Các loại sâu bệnh hại lúa phổ biến và cách phòng trừ

Các loại sâu bệnh hại lúa phổ biến và cách phòng trừ

11/02/2023

Kích thước chữ

Các loại sâu bệnh hại lúa là một trong các tác nhân khiến cho năng suất của người dân giảm mạnh. Vậy có những sâu bệnh gây hại nào mà người dân cần lưu ý? Bài viết hôm nay sẽ giải đáp chi tiết các loại sâu bệnh gây hại cây lúa và biện pháp phù hợp. Xem ngay!

Tổng hợp các loại sâu bệnh hại lúa

Tùy vào tình hình thời tiết và các giai đoạn chuyển mùa trong năm, một số cánh đồng lúa sẽ xuất hiện các loại sâu bệnh gây hại cây lúa. Những loại sâu bệnh này không chỉ tần công mà còn gieo các mầm bệnh ảnh hưởng đến cây trồng và năng suất thu về của cây.

Các loại sâu bệnh hại lúa phổ biến và cách phòng trừ
Những loại sâu bệnh phổ biến gây hại lúa trồng

Một số loại sâu bệnh hại lúa thường gặp tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long:

  • Ốc bươu vàng.
  • Sâu cuốn lá.
  • Sâu đục thân 2 chấm.
  • Rầy nâu.
  • Rầy lưng trắng.
  • Sâu phao.
  • Bọ trĩ.
  • Bọ xít dài.
  • Bọ xít đen.
  • Nhện gié.

Đặc điểm nhận dạng các loại sâu bệnh gây hại cho cây lúa

Trong phần tiếp theo đây chúng tôi sẽ nêu rõ một số điểm nhận dạng của các loài sâu bệnh gây hại này. Từ đây, người dân có thể biết rõ các loại sâu bệnh gây hại cây lúa và cách đối phó khi xuất hiện các mầm bệnh trên cây lúa.

Ốc bươu vàng

Các loại sâu bệnh hại lúa phổ biến và cách phòng trừ
Ốc bưu vằng gây hại lúa trồng

 

Là loài ốc có phần vỏ to có những đường vân vàng gần miệng. Vỏ của ốc bươu vàng tương đối mỏng và dễ bể. Người dân có thể thấy rõ loại ốc này tại các cánh đồng lúa ở giai đoạn tăng trưởng của lúa. Chúng thường vụi mình trong bùn đất để tránh các loài động vật khác tấn công.

Sâu cuốn lá

Trứng của loài sâu cuốn lá có hình bầu dục màu trắng. Sau khi phát triển thành sâu, chúng sẽ có màu xanh mạ và ửng vàng. Khi bị tấn công, sâu cuốn lá sẽ búng rất mạnh hoặc nhả tơ để tự vệ.

Ở giai đoạn phát triển thành bướm, loài sâu này sẽ có màu vàng nâu, trên cánh bướm sẽ có 2 vằn ngang.

Sâu đục thân 2 chấm

Các loại sâu bệnh hại lúa phổ biến và cách phòng trừ
Sâu đục thân 2 chấm hại lúa trồng

 

Khác với 2 trên loại sâu bệnh trên, sâu dục thân 2 chấm rất khó nhận biết vì chúng có hình dạng và màu sắc khác nhau. Tuy nhiên, chúng thường có 2 chấm đen gần vùng đầu và thân có màu vàng nâu nhạt.

Rầy nâu

Rầy nâu trưởng thành thường dài 3 – 5 mm, con đực sẽ nhỏ hơn con cái và cánh trong suốt. Rầy nâu có 2 dạng, cánh ngắn và cánh dài. Một số loài rầy nâu có cánh ngắn thường không bay được dù đã trường thành.

Rầy lưng trắng

Chiều dài cơ thể của rầy lưng trắng là 3 – 4 mm và có màu đen. Bộ cánh đặc trưng của rầy lưng trắng rất dễ nhận biết, chúng trong suốt và có đốm đen trên cánh.

Các loại sâu bệnh hại lúa phổ biến và cách phòng trừ
Rầy lưng trắng gây hại cây lúa

Ở giai đoạn trưởng thành, cánh của rầy lưng trắng đực sẽ có dạng cánh dài và con cái sẽ có cánh dạng dài hoặc ngắn tùy theo môi trường.

Sâu phao

Sau khi nở, sâu phao có màu đặc trưng là màu trắng và có lông tơ trên phần thân. Trong quá trình phát triển, trường thành, sâu phao sẽ chuyển dần sang màu vàng xanh. Nhộng của sâu phao có màu nâu và thường bám vào gốc lúa để phát triển thành bướm. Sau khi thành bướm, chúng sẽ có màu trắng và phần cánh trên có nhiều đốm nâu đen nhỏ.

Bọ trĩ

Bọ trĩ hay còn gọi là bù lạch có kích thước rất nhỏ, chỉ từ 1 – 2 mm. Những con bọ trĩ trưởng thành sẽ có màu đen hoặc nâu đặc trưng. Bạn sẽ rất khó nhận ra chúng ở giai đoạn trứng vì trúng rất nhỏ và bám trên các lá non.

Bọ xít dài

Các loại sâu bệnh hại lúa phổ biến và cách phòng trừ
Bọ xít dài tấn công lúa ở giai đoạn trưởng thành

Một trong các loại sâu bệnh hại lúa là bọ xít dài, chúng thường tấn công cây lúa ở giai đoạn trưởng thành. Màu sắc nhận dạng của bọ xít dài là màu vàng nâu và dài 15 – 20mm. Khác với bọ xít đen, loài bọ xít dài có râu và chân dài hơn.

Bọ xít đen

Bọ xít đen cũng là một tác nhân gây hại cho cây lúa, chúng có kích thước nhỏ hơn bọ xít dài. Các con trưởng thành thường có độ dài trung bình từ 7 – 8 mm và có màu nâu đen. Quá trình phát triển của bọ xít đen theo thứ từ: trứng – bọ non – bọ xít đen trưởng thành.

Nhện gié

Kích thước của loài nhện gié thường rất khó thấy. Tương tự với các loài nhện khác, nhện gié có 8 chân và thân màu đỏ. Ở giai đoạn phát triển thành nhện non, chúng chỉ có 6 chân và phần thân dài nhọn.

Thời gian phát triển của các loại sâu bệnh hại lúa

Mỗi loài sâu bệnh hại lúa có thời gian phát triển khác nhau phụ thuộc vào môi trường. Người nông dân cần ghi nhớ các thời điểm này để có các biện pháp ngăn ngừa ở giai đoạn đầu của chúng. Dưới đây là một số đặc điểm phát triển và vòng đời của các loại sâu bệnh gây hại cây lúa:

💠 Ốc bươu vàng: Khả năng phát triển và sinh sản của ốc bươu vàng rất nhanh. Trong điều kiện thích hợp, ốc bươu vàng cái có thể tạo trung bình 500 – 600 trứng/ổ. Tuy vòng đời trung bình của ốc bươu vàng chỉ 60 ngày, nhưng chúng có thể sống từ 4 – 6 năm trong môi trường đủ điều kiện.

💠 Sâu cuốn lá: Thời gian phát triển và kết thúc của loại sâu bệnh này chỉ từ 30 – 35 ngày. Trong đó, quá trình phát triển và gây hại của sâu cuốn lá non là 20 – 25 ngày.

💠 Sâu đục thân 2 chấm: Vòng đời của sâu đục thân 2 chấm kéo dài từ 40 – 60 ngày tùy theo môi trường sống của sâu bệnh. Trong thời gian này, chúng có đủ thời gian để gây hại và phát triển thành bướm.

💠 Rầy nâu: Quá trình gây bệnh của rầy nâu thường ở giai đoạn sâu non, chúng chỉ kéo dài từ 20 – 25 ngày. Tuy nhiên, cả vòng đời phát triển của rầy nâu chỉ kéo dài từ 30 – 35 ngày.

💠 Rầy lưng trắng: Đối với rầy non, chúng mất từ 12 – 14 ngày để phát triển thành sâu trường thành. Tiếp đến 10 – 12 ngày, chúng sẽ sinh sản trúng và kết thúc vòng đời sau đó. Như vậy, rầy lưng trắng chỉ có thể phát triển trong khoảng thời gian từ 20 – 30 ngày.

💠 Sâu phao: Sâu phao non có thể sống từ 20 -25 ngày để gây hại lúa và phát triển thành sâu trường thành. Tuy vậy, vòng đời của chúng chỉ khoảng 30 – 35 ngày.

💠 Bọ trĩ (bù lạch): Trung bình vòng đời của loại bọ trĩ chỉ từ 15 – 20 ngày/con nhưng bọ trĩ trưởng thành có vòng đời kéo dài 2 – 3 tuần.

💠 Bọ xít dài: Vòng đời phát triển của bọ xít dài trung bình 25 -30 ngày. Khác với các giai đoạn còn lại, bọ trường thành có thời gian sống lên đến 1 tháng.

💠 Bọ xít đen: Thời gian phát triển của bọ xít đen từ trứng đến khi kết thúc vòng đời là 50 – 60 ngày.

💠 Nhện gié: Tốc độ phát triển của nhện gié rất nhanh, chúng chỉ cần 1 ngày để có thế phát triển thành nhện trưởng thành. Chính vì vậy, vòng đời của chúng cũng rất ngắn chỉ kéo dài từ 10 – 12 ngày.

Tác hại của các loại sâu bệnh hại lúa

Ngoài thời gian tồn tại của các loại sâu bệnh hại lúa, người dân cũng nên biết thêm về các tác hại mà chúng gây ra cho màu vụ. Vòng đời tuy ngắn nhưng tác hại mà chúng mang lại không hề nhỏ. Cùng xem các khả năng gây hại của từng loại sâu bệnh dưới đây nhé!

Các loại sâu bệnh hại lúa phổ biến và cách phòng trừ
Các loại sâu bệnh hại lúa có sức ảnh hưởng, gây hại như thế nào?

🔷 Ốc bươu vàng: Được xếp vào loại sâu bệnh gây hại nghiệm trọng cho cây khi chúng thường xuyên cắn phá cây lúa. Đặc biệt tốc độ sinh trưởng của chúng rất nhanh nên có thể gây hại cho cả mùa vụ của người nông dân.

🔷 Sâu cuốn lá: Để gây hại cho cây lúa, sâu cuốn lá non sẽ nhả tơ cuốn lá lúa lại và ăn các chất xanh bên trong. Sau thời gian, cây lúa sẽ xuất hiện lớp biểu bì trắng và tiếp túc chuyển sang các cây khác.

🔷 Sâu đục thân 2 chấm: Sau khi phát triển thành sâu non, chúng sẽ tấn công vào thân lúa rồi xuống gốc cây. Sâu đục thân 2 chấm, sẽ làm cho cây lúa dễ bị gãy, đọt lúa bị khô. Thêm vào đó, lúa sau khi trổ sẽ bị bạc trắng hay còn gọi là bông bạc.

🔷 Rầy nâu: thông thường loài rầy nâu này sẽ bám vào phần gốc lúa và ký sinh bệnh lên cây. Chúng có thể làm cây bị nhiễm bệnh vàng lùn, lúa cỏ hoặc xoắn lá trên cây lúa. Đây là các bệnh gây hậu quả nghiêm trọng đến mùa lúa của người dân.

🔷 Rầy lưng trắng: gây hại chủ yếu vào giai đoạn đẻ nhánh khiến cho cây lúa bị cằn hoặc úa vàng.

🔷 Sâu phao: Lúa bước vào giai đoạn mạ hoặc lúa non cũng là lúc sâu phao tấn công gây hại. Chúng sẽ cuốn lá thành dạng ống rồi cắn đứt và tận dụng để tấn công sang các cây khác. Triệu chứng sâu phao gây ra tương tự như loài sâu đục thân 2 chấm.

🔷 Bọ trĩ: Loài bọ trĩ thường tấn công và sinh sống trên phần đầu lá lúa. Tại đây, chúng hút các chất nhựa trong cây lúa khiến cây bị cháy và có màu vàng đỏ.

🔷 Bọ xít dài: Bọ xít dài trưởng thành thường tấn công vào vùng tiếp giáp giữa 2 vỏ trấu. Nơi đây chứa rất nhiều chất sữa là loại chất yêu thích của loài bọ xít dài. Khi mất chất này, hạt lúa rất dễ bể và mất đi các chất dinh dưỡng có trong hạt.

🔷 Bọ xít đen: Hút nhựa trên cây lúa khiên bẹ lúa bị thâm đen. Khi bị tấn công thường xuyên, cây lúa sẽ có hiện tượng như cháy rầy.

🔷 Nhện gié: Nhện gié rất thích hút nhựa ở các bộ phận như: bẹ lúa, cuống bông, vỏ hoa,… Qua thơi giàn, bông lúa và hạt lúa có thể bị lép do mật nhựa cây.

Kỹ thuật canh tác và biện pháp phòng trừ các loại sâu bệnh hại lúa

Để giúp người dân phòng chống sâu bệnh hiệu quả, chúng tôi có tổng hợp một số kỹ thuật canh tác cây lúa. Bạn có thể áp dụng các cách dưới đây để nâng cao năng suất thu về sau mỗi mùa vụ.

  • Áp dụng nguyên tắc 4 đúng (Đúng thuốc, đúng thời điểm, đúng tỉ lệ và đúng cách) trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
  • Dọn dẹp vệ sinh rác thải, rơm rạ trên và xung quanh đồng lúa.
  • Thường xuyên thăm dò đồng lúa để phát hiện và loại bỏ các loại sâu bệnh gây hại.
  • Sử dụng các loại vi sinh, hữu cơ để bón cho cây lúa tốt hơn. Tuyệt đối không bón dư đạm cho cây lúa để phát sinh sâu bệnh.
  • Tìm hiểu và mua giống lúa tốt tại các cửa hàng uy tín để cây luôn phát triển tốt và khỏe mạnh. Như vậy, các loại sâu bệnh khó có thể tấn công cây lúa, nếu có thì cây lúa vẫn đủ sức đề kháng chống lại mầm bệnh.
  • Bạn có thể tham khảo các sản phẩm phòng trừ sâu bệnh của Trung tâm Sản phẩm Sinh học AQ.

Qua bài viết hôm nay, chúng tôi hy vọng có thể giúp người dân nhận biết được các loại sâu bệnh hại lúa và đưa ra các biện pháp phòng trừ kịp thời. Thêm vào đó, bạn có thể xem thêm thông tin tại website: nguyenlieusinhoc.com hoặc liên hệ Hotline: 098 1355 180(028) 8889 7322 để được hỗ trợ thêm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *