Hướng dẫn cách trồng cây sương sâm từ hạt và cành giống

Hướng dẫn cách trồng cây sương sâm từ hạt và cành giống

04/08/2023

Kích thước chữ

Cách trồng cây sương sâm tuy đơn giản nhưng nếu không biết rõ kỹ thuật trồng cây có thể khiến cây phát triển kém, năng suất thấp và có thể chết. Cây sương sâm là một loại cây trồng thường được dùng để giải nhiệt cơ thể, nhuận gan… và được sử dụng để làm món ăn giải khát cho những ngày hè. Vậy trồng cây sương sâm như thế nào giúp cây phát triển tốt, mời bà con tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

Giới thiệu về cách trồng cây sương sâm

Hướng dẫn cách trồng cây sương sâm từ hạt và cành giống
Trồng cây sương sâm tại nhà bằng hạt và từ cành đơn giản, thu hoạch cả năm

Sương sâm không chỉ mang lại lợi nhuận về kinh tế mà còn có rất nhiều công dụng khác tốt cho sức khỏe. Kỹ thuật trồng cây sương sâm không quá khó, bà con chỉ cần nắm vững các kỹ thuật trồng thì có thể thu được năng suất cây trồng rất cao.

Đặc điểm của cây sương sâm khi trồng

Cây sương sâm hay còn được biết đến với các tên gọi như sâm sâm, xanh tam, xanh ba nhị… Đây là loại cây trồng thuộc họ Menispermaceae, thường mọc dại ở các khu vực trong khu vực Đông Nam Á.

Sương sâm là một loại cây dây leo, có tốc độ sinh trưởng rất tốt và phân nhánh nhanh, cho thu hoạch quanh năm. Cây thuộc giống thân thảo, khắp thân được bao phủ bởi một lớp lông mềm hoặc không có lông tùy thuộc vào giống cây trồng.

Lá cây sương sâm có màu xanh đậm cùng phiến lá hình trái tim, có chiều dài khoảng từ 5-10cm và chiều rộng trong khoảng 2-3cm. Hoa của cây sương sâm thường mọc tập trung thành chùm màu vàng rất đẹp mắt.

Quả cây sương sâm thường mọc tập trung thành các cụm và có hình giống trái trứng, khá cứng, dài. Khi chín, trái sẽ dần chuyển thành màu trắng.

Công dụng tuyệt vời từ việc trồng cây sương sâm mang lại

Hướng dẫn cách trồng cây sương sâm từ hạt và cành giống
Cây sương sam rất tốt cho sức khỏe, giúp thanh lọc, mát gan, bổ phổi

Cây sương sâm chứa lượng lớn vitamin A, C cùng canxi, chất xơ, sắt… Ngoài công dụng giải khát, sương sâm còn có các tác dụng như:

🔹 Thanh lọc cơ thể, chữa táo bón, kiết lỵ, nóng trong, giải độc cho cơ thể.

🔹 Có tác dụng trong việc điều hòa axit dạ dày, đái tháo đường, huyết áp cao và các bệnh liên quan đến gan.

🔹 Tăng cường sức đề kháng và phòng trừ các bệnh liên quan đến phổi.

🔹 Rễ cây sương sâm phơi khô có thể chữa đau họng, đau lưng, đau răng…

Chuẩn bị gì trước khi thực hiện cách trồng cây sương sâm

Hướng dẫn cách trồng cây sương sâm từ hạt và cành giống
Để trồng cây sương sâm bà con cần chuẩn bị đất trồng, hạt giống hoặc cành và chậu

Hiện nay, có thể trồng cây sương sâm bằng hai phương pháp gồm trồng cây từ hạt giống và trồng cây bằng phương pháp giâm cành. Do đó, bà con có thể lựa chọn phương pháp trồng cây phù hợp và chuẩn bị theo hướng dẫn dưới đây:

Chuẩn bị chậu và chọn vị trí trồng cây sương sâm

Bà con có thể thực hiện trồng cây sương sâm vào bất kỳ thời điểm nào trong năm vì cây rất dễ thích nghi và phát triển, nhưng thời điểm tốt nhất để trồng cây là vào tháng 5-6 âm lịch hằng năm.

Nếu bà con trồng cây sương sâm vào trong chậu, cần đảm bảo chọn các chậu trồng lớn, có các lỗ thoát nước. Cây sương sâm là một loại cây cần ẩm nhiều, nhưng không thể chịu ngập úng nên cần phải đảm bảo độ thoát nước tốt.

Ngoài ra, bà con có thể trồng cây sương sâm ở nơi có ánh sáng mạnh, có thể bị che chắn khoảng từ 20-30%.

Xử lý đất trồng cây sương sâm

Cây sương sâm không chịu được ngập úng, do đó, bà con nên trồng cây hoặc đặt chậu cây ở nơi đất cao ráo, thoát nước tốt. Lựa đất trồng có độ mùn cao, nhiều dinh dưỡng, đảm bảo độ thoát nước và thông thoáng tốt nhất.

Bà con có thể tiến hành trộn hỗn hợp đất để trồng cây sương sâm gồm đất thịt, phân trùn quế, phân ủ hoai mục, xơ dừa, vỏ trấu… Hỗn hợp đất này chứa lượng lớn dinh dưỡng cho cây sương sâm phát triển và đảm bảo đủ độ thông thoáng, thoát nước tốt, không gây hại cho bộ rễ của cây.

Lựa chọn giống cây sương sâm

Hiện tại, có hai loại cây sương sâm đang được trồng khá phổ biến là sương sâm trơn và sương sâm lông. Tùy vào sở thích cá nhân, bà con tiến hành lựa chọn giống cây phù hợp.

Hạt giống: Lựa chọn những hạt chắc khỏe, không bị sâu bệnh gây hại hay móp méo. Bà con có thể lựa chọn các cửa hàng vật tư uy tín để mua được các hạt giống đạt chất lượng, đảm bảo tỷ lệ nảy mầm.

Cành giống: Lựa chọn các cành khỏe mạnh, hơi già và có chiều dài khoảng 20cm.

Hướng dẫn cách trồng cây sương sâm đúng kỹ thuật qua từng bước

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các vật dụng và giống cây sương sâm, bà con tiến hành thực hiện ủ hạt giống và trồng cây sương sâm.

Cách trồng cây sương sâm từ hạt giống

Hướng dẫn cách trồng cây sương sâm từ hạt và cành giống
Quy trình trồng cây sương sâm bằng hạt giống đơn giản qua từng bước

Bước 1: Ủ hạt giống cây sương sâm.

Bà con tiến hành cho hạt giống cây sương sâm vào trong một tô nước ấm và ngâm qua đêm. Sau đó, vớt ra và cho vào một khăn ẩm gói lại và treo ở nơi có nắng khoảng từ 7-10 ngày cho đến khi hạt nứt nanh.

Bước 2: Ươm hạt giống cây sương sâm.

Bà con có thể sử dụng khay ươm, bầu ươm hoặc gieo trực tiếp xuống đất. Nhưng vì hạt giống mới nứt nanh có sức phát triển khá yếu, nếu gieo trực tiếp xuống đất có thể bị các loài động vật khá đào và phá hoại, giảm tỷ lệ phát triển thành cây. Do đó, chúng tôi khuyến khích bà con nên ươm hạt vào khay ươm hoặc bầu ươm.

Cho hỗn hợp đất đã chuẩn bị vào trong khay ươm, bầu ươm và tạo một lỗ sâu khoảng 2-3cm. Gieo hạt giống đã nứt nanh vào trong, đầu rễ hướng xuống dưới đất rồi phủ một lớp đất mỏng lên trên. Sau đó, tưới ẩm và phủ một lớp rơm để giữ ẩm và phòng tránh các loài động vật gây hại.

Bước 3: Trồng cây sương sâm.

Khi cây đã lên được từ 3-4 lá thật, thân cứng cáp thì bà con có thể trồng ở vị trí đã chuẩn bị hoặc các thùng xốp, chậu cây. khi trồng cần đảm bảo mật độ cây vườn phải, không trồng quá nhiều, tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển và gây hại. Thời gian đầu cần phải che chắn cho cây bằng lưới nếu thời tiết quá nắng nóng gây mất nước cho cây.

Cách trồng cây sương sâm bằng cành giống

Phương pháp trồng cây sương sâm bằng cành giống thì đơn giản hơn phương pháp gieo hạt rất nhiều. Bà con chỉ cần lấy cành giống đã chuẩn bị trồng vào trong phần đất đã chuẩn bị hay chậu cây đã chuẩn bị.

Để cây nghiêng khoảng 45 độ so với mặt liếp. Sau đó, vỗ nhẹ đất để giữ cho cây đứng vững. Tưới ẩm nước cho cây mỗi ngày 2 lần nhằm tạo độ ẩm cho cây ra rễ và phát triển mạnh.

Kỹ thuật chăm sóc sau khi thực hiện cách trồng cây sương sâm

Hướng dẫn cách trồng cây sương sâm từ hạt và cành giống
Để cây sương sâm phát triển tốt, xanh lá đứng cây bà con cần chú ý tới việc tưới nước, bón phân và phòng trừ sâu hại

Cây sương sâm là một loại cây dễ phát triển và sinh trưởng, do đó, không cần tốn quá nhiều thời gian và công sức để chăm sóc cho cây sương sâm.

Tưới nước và bón phân cho cây sương sâm sau khi trồng

Khi mới trồng cây sương sâm, cần đảm bảo đủ lượng nước cho cây phát triển. Do đó, bà con cần phải tưới nước cho cây mỗi ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều mát. Khi cây đã lớn và phát triển mạnh, bà con có thể giảm xuống tưới cho cây mỗi ngày 1 lần là đủ. Có thể điều chỉnh lượng nước tưới phù hợp với điều kiện thời tiết giúp cây không bị ngập úng.

Bà con tiến hành bón phân ủ hoai hoặc các loại phân hữu cơ cho cây sau khi trồng cây được 10-15 ngày. Sau khi cây đã bắt đầu bò lên giàn thì có thể bổ sung phân NPK giúp cây phát triển tốt hơn.

Làm giàn cho cây sương sâm leo sau khi trồng

Cây sương sâm phát triển và có được từ 5-6 lá thật là thời điểm thích hợp nhất để tiến hành làm giàn cho cây. Bà con có thể sử dụng các cọc, que cắm để làm giàn đứng hoặc sử dụng lưới để tạo giàn leo cho cây sương sâm phát triển. Ngoài ra, có thể tận dụng hàng rào để cho cây sương sâm leo lên.

Thu hoạch cây sương sâm sau khi trồng?

Sau khoảng 3-4 tháng trồng cây đúng kỹ thuật, cây phát triển tốt thì bà con có thể tiến hành thu hoạch. Đối với sương sâm thì lá của cây càng xanh đậm càng tốt, khi sử dụng sẽ ngon hơn rất nhiều. Tùy vào mục đích sử dụng mà bà con có thể cắt nguyên đoạn thân hoặc hái từng lá.

Cách trồng cây sương sâm đúng kỹ thuật sẽ giúp cây phát triển mạnh và cho năng suất cao, lá xanh đậm và tươi tốt. Bà con cần chú ý giúp cây thoát nước tốt, đặc biệt là vào mùa mưa, tỷ lệ cây ngập úng rất cao. Hy vọng thông qua bài viết trên, bà con đã nắm rõ được các kỹ thuật trồng và chăm sóc cho cây sương sâm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *