Kỹ thuật nhân giống bằng cách chiết cành măng cụt

Kỹ thuật nhân giống bằng cách chiết cành măng cụt

03/04/2024

Kích thước chữ

Chiết cành măng cụt với các bước thực hiện đúng kỹ thuật và chăm sóc phù hợp đạt tỷ lệ thành công cao. Áp dụng những hướng dẫn chi tiết về cách chiết cành cùng Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ trong bài viết sau.

Tổng quan về cách chiết cành măng cụt

Kỹ thuật nhân giống bằng cách chiết cành măng cụt
Chiết cành là một trong những phương pháp nhân giống hiệu quả, với các bước kỹ thuật đơn giản

Chiết cành măng cụt là một trong những phương pháp nhân giống hiệu quả, dễ áp dụng với các kỹ thuật đơn giản. Khi gieo hạt hoặc chiết cành đều cần tuân thủ các bước thực hiện theo thứ tự và chăm sóc phù hợp. Thông tin chi tiết về măng cụt và phương pháp nhân giống trong nội dung sau đây.

Đặc điểm của cây măng cụt

🔸 Măng cụt hay còn được biết đến với tên gọi như sơn trúc tử, măng cụt tía,… là loại cây ăn quả quen thuộc, và được dùng làm dược liệu trong điều trị bệnh.

🔸 Cây măng cụt ưa khí hậu nóng ẩm, cần mưa quanh năm, và thu hoạch sau khi trồng từ 7 – 8 năm mới có quả. Hiện nay người ta trồng nhiều ở khu vực Nam Bộ với mục đích lấy quả và phơi khô vỏ quả để sản xuất thuốc. Cây thường cho ra hoa từ tháng 2 đến tháng 5 và thu hoạch từ tháng 5 đến tháng 8.

🔸 Cây măng cụt thuộc thân gỗ, với chiều cao lên đến 20 m. Lá măng cụt thuôn dài, màu xanh lục đậm có độ dài 15-20cm, rộng 7-10cm. Hoa gồm hoa cái và lưỡng tính, với những cánh hoa màu trắng. Quả tròn, hơi dẹt, có vỏ ngoài dày cứng, đỏ sẫm. Mỗi quả có từ 5-8 hạt, với áo hạt màu trắng và ăn được.

Công dụng của măng cụt

🔸 Măng cụt chứa nhiều vitamin và khoáng chất, giúp chống lão hóa và da săn chắc hơn. Thúc đẩy quá trình chuyển hóa của thức ăn, hạn chế các triệu chứng khó tiêu, đầy bụng, ngăn ngừa các tế bào gây ung thư phát triển, tăng sức đề kháng.

🔸 Thu hoạch quả măng cụt tốt nhất là khi quả chuyển sang màu tím, hoặc đỏ. Lưu ý chỉ lưu trữ quả tươi tối đa ở điều kiện thường trong vòng 1 tuần, còn ở nhiệt độ 9-12 độ C thì bảo quản 1 tháng. Khi thu hoạch cần cẩn thận tránh va chạm, xây xát ở quả gây hư hỏng.

Chuẩn bị trước khi chiết cành măng cụt

Kỹ thuật nhân giống bằng cách chiết cành măng cụt
Chuẩn bị kỹ càng các vật dụng, làm đất và chọn cành, cây mẹ để chiết cành cho măng cụt

Trước khi thực hiện cách chiết cành măng cụt, việc chuẩn bị cần được đảm bảo tuân thủ đúng yêu cầu giúp đạt hiệu quả cao cho các bước tiến hành tiếp theo, vì vậy mọi người cần đảm bảo đầy đủ các yếu tố như sau:

Dụng cụ thực hiện chiết cành cây măng cụt

Chuẩn bị các dụng cụ để chiết cành: Đá mài dao, bộ dao chiết cành thật bén sắt. Vật liệu bó bầu sử dụng các loại nilon trắng, dây buộc bầu chiết, vật đựng hỗn hợp bó bầu.

Làm đất chiết cành cây măng cụt

Chọn đất vườn hoặc đất bùn ao, phơi khô và đập nhỏ. Sử dụng các chất tạo độ tơi xốp như rơm rạ chặt nhỏ, mùn cưa, trấu bổi, các loại phân bón NPK, phân chuồng hoai mục.

Mỗi bầu chiết có khối lượng khoảng 300g. Trộn hỗn hợp bó bầu tỷ lệ: 2 phần đất, 1 phần chất tạo độ xốp, 1 phần phân chuồng hoai mục và phân NPK cùng với nước sạch.

Chọn cành măng cụt để chiết

Chọn các cành bánh tẻ, đảm bảo không bị già, hoặc quá non, lá đọt chưa nở và không bị sâu bệnh hại. Cành chiết dài khoảng 1m và đường kính 2cm. Chọn cành ở giữa tầng tán cây vươn ra phía ngoài ánh sáng.

Các bước kỹ thuật chiết cành măng cụt dễ thực hiện tại nhà

Kỹ thuật nhân giống bằng cách chiết cành măng cụt
Đảm bảo tuân thủ các bước kỹ thuật chiết cành cho cây măng cụt theo thứ tự và chăm sóc phù hợp giúp bầu chiết ra rễ thuận lợi

Sau các bước chuẩn bị như trên, bà con thực hiện việc chiết cành cây măng cụt theo thứ tự cụ thể sau đây:

Bước 1: Chọn vị trí chiết cành cách đọt từ 50 – 70cm, độ dài đoạn khoanh vỏ sẽ từ 3 đến 5cm, tiến hành khoanh và bóc vỏ.

Bước 2: Tách lấy vỏ, sau đó dùng miếng vải sạch để lau sạch đoạn lõi, loại đi phần lớp thượng tầng rất mỏng trên lõi, tránh trường hợp liền vỏ trở lại.

Bước 3: Sau khi khoanh vỏ, để từ 2 đến 3 ngày cho ráo nhựa. Bôi thuốc kích thích ra rễ lên mép vết khoanh.

Bước 4: Trộn hỗn hợp bó bầu và bao quanh chỗ khoanh vỏ dài 10-12cm, đường kính 6-8cm, rồi dùng nilon trắng bọc lại. Dùng dây để buộc chặt ở 2 đầu, không để bó bầu bị xoay.

Chăm sóc hiệu quả sau khi chiết cành măng cụt

Sau khi đã thực hiện thành công cách chiết cây măng cụt, việc chăm sóc cành chiết đóng vai trò quan trọng không kém, giúp cho bầu chiết ra rễ thuận lợi hơn cụ thể như sau:

🔸 Tưới nước cho cây mẹ với liều lượng vừa đủ, tưới nước cho bầu chiết đã ra rễ vừa đủ ẩm.

🔸 Sau khi chiết cành từ 30 đến 60 ngày thì cành chiết sẽ ra rễ, ngắt hết chồi ở xung quanh bầu chiết.

🔸 Xử lý cành chiết sau khi ra rễ, quan sát qua lớp nilon trắng thấy rễ có chuyển màu trắng nõn sang vàng ngà, hơi xanh thì cắt cành chiết để mang đi giâm.

🔸 Cắt bỏ các cành lá, tỉa cành non trên cành chiết, dùng cưa để cắt cành chiết, lưu ý không làm vỡ bầu chiết. Tỉa các cành lá bị sâu, lá cành non trên cành chiết và bôi thuốc phòng trừ sâu bệnh lên vết cắt sau đó thực hiện giâm cành chiết.

Bài viết đã cung cấp các thông tin chi tiết về cách chiết cành măng cụt và chăm sóc giai đoạn sau khi chiết phù hợp, hiệu quả. Tham khảo những thông tin hữu ích từ các bài viết khác về kỹ thuật canh tác, phòng trừ sâu bệnh của Công ty TNHH Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *