Hướng dẫn cách trồng đậu phộng mau thu hoạch, không sâu bệnh
Kích thước chữ
Cách trồng đậu phộng cụ thể cần chuẩn bị những gì và tiến hành như thế nào? Liệu kỹ thuật trồng lạc có khó để thực hiện hay không? Cùng đọc bài viết dưới đây để được giải đáp những thắc mắc trên nhé!
Tìm hiểu về cách trồng đậu phộng
Trồng đậu phộng đang được người dân canh tác với diện tích càng mở rộng để cho sản lượng cao hơn. Vì lạc có nhiều giá trị dinh dưỡng nên ngày càng trở thành cây trồng phổ biến, cần thiết có mặt trong nhiều món ăn. Thời gian sinh trưởng của đậu phộng thường vào khoảng từ 120 – 150 ngày.
Thời điểm thích hợp để thực hiện cách trồng đậu phộng
Trồng đậu phộng vào tháng mấy để có mùa vụ bội thu mang lại nhiều lợi ích kinh tế? Đây có lẽ là câu hỏi của nhiều người quan tâm về vấn đề canh tác loại cây này. Thời gian trồng cây lạc phụ thuộc vào từng vùng đất canh tác khác nhau như sau:
Trồng lạc trên đất cù lao ven sông
Vụ Đông Xuân: Trồng lạc vào tháng 11, tháng 12 hàng năm lúc nước lũ rút khỏi mặt ruộng.
Vụ Hè Thu: Thời điểm trồng lạc rơi vào tháng 4, tháng 5 và thu hoạch trước mùa lũ.
Trồng lạc trên đất núi
Vụ Đông Xuân: Thời điểm trồng lạc vào tháng 11 và tháng 12 dương lịch ở nơi có nguồn nước nhằm đảm bảo khả năng tưới tiêu thuận lợi cho cây.
Vụ Hè Thu: Đây là vụ sản xuất chủ lực khi trồng lạc trên đất núi, gieo hạt vào đầu mùa mưa.
Vụ Thu Đông: Trồng lạc ở khu vực núi cao với khả năng thoát nước hiệu quả cho cây.
Chuẩn bị gì trước khi thực hiện cách trồng đậu phộng?
Trước khi thực hiện kỹ thuật trồng đậu phộng, mọi người cần chuẩn bị một số vật dụng và kiến thức cơ bản sau:
Chọn hạt đậu phộng giống không sâu bệnh
Khi chọn hạt giống để trồng đậu phộng, mọi người hãy chọn những giống sạch bệnh, không lẫn hạt kém chất lượng. Hạt giống đảm bảo đều, mẩy, to với tỷ lệ nảy mầm từ 90% trở lên. Vỏ hạt có màu sáng và không bị xây xát. Một số hạt giống được trồng phổ biến như L14, L18, ML25, VD, VD2,…
Chuẩn bị đất trồng đậu phộng (lạc)
Chọn đất trồng lạc là loại đất thịt nhẹ, đất cát pha với độ pH từ 5.5-6.5. Khu vực ruộng trồng cần đảm bảo độ tơi xốp, có độ cao ráo với khả năng thoát nước nhanh giúp cho lạc phát triển, sinh trưởng tốt nhất.
Hướng dẫn thực hiện cách trồng đậu phộng
Quy trình trồng đậu phộng sẽ bao gồm các bước cụ thể dưới đây mà bà con có thể cùng tham khảo để thực hiện nhé!
Làm đất để trồng lạc
Trước khi bắt đầu trồng lạc, bà con hãy cần tiến hành làm đất một cách kỹ càng và loại bỏ sạch cỏ dại. Tỷ lệ đường kính của đất đảm bảo nhỏ hơn 1cm chiếm 70%. Tạo độ ẩm cho đất trước khi gieo hạt là 70 – 75 %.
Có hai cách lên luống cho ruộng trồng lạc tùy thuộc vào điều kiện và mục đích gieo trồng cụ thể như sau:
Lên luống ruộng cao khoảng 15 – 20 cm, rộng khoảng 1.2m. Rãnh luống đạt mức 0.3m và trên luống cần rạch thành 4 hàng cách nhau 30cm, 2 hàng ngoài cách mép ruộng 15 cm.
Lên luống ruộng cao 15 – 20 cm với chiều rộng 0.6m. Rãnh luống rộng 0.3m và mỗi luống rạch 2 hàng cách nhau 30cm, hai hàng ngoài cách mép ruộng 15 cm.
Xử lý hạt giống
Có hai cách xử lý hạt giống cây lạc trước khi gieo trồng, cụ thể như sau:
Ngâm ủ hạt: Trước khi gieo, tiến hành ngâm hạt trong nước ở nhiệt độ bình thường trong khoảng 3 – 4 giờ. Đem ủ hạt trong vòng 10 – 12 giờ đến khi rễ mầm mọc ra khỏi vỏ lụa của hạt thì có thể mang ra trồng.
Gieo trực tiếp: Tiến hành vẩy ướt đều cho hạt, sau đó gieo hạt vào lỗ và lấp đất với độ sâu là 3 – 5cm.
Gieo hạt giống
Cần dùng khoảng 220 – 250 kg hạt khô, đảm bảo độ ẩm từ 8 – 9% cho 1ha ruộng. Chỉ bóc vỏ hạt vào thời điểm bắt đầu gieo hạt. Có hai cách gieo hạt đậu phộng như sau:
Trồng theo lỗ: Khoảng cách giữa các hàng là 25 – 30 cm, trên mỗi hàng ngang bà con hãy để 4 – 5 lỗ, gieo vào mỗi lỗ từ 2 – 3 hạt.
Trồng rạch hàng: Bà con tiến hành kẻ rãnh trên hàng cách nhau 25 – 30 cm, trồng theo các rãnh với khoảng cách là 10cm/hạt.
Chăm sóc cho cây đậu phòng sau khi trồng
Để đảm bảo cây lạc sinh trưởng, phát triển cho năng suất cao, quý bà con hãy lưu ý những cách chăm sóc như sau:
Tưới nước: Cây lạc cần đảm bảo lượng nước để duy trì độ ẩm phù hợp nhất là trong điều kiện thời tiết không mưa. Có hai cách tưới nước là phun đều lên ruộng hoặc tưới đầy vào các rãnh.
Trồng dặm: Sau khi gieo hạt từ 3 – 5 ngày, mầm sẽ lên đều. Mọi người hãy kiểm tra kỹ và dặm lại các vị trí nào có hạt bị chết để duy trì mật độ phù hợp.
Làm cỏ: Phòng trừ cỏ trước và sau khi gieo hạt giống khoảng từ 1 – 3 ngày để giảm cỏ dại trên ruộng trồng. Ở những giai đoạn tiếp theo vẫn luôn cần làm cỏ thủ công để chúng không ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.
Xới xáo, vun gốc: Xới nhẹ gốc khi hạt giống nảy mầm, sau khoảng 13 ngày tiếp tục xới nhẹ ở ruộng trồng và có thể kết hợp bổ sung phân bón. Sau khi cây ra hoa thì thực hiện vun gốc cho cây đạt lượng hạt tốt hơn.
Trồng đậu phộng trồng bao lâu thì thu hoạch?
Sau khi trồng đậu phộng khoảng 100 ngày thì có thể tiến hành thu hoạch. Thời điểm thu hoạch rất quan trọng vì nếu tiến hành quá sớm thì sẽ thu hạt non chưa đạt độ dầu còn khi để quá lâu thì hạt gặp điều kiện đất ẩm sẽ nảy mầm. Bà con hãy tiến hành nhổ kiểm tra mỗi bụi có được 80 – 85 % quả già thì đạt yêu cầu để thu hoạch.
Phòng trừ sâu bệnh cho cây đậu phộng
Cây đậu phộng là một loại cây trồng quan trọng, cung cấp nguồn thực phẩm và dầu ăn cho con người. Tuy nhiên khi trồng lạc, cây thường bị tấn công bởi các loại sâu bệnh hại, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm.
Phương pháp canh tác phòng ngừa sâu bệnh hại cây đậu phộng
Việc canh tác phòng trừ sâu bệnh hại trong kỹ thuật trồng cây đậu phộng là rất quan trọng để đảm bảo cho một vụ mùa thành công với các biện pháp cơ bản sau:
🔶 Nên áp dụng trồng luân canh cây lạc với cây trồng khác họ.
🔶 Đảm bảo mua hạt giống tốt hoặc lấy giống từ các ruộng không bị nhiễm bệnh.
🔶 Trồng cây lạc với khoảng cách phù hợp để giảm nguy cơ bị các tác nhân gây bệnh tấn công.
🔶 Sử dụng phân bón hữu cơ để cung cấp dinh dưỡng cho cây lạc, tăng cường sức đề kháng của cây.
🔶 Tưới nước đúng cách để tránh sự phát triển của nấm và vi khuẩn.
🔶 Kiểm tra cây lạc thường xuyên để phát hiện sớm sự xuất hiện của sâu bệnh hại và xử lý kịp thời.
Phương pháp sinh học phòng ngừa sâu bệnh hại cây đậu phộng
Đến với Công ty TNHH Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ quý bà con có thể lựa chọn sản phẩm sinh học Ola insect in99 để trị các loài sâu gây hại khi trồng cây lạc.
Thuốc Ola insect in99 của AQ Bice đang bán trên thị trường có hai loại là chai 100ml với giá thành 100.000VNĐ mỗi chai và loại can 20 lít. Sản phẩm đáp ứng với từng nhu cầu sử dụng khác nhau của bà con.
Thuốc phòng trị sâu gây hại cây đậu phộng Ola Insect In99
Nhằm đáp ứng nhu cầu của mọi người trong việc mua thuốc sinh học có thành phần an toàn cho cây lạc, Công ty TNHH Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ hiện có cung cấp sản phẩm mang tên Ola insect in99.
Công dụng của thuốc trị sâu hại ở cây đậu phộng Ola insect in99
Ola insect in99 sẽ mang đến cho ruộng vườn của bà con những công dụng đặc biệt như sau:
🔶 Hỗ trợ tiêu diệt hiệu quả, nhanh chóng, an toàn đối với các loài sâu hại cho cây từ giai đoạn trứng cho đến lúc chúng trưởng thành.
🔶 Trong Ola insect in99 có thêm tinh dầu thực vật đặc trưng sẽ giúp xua đuổi các côn trùng không còn khả năng sinh sản và gây hại cho vườn cây.
Hướng dẫn sử dụng thuốc trị sâu hại cho cây đậu phộng Ola insect in99
Để có cách dùng hiệu quả, mọi người hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng như sau:
🔶 Phun phòng: 100ml chai Ola insect in99 hòa với 200 lít nước. Cách từ 15 – 30 ngày là có thể sử dụng lần tiếp theo.
🔶 Phun trị: 100ml chai Ola insect in99 hòa với 100 lít nước. Phun cách từ 3 – 5 ngày là có thể sử dụng cho lần tiếp theo.
Bảo quản thuốc trị sâu hại cho cây đậu phộng Ola insect in99
Quý bà con hãy nhớ cất thuốc Ola insect in99 ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng chiếu trực tiếp từ mặt trời sẽ làm hỏng thuốc.
Đặt thuốc Ola insect in99 ở những nơi xa khỏi tầm tay của trẻ em.
Cách trồng đậu phộng đúng kỹ thuật sẽ mang lại năng suất mùa vụ hiệu quả cho bà con. Hy vọng bài viết của AQ đã đem đến nhiều thông tin bổ ích về kỹ thuật canh tác này. Bà con có thể xem thêm những bài viết về nông nghiệp khác trên nguyenlieusinhhoc.com của AQ nhé!