Hướng dẫn cách trồng gừng trong chậu cho củ to, xanh lá

Hướng dẫn cách trồng gừng trong chậu cho củ to, xanh lá

16/05/2023

Kích thước chữ

Cách trồng gừng trong chậu liệu có dễ thực hiện đối với những người chưa từng có kinh nghiệm trong vấn đề này? Cùng tìm hiểu thêm qua bài viết sau đây để dễ dàng bắt tay vào trồng củ gừng ngay hôm nay nhé!

Tìm hiểu về cách trồng gừng trong chậu

Cách trồng gừng trong chậu đạt hiệu quả cao như thế nào?
Trồng gừng trong chậu đặt trong vườn với những bước đơn giản nhưng đem lại hiệu quả vô cùng tuyệt vời

Gừng được biết đến là dược liệu quý với thành phần gồm 400 chất khác nhau trong đó có các vitamin B1, B2, B6, C cũng như các chất khoáng khác. Gừng mang lại nhiều công dụng vì vậy được trồng rộng rãi ở nhiều nơi. Cách trồng gừng trong chậu cũng khá đơn giản và dễ thực hiện đối với mọi người.

Tác dụng tuyệt vời từ củ gừng mang lại

Củ gừng là một loại gia vị phổ biến trong ẩm thực và cũng được sử dụng trong y học cổ truyền vì có nhiều đặc tính chữa bệnh và cải thiện sức khỏe. Dưới đây là một số công dụng chính của củ gừng:

🔹 Tăng cường hệ miễn dịch: Các hợp chất trong gừng có thể giúp kích thích sản xuất tế bào miễn dịch, giúp cơ thể chống lại vi khuẩn, virus và các tác nhân gây bệnh khác.

🔹 Hỗ trợ tiêu hóa: Củ gừng có khả năng kích thích sự tiết ra enzym và axit dạ dày, giúp tăng cường quá trình tiêu hóa và giảm đau rát dạ dày.

🔹 Cải thiện tuần hoàn: Gừng có khả năng tăng lưu thông máu, giúp cải thiện tuần hoàn máu và giảm nguy cơ các bệnh tim mạch.

🔹 Giảm cân: Các chất chống oxy hóa trong gừng có thể giúp tăng tốc quá trình trao đổi chất, giúp đốt cháy năng lượng và giảm cân.

🔹 Tăng cường trí nhớ: Các hợp chất trong gừng có khả năng cải thiện chức năng não, giúp tăng cường trí nhớ và tập trung.

Ngoài ra, còn nhiều công dụng khác của củ gừng như giảm đau đầu, giảm mệt mỏi, giảm stress, giảm nguy cơ ung thư,…

Thời điểm thích hợp để trồng gừng trong chậu

Thông thường, bà con sẽ tiến hành trồng gừng vào khoảng thời gian đầu mùa xuân từ tháng 1 đến tháng 2 hoặc cuối xuân vào tháng 4, tháng 5. Ngoài ra từ tháng 10 đến tháng 12 cũng là khoảng thời điểm thích hợp để trồng củ gừng.

Cần chuẩn bị gì trước khi thực hiện cách trồng gừng trong chậu

Cách trồng gừng trong chậu đạt hiệu quả cao như thế nào?
Các nguyên liệu quan trọng mà bà con cần chuẩn bị kỹ để cách trồng gừng ở trong chậu được diễn ra thuận lợi nhất

Trồng gừng trong chậu là một cách tuyệt vời để có một nguồn cung cấp gừng tươi thơm trong nhà. Dưới đây là một số tiêu chuẩn cụ thể như sau:

Tiêu chuẩn chọn củ gừng giống để trồng trong chậu

Nên chọn những củ gừng nhỏ như gừng dé, gừng sẻ vì nó có vị cay thơm và chiều cao của cây khi lớn lên cũng vừa phải nên không bị gãy. Chọn củ có vỏ nguyên vẹn, thân dày và trơn nhẵn, không bị khô héo.

Tiêu chuẩn chọn đất để trồng củ gừng trong chậu 

Chọn đất trồng gừng nên chọn những loại đất phù sa, có độ tơi xốp, thoát nước tốt và đảm bảo độ ẩm. Có thể sử dụng đất sạch đã qua xử lý và bổ sung phân bón phù hợp để trồng cây.

Tiêu chuẩn chọn chậu trồng gừng

Chậu để trồng gừng nên có kích thước cao 35 – 40 cm và rộng khoảng 30 – 35 cm để đủ không gian cho cây phát triển và đảm bảo có lỗ thoát nước ở đáy giúp hạn chế ứ đọng nước gây thối củ gừng.

Hướng dân cách trồng gừng trong chậu mau ra củ, thu hoạch

Gừng giúp món ăn đậm vị và có công dụng giúp ích cho sức khỏe con người. Vì vậy để trồng gừng trong chậu thành công, mọi người hãy thực hiện theo các bước sau nhé!

Chuẩn bị vật liệu để trồng gừng

Các nguyên vật liệu mà mọi người cần chuẩn bị gồm có: củ gừng giống, chậu, đất trồng,… Có thể dùng những củ gừng có sẵn tại nhà, hoặc gừng trâu già sạch bệnh trên 10 tháng tuổi.

Xử lý củ gừng giống

Chuẩn bị một thau nước và đặt củ gừng vào ngâm trong vòng một đêm. Sau khi đã ngâm xong thì cắt gừng thành nhiều phần khoảng 40-60g. Chú ý: không nên cắt trúng mắt gừng.

Tiến hành trồng củ gừng vào chậu

Lấy đất đã trộn đều cho vào khoảng nửa chậu, sau đó ấn nhẹ để nén đất xuống và cho 2 đoạn gừng giống vào chậu. Vùi gừng xuống sao cho cách bề mặt đất khoảng 2,5-3 cm.

Tưới nước cho củ gừng

Sau bước trồng gừng vào chậu, mọi người cần tưới một lượng nước vừa phải cho cây từ 2-3 lần mỗi ngày. Không chôn củ gừng quá sâu vì sẽ dễ bị úng nước, thối củ.

Sau khoảng 20 ngày thì củ gừng ra mầm. Đợi khi ra nhiều lá thì tưới cho cây mỗi ngày một lần.

Chăm sóc cây gừng trồng trong chậu ra củ to, không sâu bệnh

Sau khi thực hiện cách trồng củ gừng trong chậu, việc chăm sóc rất quan trọng để đảm bảo cây phát triển tốt và đạt được năng suất cao. Dưới đây là một số cách để chăm sóc và thu hoạch củ gừng như sau:

Cách chăm sóc cây gừng trồng trong chậu

Để chăm sóc củ gừng trồng trong chậu, mọi người có thể làm theo các bước sau đây:

  • Thường xuyên nhổ cỏ, vun xới gốc và bổ sung phân chuồng hoai mục, phân bón hữu cơ vi sinh cho cây.
  • Củ gừng cần ánh sáng mặt trời để phát triển tốt nhất là từ 5-6 giờ mỗi ngày. Vì vậy, đặt chậu củ gừng ở một nơi có đủ ánh sáng mặt trời thì gừng sẽ cho củ nhiều hơn.
  • Củ gừng cần đủ nước để phát triển, nhưng đừng tưới quá nhiều để tránh làm ướt chậu và gây hại cho rễ cây.
  • Khi thấy củ gừng nhô lên thì bón thêm một lớp đất hỗn hợp có độ dày 3-4cm. Đảm bảo giữ độ ẩm cho đất nhất là khi gừng xuống củ.
  • Ngưng tưới nước vào thời điểm gừng rụng lá và sắp có thể được thu hoạch.

Thời điểm thích hợp để thu hoạch củ gừng

Củ gừng sau khi gieo trồng từ 8-9 tháng thì có thể thu hoạch. Trong quá trình đào củ, hạn chế làm trầy hoặc dập bể củ gừng vì khi củ bị tổn thương sẽ tạo điều kiện cho sâu bệnh gây hại.

Dùng xẻng nhỏ để xới quanh gốc từ 20 – 25 cm, nhổ nhẹ để lấy khóm củ lên. Sau đó cắt lấy củ, rửa sạch phần đất và sử dụng thành phẩm đã thu hoạch được.

Phòng trừ sâu bệnh cho cây gừng trồng chậu như thế nào?

Cách trồng gừng trong chậu đạt hiệu quả cao như thế nào?
Tổng hợp các biện pháp phòng trị sâu bệnh trên cây gừng

Một số loài sâu hại ở cây gừng thường gặp như rầy xanh, rệp sáp, bọ trĩ, và phổ biến nhất là sâu đục thân. Chúng thường xuất hiện vào đầu mùa mưa, đục vào bên trong và ăn phần non của gừng. Cần có những biện pháp phù hợp để phòng trừ loài sâu này gây hại ở gừng càng sớm càng tốt.

Phương pháp chăm sóc phòng ngừa sâu bệnh gây hại cây gừng

Việc canh tác phòng trừ sâu bệnh hại trong trồng gừng là rất quan trọng để đảm bảo cho một vụ thu hoạch thành công. Dưới đây là một số biện pháp cơ bản để phòng trừ sâu bệnh hại như sau:

🔹 Sử dụng giống cây trồng khỏe mạnh: Chọn giống gừng chất lượng cao, ít bị bệnh và sâu bệnh hại để trồng là một trong những biện pháp đầu tiên để phòng trừ sâu bệnh hại.

🔹 Chọn địa điểm và phương pháp trồng: Nên trồng gừng ở các khu vực có nhiều ánh sáng và thông thoáng để giảm thiểu sự phát triển của sâu bệnh hại.

🔹 Vệ sinh vườn: Thường xuyên tưới nước, đào bón, cắt tỉa và thu hoạch đúng cách là các biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả để giảm thiểu sự phát triển của sâu bệnh hại trong vườn.

Biện pháp sinh học phòng trừ sâu bệnh gây hại cây gừng

Hiện nay, Công ty TNHH Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ đang cung cấp các sản phẩm sinh học giúp phòng trị sâu hại ở gừng. Bà con có thể lựa chọn Ola insect in99 để trị các loài sâu cụ thể như sâu vẽ bùa, sâu xanh, sâu tơ, nhện đỏ, bọ trĩ…

Sản phẩm Ola insect in99 của AQ hiện đang bán trên thị trường với loại chai 100ml và can 20 lít đáp ứng với từng nhu cầu sử dụng khác nhau của mọi người khi muốn tiêu diệt tác nhân gây hại trên gừng.

Sử dụng thuốc hóa học xử lý sâu bệnh gây hại cây gừng

Trên thị trường hiện nay đã có bán sản phẩm thuốc hóa học hỗ trợ trong việc trị sâu bệnh ở gừng. Những đặc tính mạnh đến từ thành phần trong thuốc sẽ nhanh chóng khắc phục tình trạng sâu bệnh trên cây.

Cảnh báo! Tuy nhiên, bà con nên lưu ý rằng sau thời gian dài dùng thuốc bảo vệ thực vật cũng gây ra nhiều hậu quả cho cây, đất trồng, môi trường sống xung quanh. Những chất dinh dưỡng, nhiều vi sinh vật có lợi trong đất sẽ bị mất dần theo thời gian sử dụng thuốc. Vì vậy, để có biện pháp phòng trừ sâu bệnh ở gừng phù hợp thì bà con cũng có thể chọn thuốc sinh học an toàn hơn.

Thuốc đặc trị sâu gây hại củ gừng trồng chậu Ola Insect in99

Cách trồng gừng trong chậu đạt hiệu quả cao như thế nào?
Thuốc sinh học có tác dụng hiệu quả trong việc phòng và diệt dứt điểm các loại bệnh hại trên cây gừng

Nhằm đáp ứng nhu cầu tìm kiếm thuốc có thành phần sinh học an toàn cho gừng, Công ty TNHH Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ hiện có đang cung cấp trên thị trường sản phẩm Ola insect in99.

Công dụng của thuốc phòng trị sâu gây hại ở cây gừng Ola insect in99

Ola insect in99 sẽ mang đến cho vườn cây những công dụng đặc biệt như sau:

  • Hỗ trợ tiêu diệt một cách nhanh chóng các loài sâu hại cho cây từ khi chúng còn ở trong trứng cho đến lúc chúng trưởng thành.
  • Tinh dầu thực vật có trong thành phần của chế phẩm sẽ giúp xua đuổi các côn trùng không còn khả năng sinh sản và gây hại cho vườn cây.

Hướng dẫn dùng thuốc phòng trị sâu gây hại ở cây gừng Ola insect in99

Quý bà con hãy đọc kỹ thông tin về hướng dẫn sử dụng Ola insect in99 được in trên sản phẩm để có cách dùng an toàn, hiệu quả như sau:

  • Phun phòng: dùng 100ml Ola insect in99 cho hòa cùng với 200 lít nước rồi phun lên cây, mỗi lần đảm bảo cách nhau từ 15 đến 30 ngày.
  • Phun trị: dùng 100ml Ola insect in99 cho hòa cùng với 100 lít nước, phun mỗi lần đảm bảo cách nhau từ 3 đến 5 ngày.

Bảo quản thuốc phòng trị sâu gây hại ở cây gừng Ola insect in99

Quý khách hàng hãy lưu ý các cách bảo quản thuốc Ola insect in99 như sau:

  • Mọi người cần để thuốc ở nơi thật thoáng mát, khô ráo, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
  • Đặt thuốc Ola insect in99 ở nơi xa tầm tay của trẻ, khi sử dụng thuốc đảm bảo không để bị dính vào mắt, mũi, miệng.

Cách trồng gừng trong chậu đúng kỹ thuật sẽ mang lại năng suất chất lượng cho bà con . Hy vọng bài viết trên đã cung cấp một số thông tin chi tiết giúp mọi người dễ dàng hơn trong việc thực hành biện pháp canh tác này. Để biết thêm nhiều bài viết khác về nông nghiệp, mời mọi người truy cập ngay địa chỉ website: nguyenlieusinhhoc.com của AQ nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *