Cách trồng dưa lưới tại nhà cây nhanh lớn, trái trĩu cành

Cách trồng dưa lưới tại nhà cây nhanh lớn, trái trĩu cành

22/05/2023

Kích thước chữ

Cách trồng dưa lưới tại nhà có đơn giản như khi trồng những loại trái khác? Tận dụng khu vực ban công của nhà hay một khoảng trong khu vườn nhỏ có thể trồng được dưa lưới hay không? Làm sao để trồng dưa lưới cho ra trái ngon, ngọt, chất lượng ngay tại nhà? Mời bà con tìm hiểu kỹ thuật và cách trồng cây dưa lưới tại nhà trong bài viết dưới đây nhé!

Giới thiệu về cách trồng dưa lưới tại nhà

Cách trồng dưa lưới tại nhà là một phương pháp giúp ngôi nhà của bà con trở nên tươi mát và độc đáo hơn rất nhiều. Vì đặc tính của trái dưa lưới rất tốt cho cơ thể con người, nên khi tự trồng được một giàn dưa lưới tại nhà, bà con sẽ an tâm khi thưởng thức những trái dưa sạch và ngon do chính tay mình trồng.

Cách trồng dưa lưới tại nhà cây nhanh lớn, trái trĩu cành
Dưa lưới là loại cây thân thảo, cây lan rộng trên mặt đất nên cần không gian đủ rộng khi trồng để cây phát triển

Đặc điểm của cây dưa lưới trồng ở nhà

Cây dưa lưới là một loại cây có thân thảo, bên ngoài có nhiều lông tơ nhỏ khá giống với thân cây dưa leo. Thân của cây dưa lưới có nhiều mắt, mỗi mắt sẽ có một chồi nách, một lá và tua cuốn.

Rễ của cây dưa lưới lan rộng trên mặt đất, do đó, khi trồng cây dưa lưới, bà con nên để cây có một không gian đủ rộng để rễ phát triển và tạo giàn cho cây leo lên. Ngoài ra, rễ cây dưa leo có khả năng chịu hạn rất tốt.

Lá của cây dưa lưới có hình xoan, màu xanh từ nhạt đến đậm. Hoa của cây mọc đơn ở nách, mọc thành chùm và cuống ngắn. Mỗi hoa có năm cánh và có màu vàng vô cùng bắt mắt.

Hình dạng trái dưa lưới không giống nhau. Ruột trái có màu cam vàng hoặc xanh vàng rất đẹp mắt và bên trong có nhiều hạt dẹt, màu trắng hoặc kem.

Phân loại dưa lưới trồng tại nhà

Cách trồng dưa lưới tại nhà vô cùng đơn giản
Hiện nay, có hai giống dưa lưới, là dưa lưới vàng và dưa lưới xanh

Hiện tại, dưa lưới có rất nhiều loại và có các hương vị khác nhau. Dựa vào màu sắc của trái dưa, người ta phân dưa lưới làm hai loại:

🔹 Dưa lưới ruột xanh: Hình dạng tròn hoặc đôi khi thuôn dài. Khi bổ ra, trái dưa lưới có phần thịt màu xanh lá nhạt. Gần chín, vỏ dưa ngả dần sang màu xanh đậm rồi dần qua nâu.

🔹 Dưa lưới ruột vàng: Bên ngoài là lớp vỏ màu xanh thẫm, còn bên trong là phần thịt có màu vàng cam. Loại này thường được nhiều người yêu thích và lựa chọn vì vị ngọt đậm, giòn, mọng nước hơn loại ruột xanh.

Tác dụng tuyệt vời khi trồng cây dưa lưới tại nhà mang lại

Cách trồng dưa lưới tại nhà vô cùng đơn giản
Dưa lưới có nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe con người

Dưa lưới không chỉ vô cùng ngon, giúp giải khát nhanh mà còn có công dụng tuyệt vời đối với cơ thể con người và làm đẹp:

🔹 Dưa lưới rất tốt cho tim mạch và huyết áp vì chứa hoạt chất beta-carotene giúp phòng chống bệnh tim mạch, huyết áp thấp…

🔹  Tốt cho mắt vì ngoài beta-carotene, dưa lưới còn chứa chất luteinzeaxathin giúp cho đôi mắt khỏe.

🔹 Chống oxy hóa, chống viêm và giảm stress nhờ vào nguồn chất chống oxy hóa dạng polyphenol có nhiều trong dưa lưới.

🔹 Hỗ trợ giảm cân vì chất xơ có trong quả dưa lưới, đồng thời, còn giúp giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng.

🔹 Tốt cho người đái tháo đường vì dưa lưới chứa nhiều loại vitamin, khoáng chất và protein, ít calo, ít đường.

🔹 Làm đẹp da nhờ vào zeaxathin giúp bảo vệ khỏi tia UV, cùng các chất vitamin A, C, axit folic giúp cải thiện làn da.

🔹 Dưa lưới rất tốt cho phụ nữ mang thai vì giàu folate và vitamin B, giúp cho thai nhi phát triển tốt, giảm nguy cơ bị dị tật thần kinh bẩm sinh, dị tật não cũng như giúp thai nhi phát triển tốt.

Trồng dưa lưới tại nhà cần chuẩn bị những gì?

Để trồng được giàn dưa lưới tươi ngon và cho năng suất cao, bà con cần chuẩn bị một số vật dụng cũng như nắm vững các thông tin về điều kiện trồng cây dưa lưới như sau:

Chọn vị trí trồng cây dưa lưới thích hợp

Vì dưa lưới là một cây chịu được hạn, phát triển tốt trong môi trường ấm áp, khô ráo và nhiều ánh sáng, do đó, nên trồng cây dưa lưới vào khoảng từ tháng 2 đến tháng 9. Cây dưa lưới còn phát triển rất tốt trong mùa khô, ít mưa.

Nên trồng cây ở nơi có nhiều ánh sáng như ban công hay sân thượng, những khu vực đón được ánh nắng tự nhiên để cây hấp thụ và phát triển tốt nhất.

Chọn hạt giống cây dưa lưới khỏe mạnh

Cách trồng dưa lưới tại nhà cây nhanh lớn, trái trĩu cành
Hạt dưa lưới giống khỏe mạnh có tỷ lệ nảy mầm cao là hạt không bị sâu hại tấn công hay bị biến dạng

Như đã trình bày ở trên, dưa lưới hiện nay có hai loại khác nhau, do đó, bà con có thể lựa chọn giống cây dưa lưới phù hợp với sở thích của bản thân cũng như gia đình.

Khi lựa chọn mua những hạt giống dưa lưới, bà con nên lựa chọn nơi bán uy tín, có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo hạt giống không bị hư hỏng, mang mầm mống bệnh. Đồng thời, nên lựa chọn hạt giống phù hợp với thời tiết, khí hậu và khu vực trồng.

Bên cạnh đó, nên lựa chọn hạt giống dưa lưới F1 thuần chủng để tăng tỷ lệ nảy mầm nhất. Một số hạt giống dưa lưới đang được bày bán hiện nay ở các vườn ươm có nguồn gốc ở nước ngoài, bà con không nên lựa chọn mua vì tỷ lệ nảy mầm của hạt giống này khá thấp vì không phù hợp với điều kiện môi trường ở nước ta.

Nhiều bà con khi đọc đến đây sẽ tự hỏi, có thể sử dụng các hạt dưa lưới trong các trái chín sau khi ăn không, thì điều này là không nên. Vì hạt trong các trái dưa lưới không đủ chất lượng để trồng, khi trồng thì cây sẽ không phát triển tốt, trái nhỏ, không ngọt và thậm chí là không đậu quả.

Làm đất trồng cây dưa lưới tại nhà

Đất trồng cây dưa lưới phải tơi xốp và thoát nước tốt, giúp rễ của cây phát triển tốt mà không bị ngập úng, thối rễ.

Loại đất phù hợp để trồng cây dưa lưới là loại đất thịt nhẹ hoặc đất cát pha, đất phù sa, đất trộn trấu. Đây là các loại đất có độ thoát nước cao nhất và nhiều dinh dưỡng, rất tốt cho cây dưa lưới.

Ngoài ra, bà con nên trộn hỗn hợp đất theo tỷ lệ như sau để đảm bảo chất dinh dưỡng và độ tơi xốp tốt nhất cho cây:

🔹 70% xơ dừa.

🔹 10% trấu.

🔹 20% phân trùn quế.

Trước khi sử dụng hỗn hợp đất này, bà con nên tưới ẩm và dùng màng phủ kín đất trong vòng 1 tuần.

Chuẩn bị chậu trồng cây dưa lưới tại nhà

Vì trồng tại nhà nên bà con có thể sử dụng thùng xốp để trồng cây dưa lưới. Đối với các thùng xốp, bà con phải tạo các lỗ thoát nước cho thùng xốp.

Ngoài ra, còn có thể sử dụng các thùng sơn, hoặc chậu đất. Tuy nhiên, cần tạo các lỗ thoát nước cho cây là có thể sử dụng các vật dụng này để trồng cây.

Hướng dẫn cách trồng dưa lưới tại nhà trong chậu

Tùy thuộc vào nhu cầu thu hoạch trái dưa lưới, bà con có thể lựa chọn thời điểm mong muốn để trồng cây:

Ươm hạt giống dưa lưới trồng trong chậu ở nhà

Cách trồng dưa lưới tại nhà vô cùng đơn giản
Hướng dẫn cách ươm hạt dưa lưới trồng trong chậu tại nhà chi tiết qua từng bước

Bước 1: Để hạt nhanh nảy mầm, bà con cần phải ngâm và ủ hạt. Bà con chuẩn bị một chậu nước ấm (pha theo tỷ lệ 2 nóng, 3 lạnh), bỏ hạt vào và ngâm trong vòng 5 tiếng.

Bước 2: Sau đó, bà con tiến hành vớt hạt ra và cho vào một khăn ẩm hoặc giấy đã thấm ẩm nước. Ủ hạt trong vòng 1-2 ngày, khi hạt tách mầm thì đem đi ươm.

Bước 3: Cho giá thể gồm xơ dừa và trấu vào trong khay ươm hoặc bầu ươm. Sau đó, cho hạt giống đã ủ vào và phủ một lớp đất mỏng lên trên. Để khay ươm hoặc bầu ươm ở nơi có bóng mát, phun giữ ẩm cho hạt.

Gieo trồng hạt giống hoặc cây dưa lưới giống vào chậu

Cách trồng dưa lưới tại nhà vô cùng đơn giản
Khi cây lớn, nên tạo giàn cho cây dưa lưới leo lên, giúp giảm thiểu các bệnh cho cây

Sau khoảng 2 ngày ươm, mầm chồi của cây sẽ phát triển. Khi này, bà con cần cấp đầy đủ nước cho cây để cây khỏe mạnh và sinh trưởng tốt nhất. Sau khoảng 10 ngày ươm giống, cây sẽ có 2 lá thật, bà con có thể tiến hành trồng cây con này trong chậu đất đã chuẩn bị.

Tạo một hố đất trong chậu, cho cây con đã nảy mầm vào và vỗ nhẹ đất để cây đứng vững. Tiến hành giữ ẩm cho cây trong thời gian đầu trồng cây.

Lưu ý: Bà con cần phải che chắn và tránh nắng cho cây để cây non phát triển tốt, không bị hư hỏng, gây mất hiệu quả trồng cây.

Khoảng cách trồng cây dưa lưới trong chậu tại nhà phù hợp

Không nên trồng quá nhiều cây sát nhau, tạo môi trường cho mầm bệnh phát triển và gây hại cho cây. Đồng thời, những cây non nào không phát triển tốt, còi cọc thì bà con cần tiến hành loại bỏ để chăm sóc cho những cây khác.

Cách chăm sóc cây dưa lưới trồng tại nhà cho nhiều trái

Cách trồng dưa lưới vô cùng đơn giản, nhưng bà con cần chăm sóc cho cây tốt để cây phát triển và cho ra nhiều trái.

Trong quá trình trồng và chăm sóc cây, khi cây ra được khoảng 8 lá thật thì bà con nên tiến hành bấm ngọn và nhánh lẻ cho cây, để cây có đủ dinh dưỡng phát triển cho thân chính. Chỉ nên để lại các lá khỏe mạnh.

Bà con chỉ nên để mỗi cây một trái để đạt hiệu quả tốt cho trái, trái sẽ ngon ngọt hơn rất nhiều.

Lưu ý: Nên tạo giàn cho cây dưa lưới leo lên để tránh các mầm bệnh ở dưới đất. Nếu bà con có không gian cho cây dưa lưới bò dưới đất, thì nên sử dụng tấm bạt lót phía dưới để trái không tiếp xúc quá nhiều dưới đất, bị trầy xước và nhiễm bệnh.

Tưới nước cho cây dưa lưới trồng ở nhà

Vì cây dưa lưới là cây chịu được hạn nên bà con chỉ cần tưới mỗi ngày 1 lần để cây không bị úng nước.

Đồng thời, cần lưu ý đến thời tiết và độ ẩm của đất để điều chỉnh lượng nước tưới cho cây.

Đối với ngày quá nắng nóng, lượng nước tưới có thể tăng thêm, tuy nhiên, nếu trời mưa thì bà con không nên tưới cho cây.

Bón phân gì cho cây dưa lưới trồng ở nhà lớn nhanh, ra trái chuẩn

Tùy vào thời kỳ phát triển của cây, bà con có thể bón phân cho cây như sau:

🔹 Cây con: Nên cung cấp nhiều đạm để cây nhanh chóng phát triển và thân dài hơn.

🔹 Khi cây chuẩn bị ra hoa: Bà con tiến hành cung cấp phân lân cho cây.

🔹Khi cây ra quả: Bổ sung thêm kali để tăng độ ngọt và giòn cho trái.

Ngoài ra, bà con có thể sử dụng phân NPK để cây ra hoa và tăng tỷ lệ đậu quả.

Trồng dưa lưới tại nhà bao lâu thu hoạch?

Sau khi trồng thành công cây dưa lưới được khoảng 80 ngày, bà con có thể thu hoạch trái dưa lưới. Khi quả chín sẽ có màu trắng ngà hoặc xanh đậm tùy vào giống cây, có vân lưới rõ ràng và mùi thơm đặc trưng. Lúc này, bà con cắt và bảo quản trái ở nơi thoáng mát hoặc cho vào ngăn mát tủ lạnh, sau đó, thưởng thức trái.

Cách trồng dưa lưới tại nhà rất dễ đúng không bà con? Chỉ cần chăm sóc kỹ lưỡng là bà con có thể sở hữu những trái dưa lưới ngon ngọt ngay tại nhà để giải khát cho những ngày hè. Chúc bà con thành công và cây dưa lưới ra nhiều trái thơm ngọt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *