Nguyên nhân gây ra bệnh ghẻ khoai lang và Cách phòng trị
Kích thước chữ
Bệnh ghẻ khoai lang đang là nỗi lo của nhiều bà con nông dân, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng củ. Loại nấm bệnh này gây hại nghiêm trọng trên lá, thân và củ khoai, làm giảm chất lượng củ mà còn gây ảnh hưởng đến giá trị thương phẩm, gây tổn thất đáng kể cho bà con nông dân. Mời quý bà con cùng Sinh Học AQ theo dõi những thông tin trong bài viết dưới đây để có cái nhìn toàn diện hơn về nguyên nhân gây bệnh, dấu hiệu nhận biết cũng như cách phòng trừ hiệu quả, đảm bảo có một mùa vụ bội thu nhé.
Tìm hiểu tổng quan về bệnh ghẻ khoai lang

Bệnh ghẻ khoai lang, hay còn gọi là bệnh ghẻ củ khoai lang, là một loại bệnh cho nấm gây ra. Loại bệnh này thường xuất hiện trên bề mặt củ, thân và lá của cây khoai lang, đặc trưng đó là sự xuất hiện những vết sần sùi, thô ráp trên vỏ củ, làm củ trở nên kém hấp dẫn và khó tiêu thụ.
Bệnh ghẻ củ khoai lang là một trong những bệnh nguy hiểm đối với quá trình canh tác khoai của bà con nông dân. Tình trạng ruộng khoai bị bệnh nặng có thể giảm đến 50% năng suất vụ mùa. Vì vậy bà con hãy sớm trang bị các biện pháp canh tác hiệu quả và xử lý nấm bệnh triệt để để bảo năng suất của vụ mùa.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh ghẻ khoai lang

Bệnh ghẻ củ khoai lang do nấm Sphaceloma batatas Sawada gây ra, loại nấm bệnh này có khả năng lan truyền nhanh trên ruộng khoai nhờ vào mưa hay do côn trùng.
Khi nhiệt độ và ẩm độ không khí cao sẽ tạo điều kiện thích hợp cho nấm bệnh phát triển và lây lan. Đặc biệt khoai lang trồng ở khu vực đất thịt nặng, đất thấp dễ bị nhiễm nấm bệnh nặng hơn so với các vùng khác.
Bên cạnh nấm bệnh thì các yếu tố môi trường và kỹ thuật canh tác cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của bệnh ghẻ trên khoai lang:
- Độ ẩm cao và mưa nhiều là điều kiện lý tưởng cho nấm bệnh phát triển và lây lan mạnh hơn. Nấm gây bệnh ghẻ thường phát triển mạnh ở nhiệt độ từ 20-30 độ C, đây là nhiệt độ phổ biến trong mùa vụ trồng khoai lang ở nhiều vùng.
- Đất đai kém chất lượng, đặc biệt là đất thiếu dinh dưỡng hoặc thường xuyên bị úng nước, sẽ làm cây khoai lang yếu đi, giảm sức đề kháng và dễ bị nhiễm bệnh hơn.
- Trồng khoai lang với mật độ quá dày sẽ làm cho vườn cây bị bí, kém thông thoáng, tạo điều kiện cho độ ẩm tích tụ và nấm phát triển mạnh.
- Việc trồng khoai lang liên tục trên cùng một diện tích đất mà không thực hiện luân canh cây trồng sẽ làm tích tụ mầm bệnh trong đất, khiến bệnh ghẻ dễ tái phát và trở nên trầm trọng hơn trong các vụ tiếp theo.
Dấu hiệu nhận biết bệnh ghẻ khoai lang

Nấm bệnh xuất hiện và gây hại trên ruộng khoai thường tập trung chủ yếu ở phần thân, cuống lá và lá như sau:
➡️ Trên thân, cuống lá: Các vết bệnh kích thước nhỏ, có hình tròn hoặc bầu dục dài, ban đầu màu trắng xám dần chuyển sang nâu nhạt. Khi nấm lan rộng, vết bệnh liên kết với nhau thành từng đám, bề mặt vết bệnh sần sùi chuyển sang màu nâu xám hoặc nâu tối.
➡️ Trên lá: Vết bệnh liên kết lại với nhau tạo thành từng đám nhỏ, màu nâu trên những gân chính. Sau đó gân lá sẽ bị co lại, gây ra tình trạng toàn bộ lá cong quẹo, co lại.
➡️ Trên củ: Khi củ khoai lang bị nhiễm bệnh thì trên bề mặt củ xuất hiện các vết sần sùi, ghẻ lở, có màu nâu đến đen. Các vết này có thể nông hoặc ăn sâu vào vỏ củ, làm củ bị biến dạng, giảm trọng lượng và chất lượng, gây khó khăn trong việc bảo quản và tiêu thụ.
➡️ Bệnh thường phát sinh đầu tiên trên các bộ phận còn non gây biến dạng, cây trồng sinh trưởng và phát triển kém dần, khoai lang bị ghẻ củ, kích thước củ nhỏ và số lượng ít dần.
Hậu quả do bệnh ghẻ khoai lang gây ra
Bệnh ghẻ sần sùi củ khoai lang có thể gây hại ở tất cả các giai đoạn phát triển, sinh trưởng của cây, nặng nhất là từ khi khoai bắt đầu xuống củ đến lúc bà con thu hoạch. Bệnh gây hại tập trung ở thời điểm vụ xuân hè trong khoảng 50 – 60 ngày sau khi gieo trồng bị nhiễm nặng nhất.
Tổng hợp các biện pháp canh tác phòng ngừa bệnh ghẻ khoai lang hiệu quả

Dưới đây, AQ chia sẻ đến quý bà con cách phòng ngừa nấm gây bệnh ghẻ củ khoai lang khi mới bắt đầu mùa vụ cho đến cách điều trị bệnh khi đã phát sinh:
Phòng ngừa bệnh ghẻ trên khoai lang khi mới bắt đầu mùa vụ
▶️ Đầu tiên, bà cần lựa giống khoai lang có khả năng kháng bệnh hoặc có khả năng chống chịu tốt với nấm bệnh. Và cần thực hiện xử lý hom giống kỹ trước khi trồng, để loại bỏ được những mầm bệnh bám trên hom, giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm ngay từ đầu.
▶️ Đất trồng khoai cần phải được cải tạo định kỳ bằng cách bón vôi, hay các loại phân hữu cơ để tăng độ phì nhiêu cho đất, giúp đất được thông thoáng hơn.
▶️ Không nên trồng củ khoai lang với mật độ quá dày đặc để đảm bảo vườn luôn được thoáng khí, ánh sáng lưu thông tốt, giúp giảm độ ẩm và hạn chế sự phát triển của nấm bệnh.
▶️ Khi trồng bà con cần đảm bảo mật độ tưới tiêu hợp lý, nhất là trong mùa mưa, nên thực hiện tưới nước vào buổi sáng.
▶️ Cần thường xuyên dọn dẹp, vệ sinh đồng ruộng (tàn dư thực vật, lá rụng, cỏ dại,…) để loại bỏ nơi trú ngụ của mầm bệnh và hạn chế được sự lây lan.
Cách xử lý khi bệnh ghẻ củ khoai lang đã phát sinh
▶️ Khi bệnh đã xuất hiện trên ruộng khoai lang thù bà con cần thực hiện cắt tỉa bộ phận đã bị nhiễm bệnh, để ngăn chặn sự lây lan của nấm sang các bộ phận khỏe mạnh khác của cây hay là lây qua các cây bên cạnh.
▶️ Thực hiện cung cấp đầy đủ lượng phân bón để giúp cây khoai lang khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng tự nhiên giúp chống lại nấm bệnh. Bà con nên ưu tiên các loại phân bón có hàm lượng kali cao vào giai đoạn hình thành củ để giúp củ chắc khỏe hơn.
▶️ Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh ghẻ củ khoai lang để có thể áp dụng được các biện pháp xử lý kịp thời, tránh để bệnh lây lan rộng và gây thiệt hại lớn.
▶️ Khi bệnh ghẻ trên khoai lang đã xuất hiện, việc sử dụng thuốc trị bệnh ghẻ khoai lang là một trong những biện pháp cần thiết. Bà con nên ưu tiên lựa chọn những loại thuốc sinh học có nguồn gốc từ các vi sinh vật đối kháng, chiết xuất từ thực vật để đảm bảo an toàn cho cây và tránh ảnh hưởng đến con người.
Thuốc sinh học đặc trị bệnh ghẻ khoai lang Phy FusaCo

Tình trạng ghẻ ở khoai lang làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của thân, lá và năng suất củ khi thu hoạch. Để giúp xử lý nấm gây bệnh ghẻ ở cây khoai lang, Công ty thuốc Sinh Học AQ cung cấp đến vườn nhà bà con dòng sản phẩm Phy FusaCo. Theo dõi thêm những thông tin chi tiết về sản phẩm Phy FusaCo trong các thông tin dưới đây:
Thành phần thuốc trị bệnh ghẻ khoai lang Phy FusaCo
✅ Chế phẩm sinh học Phy FusaCo được nghiên cứu và điều chế ra gồm các vi sinh tổng số: Chaetomium spp, Trichoderma spp, Bacillus subtilis: 1,5×10^8 CFU/ml
✅ Thuốc được điều chế ra với công nghệ kết hợp bào tử gốc chủng nấm đối kháng Chaetomium và Trichoderma với các hoạt chất Enzyme ngoại bào – hoạt chất kháng sinh sinh học và Nano chitosan.
Công dụng chính của thuốc trị bệnh ghẻ khoai lang Phy FusaCo
✅ Phòng trừ hiệu quả các bệnh hại (ghẻ củ khoai, đốm lá, loét vi khuẩn,…) do nấm khuẩn gây ra Colletotrichum, Fusarium, Phytophthora,… gây ra.
✅ Hỗ trợ tăng tính kháng khuẩn cho cây khoai lang, giúp cây có sức đề kháng tốt để chống chịu lại các loại nấm bệnh hay điều kiện thời tiết bất lợi.
✅ Phy FusaCo mang đến hiệu lực nhanh chóng, phổ tác động rộng thời gian kéo dài.
Hướng dẫn sử dụng thuốc đặc trị bệnh ghẻ củ khoai lang Phy FusaCo
✅ Phun trị củ khoai lang bị ghẻ: Pha chai Phy FusaCo 250ml hòa tan vào 400-600 lít phun kỹ các vùng lá, cành, thân và vùng dưới gốc, mỗi lần cách từ 5-7 ngày.
✅ Phun phòng củ khoai lang bị ghẻ: Pha chai Phy FusaCo 250ml hòa tan vào 800-1000 lít nước phun định kỳ 15-30 ngày/lần.
Nấm gây bệnh ghẻ khoai lang là một thách thức lớn đối với bà con nông dân, tuy nhiên với việc áp dụng tốt các kiến thức và kỹ thuật canh tác phù hợp thì hoàn toàn có thể kiểm soát tốt và giảm thiểu những tác hại của nấm bệnh. Gọi ngay đến tổng đài: 0932 690 312 – 028 8889 7322 để được tư vấn kỹ hơn về chế phẩm sinh học cũng như báo giá nhanh nhất. Đội ngũ kỹ sư AQ luôn đồng hành và hỗ trợ, mang lại những giải pháp canh tác cùng bà con thu hoạch vụ mùa bội thu.