Cách trồng mãng cầu gai mau ra trái, không sâu bệnh
Kích thước chữ
Cách trồng mãng cầu gai thành công cho thu hoạch năng suất cao, quả chín đều, chất lượng an toàn. Cùng AQ thực hiện trồng mãng cầu đơn giản cho bà con áp dụng tại vườn như sau.
Tìm hiểu về cách trồng mãng cầu gai
Cách trồng mãng cầu gai khá đơn giản, dễ thực hiện và chăm sóc. Tùy thuộc vào điều kiện đất đai cụ thể để lựa chọn phương pháp gieo trồng khác nhau cho phù hợp.
Đặc điểm hình dáng của cây mãng cầu gai
Mãng cầu gai là loại cây có nguồn gốc từ Mỹ La – tinh, được trồng nhiều ở vùng Nam Bộ và một số ít tại Nam Trung Bộ nước ta.
Loại quả này được ưa chuộng với nhiều hàm lượng dinh dưỡng cho sức khỏe, với phần thịt quả màu trắng màu trắng đục, bên trong có nhiều múi. Trọng lượng quả từ 1 – 3kg mỗi trái, có vị chua ngọt đan xen, mùi thơm ngon.
Công dụng từ quả mãng cầu gai mang lại
Với hàm lượng dinh dưỡng, vitamin khoáng chất có trong quả chín giúp hỗ trợ cải thiện sức khỏe, hệ miễn dịch, bổ sung năng lượng cho cơ thể. Ăn mãng cầu gai có lượng chất xơ thúc đẩy tiêu hóa, tăng lợi khuẩn, hỗ trợ giảm cân cũng như cải thiện tình trạng thiếu máu, giảm huyết áp, làm đẹp da,…
Chuẩn bị gì trước khi thực hiện cách trồng mãng cầu gai
Để thuận lợi trong việc tiến hành kỹ thuật trồng mãng cầu gai, bà con cần chuẩn bị một số yếu tố phù hợp cho loại cây này trước khi gieo trồng cụ thể như:
Thời điểm thích hợp để trồng cây mãng cầu gai
🔸 Thời vụ trồng mãng cầu xiêm được chia thành 2 mùa như sau:
- Mùa thuận: Khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 9 dương lịch.
- Mùa nghịch: Khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 3 dương lịch.
🔸 Bên cạnh đó, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cây mãng cầu xiêm như sau:
- Nhiệt độ: Cây phù hợp với thời tiết mưa nhiều, độ ẩm cao, trời nóng ẩm có nhiệt độ nằm trong khoảng từ 25 đến 30 độ C.
- Ánh sáng: Mãng cầu gai thích nắng, cần đáp ứng đủ ánh sáng sẽ tăng khả năng chống chịu tốt hơn với các loại sâu bệnh.
Làm đất trồng cây mãng cầu gai
Mãng cầu xiêm được trồng trên nhiều loại đất khác nhau, trong đó có đất phèn, đất bãi bồi, đất phù sa ven sông,… với độ PH từ 4,5 – 6,5. Chuẩn bị đất trồng mãng cầu gai cần đảm bảo độ tơi xốp, được bổ sung chất dinh dưỡng.
Chọn giống mãng cầu gai
Chọn hạt giống từ cây mẹ có đặc điểm tốt, cho nhiều trái chín đều, tỷ lệ cơm nhiều, múi thơm. Bà con ngoài việc tự ươm hạt giống cũng có thể mua cây ghép, chiết cành để trồng. Với các vùng nhiễm mặn, nước dâng cao cũng có thể áp dụng ghép gốc bình bát, giúp cây sinh trưởng tốt, thu hoạch trái lâu hơn.
Mật độ trồng cây mãng cầu gai
Có hai hình thức trồng mãng cầu xiêm tùy vào nhu cầu và diện tích gieo trồng như sau:
Trồng chuyên canh: Mỗi cây khoảng cách là 3×3 m, trung bình mỗi hecta trồng từ 750 – 1000 cây.
Trồng xen canh: Tiến hành trồng cây ở những khu vực có nhiều ánh sáng, vị trí dọc theo bờ mương,… xem xét theo loại cây trồng chính ở vườn.
Hướng dẫn cách trồng mãng cầu gai đơn giãn, qua từng bước
Thực hiện việc trồng cây mãng cầu gai thành công, cho năng suất cao với các bước chi tiết như sau:
Bước 1: Tiến hành chuẩn bị đất trước khi trồng cây từ 5 – 7 ngày, phơi ải, diệt trừ sâu bệnh và bón vôi bột, bón lót phân chuồng hoai mục với tỷ lệ 2 – 3kg, cùng 200g phân lân cho mỗi hố.
Bước 2: Đất đào hố tơi xốp và không đảo đất, phần lớp đất mặt và lớp đất sâu được phân chia để riêng. Với hố cần đáp ứng chiều rộng từ 40 – 60 cm, độ sâu từ 25 – 30 cm.
Bước 3: Tháo nhẹ bầu đất và đặt vào chính giữa gốc, sau đó lấp đất xung quanh để tạo thành một mô đất với chiều cao 10cm. Thực hiện bồi mô theo bán kính tán cá của cây mỗi năm.
Đối với trồng bằng ghép gốc bình bát, đặt ghép gốc xuống hố đấy và vùi đất thịt xung quanh cho chắc chắn, tưới đẫm nước cho cây.
Chăm sóc cây mãng cầu gai mau ra trái, không sâu bệnh
Đối với giai đoạn sau khi tiến hành cách trồng cây mãng cầu gai thành công, công đoạn chăm sóc phù hợp sẽ giúp cây phát triển cho năng suất cao với những nội dung chi tiết dưới đây:
Bón phân
Thực hiện bón thúc cho cây thường xuyên mỗi năm, chia làm 2 – 3 lần bón gồm sau giai đoạn thu hoạch, khi cây đang nuôi quả với liều lượng phù hợp. Vào đầu mùa mưa bón thêm 1kg lân nung chảy vào mỗi gốc và cuối mùa mưa bón 0,2kg kali cho cây.
Tưới nước
Cần tưới nước đầy đủ cho cây mãng cầu gai phát triển, sai trái, đặc biệt là ở thời điểm cây ra hoa. Chú ý khi cây mang trái non, nếu vào mùa khô nên tưới 2 – 3 lần mỗi tuần, nếu thiếu nước cây sẽ bị rụng trái, ra trái nhỏ.
Cắt tỉa, tạo tán
Việc cắt tỉa cành, tạo tán cho cây giúp cho cây phát triển tốt hơn và cho ra nhiều trái. Khi cây chưa mang trái, mỗi cây cần có từ 3 đến 4 cành giúp định hình tán. Vào giai đoạn mỗi cành phát triển thì bấm ngọn để tạo tán cấp 1, cấp 2, cấp 3,…
Thụ phấn
Thực hiện phương pháp thụ phấn nhân tạo cho cây ra trái nhiều, với kỹ thuật như sau:
Chọn hoa để thụ phấn đảm bảo không bị sâu bệnh, mọc ra từ cành chính, có 3 cánh đã mở lớn với phần nhụy nhiều mật.
Dùng tăm bông đã phủ hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy, áp dụng thực hiện 3 lần liên tục giúp tăng tỷ lệ thành công. Sau khi đã thụ phấn từ 5 đến 7 ngày sẽ cho kết quả từ những hoa thụ phấn tốt với phần cuống xanh, phát triển kích thước lớn hơn.
Bao trái mãng cầu xiêm
Tiến hành bao trái ở giai đoạn cây đậu trái từ 1 đến 2 tháng. Sử dụng túi nilon hoặc túi lưới phù hợp cho trái, đảm bảo trái vẫn giữ được mức độ thông thoáng và tránh tia cực tím. Việc bao trái đồng thời ngăn sâu bệnh tấn công, và hạn chế ảnh hưởng từ thuốc trừ sâu để thu hoạch nông sản sạch, an toàn.
Phòng trừ sâu bệnh hại
Bà con hãy chủ động phòng ngừa từ sớm các loại sâu, bệnh tại vườn mãng cầu thường gặp như thối rễ, thán thư, các loài rầy rệp, ruồi đục lá,… bằng các biện pháp canh tác, sử dụng thuốc phun trừ phù hợp.
Bài viết đã cung cấp một số thông tin hữu ích về cách trồng mãng cầu gai đơn giản, dễ áp dụng thành công tại vườn nhà. AQ kính chúc bà con canh tác hiệu quả, đạt năng suất vụ mùa bội thu.