Kỹ thuật làm đất trồng hoa hồng xanh lá, đứng cây, hoa nở rộ
Kích thước chữ
Đất trồng hoa hồng nếu xử lý đúng cách sẽ giúp cây sinh trưởng và phát triển hiệu quả, nhất là với loài hoa ưa nắng kị khí này. Sau khi đã chọn được giống hoa hồng yêu thích phù hợp với điều kiện thời tiết, mời bà con cùng AQ xem qua kỹ thuật làm đất trồng hoa hồng phổ biến nhất hiện nay nhé.
Tại sao cần phải làm đất trồng hoa hồng?
Làm sao để biết đâu là vật liệu phù hợp để trộn đất trồng hoa hồng?
Trước tiên, chúng ta sẽ tìm hiểu về đặc điểm và hình dáng bộ rễ của loài hoa này. Hoa hồng thuộc dạng rễ chùm với nhiều rễ con có độ dài gần bằng nhau, mọc toả từ gốc thân tạo thành một chùm và phát triển theo chiều rộng.
Rễ chùm mọc gần với mặt đất chứ không đâm sâu vào lòng đất như rễ cọc khiến chúng rất dễ ngã đổ nếu có gió to, càng dễ bị úng nếu đất nén quá chặt. Vì thế việc lựa chọn và xử lý đất trước khi trồng hoa hồng là điều cần làm để đảm bảo quá trình sinh trưởng và phát triển của cây không bị gián đoạn.
Loại đất trồng cây hoa hồng thích hợp
Yêu cầu tiêu chuẩn đất trồng hoa hồng nhìn chung cũng tương tự như các loại cây khác, đặc biệt là cây hoa không ưa đất nhiễm mặn, nhiễm phèn, kể cả nguồn nước tưới nếu có nhiễm ít cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của cây hoa hồng.
💠 Loại đất được dùng trồng hoa hồng:
- Đất giàu dinh dưỡng, đất nhiều mùn.
- Độ phì nhiêu cao, tơi xốp, dễ thoát nước.
- Đất thịt, đất pha cát.
- pH đất từ 6 – 6,5.
Ngay cả đất mới khai phá thì hoa hồng vẫn có thể sinh trưởng khoẻ mạnh, miễn là đáp ứng đủ các tiêu chí đất trồng phía trên.
Hướng dẫn nhanh quy trình xử lý đất trồng hoa hồng
1️⃣ Chuẩn bị và xử lý vật liệu trộn đất.
2️⃣ Trộn đều các vật liệu trồng hoa.
3️⃣ Trồng hoa hồng trên đất vườn.
4️⃣ Trồng hoa hồng trong chậu.
Hướng dẫn chi tiết quy trình xử lý đất trồng hoa hồng qua từng bước
Từ bước 1 – bước 3 là kỹ thuật làm đất trồng hoa hồng cơ bản nhất, áp dụng cho cả hình thức trồng chậu và trồng vườn. Điều quan trọng nhất mà bà con cần lưu ý là công thức trộn đất. Nếu trộn sai tỷ lệ sẽ làm kéo dài thời ra hoa, đồng thời cũng khiến cây hoa hồng dễ bị sâu bệnh hại hơn.
Bước 1: Chuẩn bị và xử lý vật liệu trộn đất
Vật liệu trộn đất trồng gồm có 5 thành phần chính: Đất thịt, trấu hun, xỉ than, xơ dừa, phân hữu cơ hoai mục.
🔸 Đất thịt nên loại đất chưa canh tác rau màu, khi bóp vào đất dễ vỡ, nên xử lý với vôi bột hoặc thuốc sinh học Padave Cha & Bio Soil nhằm diệt truyến trùng, nấm bệnh, vi khuẩn đồng thời cải tạo pH cho đất.
🔸 Vỏ trấu nên dùng trấu hun, lý do là chúng đã qua một đợt xử lý với nhiệt độ cao nên mức độ sạch bệnh cao hơn trấu tươi.
🔸 Trước khi dùng xỉ than cần loại bỏ lớp bùn bên ngoài cục than, sau đó đập vụn, đem ngâm với nước để loại bỏ tạp chất, để ráo rồi mới có thể trộn đất.
🔸 Xơ dừa dùng loại xơ dừa vụn, dễ dàng tìm mua ở các cửa hàng cây cảnh.
🔸 Phân hữu cơ hoai mục dùng loại đã qua xử lý bệnh hại, nhất là phân động vật như phân gà, phân bò, phân dơi.
Bước 2: Trộn đều vật liệu làm đất trồng hoa hồng
Ở bước này AQ sẽ trình một số công thức làm đất trồng hoa hồng trên vườn và trong chậu. Tuỳ theo nhu cầu và nguồn lực mà bà con có thể giảm bớt một số vật liệu trồng hoa không cần thiết.
💠 Công thức trộn đất dành cho hoa hồng trồng vườn
Đất thịt | Trấu hun | Phân chuồng hoai mục | |
Tỷ lệ công thức 1 | 5 | 3 | 2 |
Tỷ lệ công thức 2 | 7 | 3 | 0 |
💠 Công thức trộn đất dành cho hoa hồng trồng chậu
Đất thịt | Trấu hun | Xỉ than | Xơ dừa | Phân chuồng hoai mục | |
Tỷ lệ công thức 1 | 3 | 3 | 1 | 1 | 2 |
Tỷ lệ công thức 2 | 4 | 3 | 1 | 0 | 2 |
Tỷ lệ công thức 3 | 6 | 3 | 1 | 0 | 0 |
Sau khi trộn đều các thành phần này với nhau, sử dụng bộ đôi thuốc sinh học Padave Cha & Bio Soil để tiêu diệt tuyến trùng, đồng thời bổ sung nấm Trichoderma cung cấp dinh dưỡng cho đất trồng, nâng độ pH phù hợp với cây hoa hồng.
Bước 3: Trồng hoa hồng trên đất vườn
Tiến hành thu gom tàn dư thực vật, phụ phế phẩm nông nghiệp trên mặt đất trồng, phát quang cỏ dại trong vườn. Nếu là lần đầu trồng hoa hồng thì đem đất đã xử lý ở bước 2 vào trải đều trong vườn. Nếu bà con sử dụng lại đất cũ cần bừa kỹ thêm 2 lần, rải vôi và bón lót bằng phân chuồng hoai mục.
Luống trồng hoa hồng có bề rộng từ 1 – 1,2m, chiều cao luống từ 25 – 30cm, rãnh luống từ 30 – 35cm (tạo hình luống dạng chóp nón).
Sau khi trồng cây, pha bộ đôi thuốc sinh học Padave Cha & Vi HAF để tưới kích rễ cho cây hoa hồng.
Bước 4: Trồng hoa hồng trong chậu
Khi chọn chậu trồng hoa hồng cần lưu ý về số lượng bông nở, từ đó bà con sẽ chọn được kích thước chậu phù hợp, riêng chiều cao chậu phải lớn hơn 25cm. Trước khi dùng chậu trồng nên vệ sinh qua với nước sạch và phơi khô với nắng.
Tiếp theo đem đất trồng hoa hồng đã xử lý ở bước 2 bỏ vào chậu rồi trồng cây hoa vào, nên vun đất cao hơn ở phần gốc cây để nước dư dễ dàng thoát ra, hạn chế tình trạng úng nước.
Sau 1 – 3 ngày trồng cây, bà con pha bộ đôi thuốc sinh học Padave Cha & Vi HAF để tưới kích rễ cho cây hoa hồng nhé.
Bổ sung dinh dưỡng cho đất trồng hoa hồng
✅ Khi bón phân NPK, bà con nên chọn dòng phân tan chậm hoặc phân bón lá Vi AMEN để dinh dưỡng dễ dàng thấm thẩu qua đất cũng như các mô cây, tránh nguy cơ bị rửa trôi.
✅ Đối với cây con không có nhu cầu nước cao, riêng hoa hồng trong giai đoạn phát triển cần một lượng lớn nước để nuôi cây ra hoa.
✅ Nên tưới nước vào buổi sáng, tránh tưới vào buổi trưa và buổi chiều.
✅ Không tưới lên lá dễ tạo cơ hội cho nấm bệnh, vi khuẩn tấn công hoa hồng.
✅ Nếu ban đầu làm đất trồng hoa hồng đã có đầy đủ các thành phần dinh dưỡng như trên, trong 1 tháng tiếp theo bà con không cần bón phân cho cây.
✅ Thường xuyên thăm cây, thăm vườn định kỳ để sớm phát hiện dấu hiệu bệnh hại và xử lý kịp thời.
Trên đây là những thông tin về cách làm đất trồng hoa hồng trong vườn và trồng chậu phù hợp với nhu cầu trồng của từng nhà vườn. Hy vọng chia sẻ từ AQ đã giúp bà con có thêm kiến thức xử lý đất trước khi trồng cây cảnh, thực hiện tốt kỹ thuật canh tác, phòng trừ bệnh hại giúp vườn hoa hồng đạt năng suất tối ưu, cho hoa đẹp đồng đều.