Cách xử lý lúa bị vi khuẩn hiệu quả nhanh, bảo vệ mùa vụ

Cách xử lý lúa bị vi khuẩn hiệu quả nhanh, bảo vệ mùa vụ

19/04/2024

Kích thước chữ

Lúa bị vi khuẩn luôn là nỗi lo lắng của nhiều bà con nông dân, chúng gây ra các loại bệnh hại ảnh hưởng lớn đến chất lượng và năng suất thu hoạch. Trong bài viết hôm nay, AQ sẽ mang đến cho bà con những thông tin về một số loại bệnh hại phổ biến do vi khuẩn trên lúa gây ra. Đồng thời cung cấp những biện pháp, các sản phẩm thuốc trị lúa bị vi khuẩn để bà con kịp thời kiểm soát được vi khuẩn bảo vệ mùa màng, mang lại hiệu quả kinh tế tốt nhất.

Tìm hiểu về tình trạng lúa bị vi khuẩn

Lúa bị vi khuẩn tấn công thì nên làm gì để bảo vệ mùa vụ
Bà con cần thường xuyên thăm quan sát đồng ruộng để kịp thời phát hiện ra vi khuẩn gây bệnh để tìm cách phòng trừ kịp thời

Tình trạng lúa bị nhiễm khuẩn đang là mối nguy hại của nhiều khu vực canh tác cây lúa, bởi đây là loại bệnh hại có khả năng lây lan rất nhanh, đặc biệt là vào mùa mưa trong vụ hè thu và thu đông.

Khi lúa bị nhiễm khuẩn sẽ gây ra một số loại bệnh trên đồng ruộng như: bệnh vàng lá lúa, bệnh hạt lép vàng, cháy bìa lá,…

Hiện nay, bệnh gây khó khăn cho bà con trong việc tìm kiếm các cách phòng trừ, tuy có cách nhưng hiệu quả lại thấp. Do bệnh lây lan rất nhanh khiến bà con “trở tay” không kịp, nên gây ảnh hưởng trên diện rộng. Vì thế, bà con cần nắm bắt kỹ cách thông tin, các biện pháp phòng trừ phù hợp để bảo vệ được chất lượng và năng suất thu hoạch của đồng ruộng nhé.

Một số bệnh hại do lúa bị vi khuẩn gây ra

Lúa bị vi khuẩn tấn công thì nên làm gì để bảo vệ mùa vụ
Các bệnh hại phổ biến trên lúa do vi khuẩn gây ra: bệnh vàng lá lúa, bệnh lép hạt, bệnh thối gốc, bệnh cháy bìa lá,…

Lúa bị nhiễm khuẩn gây ra rất nhiều loại bệnh hại khác nhau và gây thiệt hại đến năng suất, hiệu quả kinh tế của bà con nông dân. Dưới đây là các loại bệnh thường gặp trên đồng ruộng do lúa bị nhiễm khuẩn gây ra:

Bệnh vàng lá do lúa bị nhiễm khuẩn

Bệnh vàng lá trên cây lúa do vi khuẩn Xanthomonas oryzae và vi khuẩn Xanthomonas oryzicola gây ra. Tình trạng vàng lá xảy ra khi đồng lúa bước vào giai đoạn đẻ nhánh, trên đồng ruộng sẽ có những vùng trũng bị nước ngập thường xuyên và kỹ thuật bón phân của bà con không cân đối nên dễ bị vi khuẩn tấn công.

Ngoài ra, do điều kiện thời tiết bất lợi như: mưa nắng thay đổi bất chợt, gió mạnh, nhiệt độ tăng giảm bất thường,… cũng làm cây lúa dễ bị vi khuẩn tấn công.

Bệnh hạt lép vàng lá do lúa bị nhiễm khuẩn

Bệnh hạt lép vàng lá do lúa bị nhiễm khuẩn thường xuất hiện vào giai đoạn lúa trổ bông, vào những mùa vụ có mùa mưa ẩm hoặc lúa trổ ở những ngày có sương mù dày đặc vào ban đêm. Mùa hè thu và thu đông là hai mùa vụ vi khuẩn gây bệnh hạt lép vàng sẽ tấn công ở mức nặng nhất.

Vi khuẩn Burkholderia glumae là tác nhân chính gây ra bệnh hạt lép vàng. Mầm bệnh thường được tìm thấy trong đất, nước, không khí và hạt giống. Chúng tồn tại trên những bộ phận đã bị nhiễm bệnh của cây lúa như: rơm rạ, cỏ dại,… Ngoài ra, môi trường đất, độ pH, thời tiết và kỹ thuật canh tác cũng ảnh hưởng lớn đến sự phân bố và gây hại của vi khuẩn gây bệnh.

Bệnh thối gốc do lúa bị nhiễm khuẩn

Nguyên nhân chính khiến cây lúa bị thối gốc là do vi khuẩn Erwinia gây ra. Nếu trong môi trường trồng lúa có nhiều chất độc từ quá trình phân hủy rơm rạ, bón phân không cân đối, đất bị nhiễm phèn thì vi khuẩn sẽ gây hại mạnh hơn.

Vi khuẩn gây hại sẽ khiến hạt cây lúa bị lép hàng loạt, ảnh hưởng lớn đến năng suất cuối mùa thu hoạch. Các loại bệnh trên đồng lúa do vi khuẩn gây ra được đánh giá là khó phòng trị, vì thế khi mới phát hiện dấu hiệu bà con cần nhanh chóng tìm hiểu và chủ động trong việc phòng trừ tránh để đến giai đoạn nặng gây ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế.

Bệnh cháy bìa lá (bạc lá) do lúa bị nhiễm khuẩn

Bệnh cháy bìa lá hay còn được gọi là bạc lá lúa do vi khuẩn Xanthomonas oryzae tấn công. Loài vi khuẩn này sinh sôi và phát triển mạnh trong mạch nhựa của cây lúa, chúng xâm nhập qua 2 đường đó là: khí khổng của lá và vết thương hở.

Vi khuẩn thường tấn công nhiều trên các đồng ruộng canh tác các giống lúa lai và các giống lúa có chất lượng cao.

Bệnh cháy bìa lá lúa do vi khuẩn tấn công sẽ xuất hiện từ giai đoạn mạ non nhưng sẽ gây hại mạnh nhất khi lúa bước vào thời kỳ đẻ nhánh đến trổ bông và làm đòng.

Vi khuẩn có khả năng lây lan nhanh theo dòng nước vì các giọt vi khuẩn gây hại còn sót lại trên lá, rơi vào nước. Từ đó sẽ lan từ cây này sang cây khác, từ ruộng này sang ruộng khác.

Những dấu hiệu ban đầu của tình trạng lúa bị vi khuẩn

Nhận biết được chính xác loại bệnh mà vi khuẩn gây ra là việc làm quan trọng để bà con có thể tìm được chính xác cách phòng trị bệnh. Dưới đây là các triệu chứng ban đầu của bệnh vàng lá lúa, lép vàng, cháy bìa lá lúa do vi khuẩn gây ra.

Triệu chứng của bệnh vàng lá do lúa bị nhiễm khuẩn

Biểu hiện khi lúa bị vàng lá đó là là trên đồng ruộng sẽ xuất hiện từng khu vực lúa bị vàng, đặc biệt là ở những nơi bị trũng nước hay dọc theo phía mương dẫn nước. Vi khuẩn gây bệnh sẽ lây lan nhanh khi gặp mưa, gió lớn hay vào những ngày bà con bón thúc phân đạm.

Trên cây lúa thì vết bệnh xuất hiện từ chóp lá sau đó lan dần xuống dưới mép lá rồi đến phiến lá. Các vết bệnh có màu nâu nhạt chạy dọc theo gân lá.

Triệu chứng của bệnh hạt lép vàng lá do lúa bị nhiễm khuẩn

Vi khuẩn tấn công lúa gây ra bệnh hạt lép vàng sẽ phát triển mạnh vào giai đoạn trổ đến ngậm sữa, khiến năng suất và chất lượng thu hoạch bị giảm sút. Khi đó trên đồng ruộng sẽ xuất hiện những hạt lép vàng, hoa lúa sẽ bị biến màu, vỏ trấu sẽ chuyển sang màu xám nhạt hoặc vàng rơm

Ngoài ra, vi khuẩn cũng có thể gây bệnh ở các giai đoạn muộn hơn khi hạt lúa đã vào chắc hơn, hạt gạo lúc này sẽ bị thối đen và teo tóp lại.

Triệu chứng của bệnh thối gốc do lúa bị nhiễm khuẩn

Các triệu chứng bệnh thối gốc lúa do vi khuẩn gây ra đó là: Ban đầu thì lúa sẽ bị héo mặc dù lá vẫn còn màu xanh. Khi bà con dùng tay nhổ lên thì chồi bị đứt ngay gốc và có mùi hôi thối. Khi lúa ở giai đoạn đẻ nhánh tối đa là lúc dễ bị vi khuẩn tấn công nhiều nhất, nếu vi khuẩn gây hại mạnh thì lúa sẽ bị chết rụi, bà con sẽ mất trắng mùa.

Triệu chứng của bệnh cháy bìa lá (bạc lá) do lúa bị nhiễm khuẩn

Khi thăm ruộng vào sáng sớm hay vào những ngày mưa thì bà con sẽ thấy những giọt dịch vi khuẩn dưới dạng những giọt keo màu vàng hoặc khô lại thành những hạt nhỏ.

Các vết bệnh sẽ tạo thành các sọc từ mép lá gần đỉnh, sau đó phát triển rộng ra thành những vết cháy màu vàng xám nhạt, ở giữa những vết cháy và phần xanh lá sẽ có ranh giới rõ rệt là một đường nâu sẫm.

Khi đến giai đoạn nặng thì vi khuẩn gây bệnh cháy bìa lá sẽ lan dần ra trên khắp phiến lá làm cho lá lúa cháy khô toàn bộ, gây thiệt hại về năng suất thu hoạch.

Lúa bị vi khuẩn gây ra những thiệt hại gì?

Tình trạng lúa bị nhiễm khuẩn sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho đồng ruộng của bà con như:

  • Vi khuẩn tấn công đồng ruộng gây ảnh hưởng đến quá trình quang hợp, hô hấp của cây lúa. Khiến khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng kém, dẫn đến cây lúa bị còi cọc, yếu ớt, kém phát triển.
  • Nếu vi khuẩn gây hại ở giai đoạn nặng sẽ khiến cây lúa chết, khó chữa trị, gây thiệt hại lớn đến năng suất và chất lượng thu hoạch cuối mùa vụ.
  • Vi khuẩn tấn công vào hạt khiến hạt lúa bị lép, lửng, không có khả năng nảy mầm và còn tồn đọng lại gây ảnh hưởng cho những mùa vụ kế tiếp.
  • Hạt bị lép, lửng sẽ không thể đưa ra thị trường trong nước và xuất khẩu được, gây ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của bà con nông dân.

Phương pháp canh tác phòng ngừa tình trạng lúa bị vi khuẩn

Lúa bị vi khuẩn tấn công thì nên làm gì để bảo vệ mùa vụ
Tổng hợp các biện pháp canh tác giúp bà con phòng trừ tận gốc tình trạng lúa bị nhiễm khuẩn

Lúa bị nhiễm khuẩn là một trong những mối lo ngại nhất của bà con nông dân, bởi nếu không có biện pháp chăm sóc, phòng trị đúng cách sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng thu hoạch. Dưới đây, AQ chia sẻ đến bà con nông dân về một số biện pháp giúp phòng trị dứt điểm tình trạng lúa bị nhiễm khuẩn.

✅ Cần lựa chọn những nơi cung cấp nguồn lúa giống tốt, sạch bệnh, có sức chống chịu với nấm, vi khuẩn và côn trùng gây hại.

✅ Thực hiện vệ sinh đồng ruộng thường xuyên để loại bỏ cỏ dại trên ruộng và xung quanh bờ ruộng để giảm được nguồn bệnh lây nhiễm.

✅ Khi phát hiện lúa bị bệnh cần tháo cạn nước ra và chỉ cần giữ cho đất ruộng đủ độ ẩm.

✅ Trước khi gieo hạt cần thực hiện xử lý hạt giống để tiêu diệt vị khuẩn có sẵn từ trước đó.

✅ Áp dụng các kỹ thuật canh tác cây lúa như: dẫn nước và bón phân với mật độ hợp lý, đúng cách, đúng thời gian.

✅ Thường xuyên thăm, kiểm tra đồng ruộng để kịp thời phát hiện ra vi khuẩn gây bệnh và có cách phòng trị phù hợp.

✅ Sử dụng các chế phẩm sinh học để phun cho đồng ruộng khi phát hiện vết bệnh.

Thuốc đặc trị lúa bị vi khuẩn C99 hiệu quả, an toàn

Lúa bị vi khuẩn tấn công thì nên làm gì để bảo vệ mùa vụ
Thuốc C99 được nhiều bà con nông dân ưa chuộng sử dụng để phòng trị tận gốc tình trạng lúa bị bệnh do vi khuẩn

Thuốc trị lúa bị vi khuẩn C99 là một trong những sản phẩm được bán chạy nhất tại AQ bởi đã công dụng hiệu quả trong việc phòng trị các vi khuẩn gây bệnh trên cây lúa. Để tìm hiểu kỹ thêm về thành phần, công dụng chính và cách sử dụng mời bà con cùng AQ theo dõi thông tin ở dưới nhé.

Thành phần của thuốc xử lý lúa bị nhiễm khuẩn C99

Thuốc trị lúa bị vi khuẩn C99 có chứa các thành phần chính như: Đồng (Cu): 15.000mg/l; Tỷ trọng: 1,1.

Được nghiên cứu và điều chế với thiết bị, hệ thống nhà máy hiện đại, tiên tiến nhất và đặc biệt hơn được giám sát bởi đội ngũ kỹ sư dày dặn kinh nghiệm, luôn tâm huyết, tỉ mỉ trong mỗi khâu sản xuất.

Công dụng của thuốc xử lý lúa bị nhiễm khuẩn C99

Thuốc trị lúa bị nhiễm khuẩn C99 mang lại những công dụng hiệu quả cho bà con nông dân trồng lúa như: 

✅Đặc trị dứt điểm các bệnh hại do vi khuẩn gây ra trên đồng ruộng với khả năng xâm nhập cực nhanh – có khả năng lưu dẫn 2 chiều.

✅Giúp bảo vệ đồng ruộng khỏi những tác nhân xấu gây ra các bệnh như: đốm lá, cháy lá, thối gốc, lép hạt,…

✅Cung cấp các chất dinh dưỡng, hệ vi sinh có lợi cho cây lúa, giúp cây được cứng cáp, lá dày, tăng được khả năng chống chịu trước thời tiết bất lợi, nấm, vi khuẩn, côn trùng gây hại,…

Hướng dẫn sử dụng thuốc xử lý lúa bị nhiễm khuẩn C99

Sử dụng sản phẩm C99 để trị lúa bị nhiễm khuẩn: Cần sử dụng 500ml dung dịch C99 pha với 180 – 200 lít nước. Phun ở dạng sương, phun kỹ vào thân lá cây lúa. Để có công dụng nhanh bà con cần phun liên tiếp từ 1- 2 lần cách nhau từ 3 – 5 ngày, khi cây khỏi bệnh thì bà con cần chuyển sang phun phòng bệnh như bên dưới.

Sử dụng sản phẩm C99 để phòng lúa bị nhiễm khuẩn: Cần sử dụng 500ml dung dịch C99 pha với 200 – 300 lít nước. Phun ở dạng sương, phun kỹ vào thân lá cây lúa, vào giai đoạn đồng lúa đang đẻ nhánh, làm đòng, trước 10 ngày và sau khi trổ từ 7 – 10 ngày.

Mua thuốc đặc trị lúa bị vi khuẩn ở đâu uy tín, giá tốt?

Hiện nay, trên thị trường thuốc bảo vệ thực vật thì có rất nhiều loại sản phẩm thuốc trị lúa bị vi khuẩn, bà con cần tìm hiểu kỹ lưỡng về các thông tin để lựa chọn được sản phẩm phù hợp với đồng ruộng nhà mình nhé. Cần ưu tiên lựa chọn những sản phẩm có xuất xứ, nguồn gốc, thông tin đơn vị sản xuất rõ ràng và được nhiều bà con nông dân sử dụng.

Công ty TNHH Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ luôn tự hào là một trong những doanh nghiệp luôn đồng hành hỗ trợ bà con trong quá trình tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng trị tình trạng lúa bị nhiễm khuẩn. Và chúng tôi là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu, thử nghiệm và sản xuất các chế phẩm sinh học giúp phòng trừ các bệnh trên vườn trồng, đồng ruộng của bà con nông dân. Với những lý do đó, bà còn có thể hoàn toàn yên tâm khi mua các sản phẩm tại AQ.

Vậy là ở bài viết trên, AQ đã cung cấp những thông tin về các loại bệnh do xuất hiện trên đồng ruộng do lúa bị vi khuẩn tấn công. Nếu bà con có nhu cầu cần được tư vấn thêm hoặc mua các sản phẩm sinh học tại AQ thì vui lòng để lại số điện thoại bên dưới hoặc liên hệ trực tiếp với kỹ sư chúng tôi qua Hotline: 028 8889 7322 nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *