Cách trồng khổ qua từ hạt giống đơn giản, nảy mầm 100%

Cách trồng khổ qua từ hạt giống đơn giản, nảy mầm 100%

04/08/2023

Kích thước chữ

Cách trồng khổ qua được rất nhiều bà con thử trồng ngay tại khu vườn của mình hay trên sân thượng. Đây là một loại cây dễ sống, dễ trồng và không tốn quá nhiều công sức chăm sóc. Tuy nhiên, trồng như thế nào để cây khổ qua cho ra nhiều trái đạt chất lượng? Hãy cùng AQ Bice tìm hiểu về kỹ thuật trồng cây khổ qua đơn giản ngay tại nhà nhé!

Giới thiệu về cách trồng khổ qua

Cách trồng khổ qua từ hạt giống đơn giản, nảy mầm 100%
Kỹ thuật trồng khổ qua lớn nhanh, xanh lá đứng cây, trái ra trĩu cành, sai quả

Cách trồng khổ qua hiệu quả và đạt chất lượng sẽ cung cấp cho bà con nguồn nguyên liệu lớn để bổ sung thêm vào các bữa ăn gia đình. Khổ qua có vị đắng nhưng lại rất mát và tốt cho cơ thể con người nhưng cũng là loại cây trồng bị phun thuốc trừ sâu nhiều nhất.

Đặc điểm của cây khổ qua khi trồng

Cây khổ qua hay còn được gọi là cây mướp đắng, là một loại cây thân thảo hằng năm và thuộc họ cây bầu bí. Khổ qua có nguồn gốc từ vùng khí hậu nhiệt đới. Tuy là cây hằng năm nhưng cây khổ qua thích hợp được trồng và sẽ phát triển tốt vào vụ Đông Xuân và vụ Hè Thu.

Thân của cây khổ qua khá nhỏ, có thể dài đến 5m và nhiều cành nhỏ. Các lá của cây khổ qua là lá xẻ từ 3-5 thùy và thường mọc so le với nhau. Cây có hoa đực và hoa cái mọc riêng lẻ ở nách lá. Các cánh của hoa có màu vàng nhạt, hoa đực có cuống dài còn hoa cái thì cuống ngắn hơn. Cây thụ phấn nhờ côn trùng, chủ yếu là ong.

Trái của cây khổ qua thường thon dài. Tùy vào giống cây khổ qua mà cây cho trái có kích thước khác nhau. Sau 2 tuần thụ phấn, bà con có thể thu hoạch được trái khổ qua và có thể dùng để ăn tươi.

Công dụng tuyệt vời từ việc trồng khổ qua mang lại

Cách trồng khổ qua từ hạt giống đơn giản, nảy mầm 100%
Trong khổ qua chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất tốt cho sức khỏe con người

Trong khổ qua có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể con người như vitamin C, vitamin A, các khoáng chất và hợp chất dinh dưỡng có lợi. Các loại vitamin và khoáng chất này giúp cho cơ thể con người:

🔹 Tăng cường sức đề kháng và ngăn ngừa bệnh tật, cải thiện xương khớp rất tốt nhờ vitamin C có trong khổ qua.

🔹 Giúp tăng cường sức khỏe của làn da, nâng cao thị lực vì trong khổ qua có vitamin A.

🔹 Khổ qua là một sản phẩm vô cùng tốt trong việc điều trị các bệnh liên quan đến tiểu đường, giảm lượng đường trong máu rất tốt.

🔹 Nhiều nghiên cứu cho thấy khổ qua là một loại quả có chứa một số hợp chất giúp chống ung thư hiệu quả, tiêu diệt các tế bào ung thư dạ dày, phổi, vòm họng…

🔹 Giảm tình trạng tăng cao của nồng độ cholesterol có trong cơ thể, giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh như động mạch vành, xơ vữa động mạch, tắc nghẽn động mạch và giảm nguy cơ bị đột quỵ.

🔹 Khổ qua rất giàu chất xơ và ít calo, giúp tạo ra cảm giác no lâu, thúc đẩy quá trình giảm cân an toàn và lành mạnh.

Khổ qua tuy rất tốt cho cơ thể con người nhưng vẫn có một số người không nên ăn khổ qua như:

🔹 Phụ nữ mang thai và cho con bú vì có thể làm kích thích tử cung, gây chảy máu và dẫn đến sinh non.

🔹 Những người bị huyết áp thấp sẽ khiến triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.

🔹 Những bệnh nhân vừa phẫu thuật sẽ khiến quá trình kiểm soát lượng đường huyết trong và sau phẫu thuật bị cản trở.

Điều kiện và thời điểm thích hợp thực hiện cách trồng khổ qua

Cây khổ qua là một cây trồng có khả năng thích nghi tốt với mọi loại thời tiết nên có thể được trồng vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Nhiệt độ phù hợp nhất để cây khổ qua phát triển là từ khoảng 20-35 độ C, nếu nhiệt độ thấp hoặc cao hơn khoảng này thì cây sẽ còi cọc, kém phát triển, dễ rụng hoa và tỷ lệ đậu trái vô cùng thấp.

Khổ qua là một loại cây ưa sáng và cần được chiếu sáng khoảng từ 6-8 tiếng mỗi ngày. Trong khoảng điều kiện này, cây sinh trưởng mạnh và phát triển nhanh, cho trái đạt chất lượng. Khi trồng cây khổ qua cần đảm bảo cây được trồng ở nơi có gò đất cao, không bị ngập úng và độ ẩm trung bình trong khoảng từ 60-70%.

Chuẩn bị gì trước khi thực hiện cách trồng khổ qua

Cách trồng khổ qua từ hạt giống đơn giản, nảy mầm 100%
Để tiến hành trồng cây khổ qua bà con cần chuẩn bị đất trồng, hạt giống, dụng cụ hỗ trợ

Nhằm đảm bảo cây khổ qua phát triển tốt và sinh trưởng mạnh nhất, bà con cần phải chuẩn bị đầy đủ các vật dụng trồng cây như đất trồng cây, giống cây… Ngoài ra, còn phải chuẩn bị các dụng cụ như que tre, que gỗ, dây thép để làm giàn cho cây, chậu và thùng xốp có lỗ thoát nước nếu bà con trồng cây khổ qua trong chậu.

Xử lý đất trước khi trồng cây khổ qua

Cây khổ qua rất dễ phát triển dù được trồng ở loại đất nào, tuy nhiên, để cây được sinh trưởng tốt nhất, bà con nên chuẩn bị đất giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt và có độ pH nằm trong khoảng từ 5.5-6.5.

Bà con có thể trộn hỗn hợp đất gồm đất thịt pha cát, vỏ trấu, xơ dừa, phân ủ hoai mục, phân trùn quế… để đảm bảo đất trồng cây thông thoáng, tơi xốp, nhiều dinh dưỡng. Đất này cần phải được làm sạch cỏ và phơi trong khoảng từ 15-20 ngày trước khi tiến hành trồng để đảm bảo không có nấm bệnh tồn tại trong đất gây hại cho cây.

Chọn giống cây khổ qua khỏe mạnh để trồng

Bà con có thể dễ dàng tìm mua các hạt giống cây khổ qua trong các tiệm chuyên bán vật tư nông nghiệp. Hoặc bà con có thể lựa chọn các hạt từ những trái khổ qua đã chín vàng.

Khi lựa chọn hạt giống, bà con nên lấy hạt khỏe mạnh, không có nấm bệnh, không lép hỏng để đảm bảo tỉ lệ nảy mầm và phát triển thành cây khổ qua khỏe mạnh.

Hướng dẫn cách trồng khổ qua bằng hạt tại nhà

Cách trồng khổ qua từ hạt giống đơn giản, nảy mầm 100%
Quá trình thực hiện trồng khổ qua đơn giản qua từng bước

Trước khi thực hiện trồng khổ qua, bà con cần phải xử lý hạt giống để kích thích cho hạt nảy mầm, từ đó, cây trồng phát triển và sinh trưởng nhanh.

Bước 1: Ủ hạt khổ qua.

Tiến hành ngâm hạt khổ qua trong nước ấm khoảng từ 5-6 tiếng. Sau đó, vớt hạt ra và ủ vào trong khăn ấm. Sau 24 tiếng ủ thì rửa sạch lớp nhờn ở bên ngoài hạt khổ qua rồi lại bỏ vào trong khăn ẩm để ủ hạt. Khi thấy hạt đã nảy mầm thì bà con đem hạt đi trồng.

Bước 2: Gieo hạt khổ qua.

Bà con tạo một hốc đất khoảng 1-2cm trong chậu hoặc ở vị trí trồng cây khổ qua nếu trồng trực tiếp dưới đất. Sau đó, đặt 2-3 hạt khổ qua đã nảy mầm vào trong và lấp một lớp đất mỏng lên trên. Tiến hành tưới ẩm đất trồng cây.

Lưu ý: Khi trồng, nên đảm bảo các cây cách nhau khoảng từ 20-30cm, không trồng cây với mật độ quá cao, tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển và gây hại cho cây khổ qua.

Sau khoảng 2-3 tuần thì sẽ hình thành được cây con có chiều cao khoảng 10-15cm và có từ 2-3 lá thật.

Kỹ thuật chăm sóc sau khi thực hiện cách trồng khổ qua

Cách trồng khổ qua từ hạt giống đơn giản, nảy mầm 100%
Để cây phát triển tốt, ra trái chuẩn bà con cần chú ý đến việc tưới nước, phân bón, phòng trừ sâu bệnh

Trồng cây khổ qua không quá khó nhưng bà con cần phải đảm bảo các bước chăm sóc cơ bản sau, giúp cây khổ qua phát triển và cho năng suất cao, trái đạt chất lượng.

Tưới nước và bón phân cho cây khổ qua sau khi trồng

Tiến hành tưới nước cho cây khổ qua 2 lần mỗi ngày vào mùa khô và sử dụng nước giếng hay nước máy lắng qua đêm, bay hơi clo để tránh gây ảnh hưởng đến cây khổ qua.

Lượng nước tưới cho cây khổ qua có thể thay đổi theo thời tiết. Đến giai đoạn cây khổ qua trổ hoa và đậu trái, bà con sử dụng rơm khô để phủ lên trên mặt gốc, giữ ẩm nước cho cây.

Vào thời điểm cây ra hoa và kết trái, bà con nên bổ sung thêm dinh dưỡng cho cây, bón thúc liên tục bằng phân ure và phân lân mỗi tuần một lần giúp cây mau ra trái, năng suất cao.

Cây khổ qua dễ bị các loại sâu, côn trùng gây hại như sâu ăn lá, sâu xanh, bọ trĩ… do đó, bà con cần phải thường xuyên thăm vườn để phát hiện kịp thời các loại sâu, côn trùng gây hại và có cách xử lý kịp thời, nhanh chóng.

Làm giàn trồng cây khổ qua

Khi cây khổ qua đã phát triển và có từ 4-5 lá thật thì bà con cần phải tiến hành làm giàn cho cây leo lên. Nên làm giàn trước khi cây khổ qua có tua và thiết kế giàn cây phù hợp, đảm bảo cây khổ qua có thể quang hợp tốt.

Khi cây leo giàn thì bà con nên sửa dây leo và giúp cây phân bố đều khắp giàn. Nên tỉa bỏ các nhánh nhỏ, tạo độ thông thoáng cho cây khổ qua, hạn chế sâu bệnh gây hại.

Trong giai đoạn cây khổ qua đang nở hoa, bà con nên thu hút các loại ong bướm đến thụ phấn cho cây hoặc có thể thụ phấn nhân tạo cho cây để năng suất cây trồng. Khi hoa rụng thì quả sẽ bắt đầu hình thành, bà con cần ngắt bớt lá mọc quá dày trên thân để cây tập trung dinh dưỡng nuôi trái.

Thu hoạch và bảo quản khổ qua sau khi trồng

Sau khi trồng khổ qua được hai tháng thì bà con có thể thu hoạch được những trái khổ qua đầu tiên. Bà con có thể thu hoạch khổ qua cách ngày và sử dụng trong suốt mùa vụ của cây.

Thông qua bài viết trên, AQ Bice đã chia sẻ cho bà con cách trồng khổ qua đơn giản, đảm bảo cây phát triển tốt, sinh trưởng mạnh, cho nhiều trái đạt chất lượng. Đây là một loại cây rất dễ trồng, thời gian cho trái ngắn và mang lại năng suất, hiệu quả kinh tế cao. Chúc bà con có được những giàn khổ qua tươi ngon và đạt chất lượng tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *