.

Sâu tơ

Hiện trạng sâu ăn lá nho trong vườn và cách xử lý triệt để
Vòng đời của sâu tơ diễn ra từ 24 – 32 ngày và được diễn ra qua 4 giai đoạn: Trứng – sâu non – hóa nhộng – sâu trưởng thành.

Sâu tơ có tên khoa học là Plutella xylostella linnaeus, là loài chuyên tấn công và gây hại đến lá đặc biệt là với cây nho và và những cây rau cải, khiến cho bộ lá không thể phát triển. Vòng đời của chúng diễn ra từ 24 – 32 ngày và được diễn ra qua 4 giai đoạn: Trứng – sâu non – hóa nhộng – sâu trưởng thành.

Trứng: Trứng của sâu tơ ăn lá cây nho có đường kính khá nhỏ từ 0,3 – 0,5mm. Hình bầu dục, dẹp và có màu trắng ngà. Thường được phát hiện ở dưới mặt lá, gần gân chính và sẽ được nở trong 3 -4 ngày.

Sâu non: Sâu non có thân phình to ở giữa, hai đầu nhọn, màu nhạt, có hai đầu nhọn, thân được chia đốt rõ ràng. Sau thời gian phát triển chúng sẽ hóa nhộng.

Nhộng: Khi mới biến thành nhộng sẽ có màu xanh nhạt sau 2 ngày chuyển dần sang màu vàng nhạt. Chiều dài nhộng từ 05 – 07 mm và bao bọc bởi những sợi tơ.

Sâu trưởng thành: Sâu tơ trưởng thành có sải cánh rộng từ 14 – 15mm, chiều dài khoảng 6 – 7 mm. cánh trước màu nâu, râu đầu dài từ 3 – 3,5 mm và luôn rất linh hoạt. Mỗi con cái trưởng thành có thể đẻ khoảng 50 – 200 trứng.

Sâu xám

Hiện trạng sâu ăn lá nho trong vườn và cách xử lý triệt để
Sâu non có kích thước khoảng 37 – 47mm., thân có màu xám, đen bóng. Khi quan sát kỹ bà con sẽ thấy phía lưng có 4 u lông nhỏ

Sâu xám có tên khoa học là Agrotis thuộc họ ngài đen. Chúng tấn công và gây hại đặc biệt đến lá của cây nho, làm ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và khả năng sinh trưởng của cây trồng. Giống với các loài sâu ăn lá cây nho khác, sâu xám phát triển qua 4 giai đoạn: Trứng – sâu non – nhộng – trưởng thành.

Trứng: Trứng sâu xám mới đẻ có màu trắng sữa, màu tím sẫm khi gần nở, có dạng hình cầu dẹt. Thường được đẻ vào ban đêm và nằm rời rạc từng quả trên đất.

Sâu non: Sâu non có kích thước khoảng 37 – 47mm., thân có màu xám, đen bóng. Khi quan sát kỹ bà con sẽ thấy phía lưng có 4 u lông nhỏ, dưới có 4 u lông lớn hơn.

Nhộng: Sau khi đã hấp thụ đủ chất dinh dưỡng thù sâu non sẽ tiến hành vào giai đoạn hóa nhộng, nhộng dài khoảng 18 – 24mm, cuối bụng có đôi gai ngắn.

Sâu trưởng thành: Sâu xám hại lá nho trưởng thành còn có tên gọi khác là ngài. Chúng có màu nâu tối và thân dài từ 16 – 23cm.

Sâu xanh ăn lá

Hiện trạng sâu ăn lá nho trong vườn và cách xử lý triệt để
Sâu xanh ăn lá thường xuất hiện ở những khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới.

Sâu xanh ăn lá là loài côn trùng gây hại, chuyên tấn công và làm ảnh hưởng đến lá. Chúng thường xuất hiện ở những khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Loài sâu này không chỉ tấn công nho mà còn gây hại cho các loài rau củ quả.

Vòng đời của sâu ăn lá trên cây nho diễn ra từ 20 – 40 ngày và theo 4 giai đoạn: Trứng –  sâu non – nhộng – trưởng thành.

Trứng: Trứng có kích thước tương đối nhỏ chỉ khoảng 0,5 mm. Có màu trắng đục, hơi ngả vàng đến khi gần nở. Thông thường mất từ 2 – 4 ngày để ủ trứng.

Ấu trùng: Sau khi nở, những ấu trùng sẽ xuất hiện. Đây là giai đoạn mà cây bị ảnh hưởng xấu nhiều nhất vì những ấu trùng mới sẽ không ngừng tấn công lá và hút chất dinh dưỡng của cây.

Nhộng: Ấu trùng sẽ sẽ bắt đầu lột xác dần và tiến vào giai đoạn hóa nhộng, nhộng có màu  nâu nhạt và sau vài ngày sẽ có màu đen.

Con trưởng thành: Khi trưởng thành, sâu sẽ hóa thành bướm có cánh trước màu trắng, đôi cánh rộng 20 – 25cm. Chúng sẽ bắt đầu bay đi và đẻ trứng. Những vòng đời con mới sẽ bắt đầu từ đây.

Nhận biết sâu ăn lá nho xuất hiện trong vườn

Khi thăm vườn nho bị sâu ăn lá tấn công thì bà con sẽ không khó để phát hiện có những vết cắn đủ hình dạng xuất hiện trên bề mặt lá. Xung quanh có những vỏ xác nhộng nằm rải rác xung quanh cây.

Chúng thường cuốn lá lại rồi làm tổ bên trong để thuận tiện cho quá trình hút chích và sinh trưởng. Phía dưới lá sẽ có những những vật thể nhỏ màu trắng, là trứng do sâu đẻ ra.

Tác hại do sâu ăn lá nho gây ra cho vườn cây

Những cây nho bị sâu ăn lá tấn công thường sẽ trở nên còi cọc, chậm phát triển do không thể thực hiện quá trình quang hợp.

Năng suất và chất lượng của vườn nho bị sâu ăn lá tấn công sẽ bị giảm đi một cách nghiêm trọng, gây thiệt đến kinh tế của bà con.

Khiến sức khỏe nho trong vườn trở nên yếu đi, tạo môi trường thuận lợi cho những loài sâu bệnh, nấm hại khác tấn công.

Nếu không kịp thời phát hiện và ngăn chặn. Sâu sẽ phát triển nhanh chóng và gây rụng toàn bộ lá trong vườn.

Một số cách phòng ngừa sâu ăn lá nho đơn giãn, hiệu quả cao

Hiện trạng sâu ăn lá nho trong vườn và cách xử lý triệt để
Một số các biện pháp canh tác giúp phòng ngừa sâu ăn lá nho có hiệu quả cao

Nho bị sâu ăn lá luôn là nỗi trăn trở của nhiều hộ nông dân bởi các tác động xấu mà nó mang đến cho vườn. Hiểu được những hậu quả đấy, AQ đã tổng hợp và xin chia sẻ tới quý bà con một số phương pháp phòng ngừa sâu ăn lá trên cây nho hiệu quả sau đây.

Phương pháp chăm sóc phòng ngừa nho bị sâu ăn lá ở cây nho

✅ Sử dụng các giống nho sạch, có khả năng lớn mạnh trước nhiều yếu tố bất lợi từ môi trường xung quanh.

✅ Thăm vườn thường xuyên để kịp thời phát hiện các dấu hiệu của sâu ăn lá trên cây nho.

✅ Trồng các loài thiên địch của sâu ăn lá cây nho như: kiến ba khoang, bọ rùa, chuồn chuồn,…

✅ Cung cấp những dưỡng chất dinh dưỡng cần thiết cho đất để giúp nho phát triển tốt.

Sử dụng thuốc hóa học xử lý sâu ăn lá ở cây nho

Với tình trạng những vườn nho bị sâu ăn lá tấn công mạnh mẽ, mức độ gây hại lớn, không thể kiểm soát bằng những biện pháp thông thường thì lúc này bà con có thể chuyển qua sử dụng thử thuốc hóa học. Đặc tính mạnh của thuốc sẽ giúp tiêu diệt sâu ăn lá một cách hiệu quả và nhanh chóng.

⚠️Cảnh báo: Đặc tính mạnh có trong thuốc hóa học sẽ nhanh chóng làm cho chất dinh dưỡng trong vườn cạn dần nếu như tần suất sử dụng quá nhiều. Sức khỏe của người nông dân cũng sẽ bị giảm sút bởi tiếp xúc với chất hóa học.

Thuốc đặc trị sâu ăn lá nho Ola insect in99 an toàn cho cây

Hiện trạng sâu ăn lá nho trong vườn và cách xử lý triệt để
Bảo vệ vườn nho khỏe mạnh, không bị sâu ăn lá tấn công bằng thuốc đặc trị Ola insect in99

Sâu ăn lá trên cây nho một trong những nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng năng quang hợp cũng như độ phát triển của cây. Nếu không kịp thời ngăn ngừa sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy xấu cho vườn. AQ xin chia sẻ tới quý nhà nông thuốc đặc trị Ola insect in99

Thành phần của thuốc trị sâu ăn lá cây nho Ola insect in99

10^8 Bacillus thuringiensis CFU/ml (Được sản xuất trên sự phối hợp gồm hỗn hợp những vi sinh vật có lợi như: Paecilomyces sp, Metarhizium spp, Verticillium sp, Beauveria sp,… và nhiều chiết xuất thực vật khác).

Công dụng của thuốc trị sâu ăn lá cây nho Ola insect in99

✅ Nấm ký sinh trong thuốc giúp ức chế và tiêu diệt các loại sâu hại, côn trùng như: Sâu đục thân, sâu xám, sâu xanh ăn lá, sâu tơ,… từ giai đoạn trứng tới cá thể thưởng trành.

✅ Axit Pyroligneous và tinh dầu thực vật có trong thuốc đặc trị  Ola insect in99 sẽ hỗ trợ tiêu diệt các loại sâu ăn lá cây nho hiệu quả..

Thuốc trị sâu ăn lá nho Ola insect in99 an toàn với môi trường và sức khỏe của cây trồng.

Hướng dẫn sử dụng thuốc trị sâu ăn lá cây nho Ola insect in99

Phun phòng nho bị sâu ăn lá: Pha chế phẩm gồm 100ml Ola insect in99 cùng 200 lít nước sạch. Phun đẫm thân – lá – cành và vùng tán dưới gốc nho. Sử dụng với chu kỳ 15-30 ngày/lần.

Phun trị nho bị sâu ăn lá: Pha 100ml Ola insect in99 với 100 lít nước sạch, chu kỳ phun 3-5 ngày/ lần. Phun cho tới khi sâu ăn lá cây nho xuất hiện.

Hy vọng, sâu ăn lá nho sẽ không còn là nỗi lo lắng của bà con nông dân khi đã hiểu rõ hơn về: Những giống sâu hại lá hiện nay, đặc điểm nhận biết và cả các phương pháp phòng ngừa hiệu quả cao.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *