Cách phòng trị bệnh khô miệng cạo cây cao su an toàn cho cây

Cách phòng trị bệnh khô miệng cạo cây cao su an toàn cho cây

24/05/2024

Kích thước chữ

Bệnh khô miệng cạo cây cao su là nỗi lo lắng của bà con nông dân chuyên canh cao su. Bệnh hại thường có xu hướng khởi phát giai đoạn khai thác mủ, có thể lây lan nếu không sớm tìm ra nguyên nhân và xử lý nhanh chóng.

Để giải đáp các thắc mắc liên quan và hướng dẫn bà con khắc phục tình trạng cây cao su khô miệng cạo, cùng AQ theo dõi qua bài viết bên dưới.

Tìm hiểu về bệnh khô miệng cạo cây cao su là gì?

Bệnh khô miệng cạo cây cao su: Nguyên nhân & Cách phòng trừ
Khai thác quá mức, cạo phạm, kỹ thuật cạo sai khiến miệng cạo cao su dễ bị khô và giảm năng suất ra mủ

Bệnh khô miệng cạo cây cao su thường xuất hiện ở những vườn cao su đưa vào khai thác từ 3 năm trở lên. Theo thống kê, phần trăm cây cao su bị khô miệng cao chiếm từ 2 – 5% trên tổng diện tích vườn. Tuy nhiên bệnh tiến triển rất nhanh trên cây nhiễm bệnh, tác động xấu đến năng suất của cây cao su.

Đây là một căn bệnh sinh lý phổ biến với những người chuyên canh cao su, nhưng để tìm ra hướng điều trị phù hợp lại là một bài toán khó nếu xác định sai nguyên nhân gây khô miệng cạo.

Nguyên nhân nào gây ra bệnh khô miệng cạo cây cao su?

Thời kỳ thai khác mủ cao su, việc tăng cường hoạt động cạo mủ là một trong số những nguyên nhân chính khiến miệng cạo bị khô dần. Kết hợp với công tác chăm sóc không được đảm bảo, ví dụ như: thiếu dinh dưỡng, cạo phạm, cạo liên tục, sử dụng chất kích mủ không rõ nguồn gốc.

Tất cả những yếu tố trên góp phần tạo điều kiện cho nấm bệnh xâm nhiễm, sinh sôi và gây hại đến sức khỏe cây cao su, khiến cây nhiễm bệnh khô miệng cạo cây cao su.

Mặt khác, độ ẩm tăng cao do mưa liên tục khiến cây cao su không thể thực hiện hoạt động quang hợp, dẫn đến việc thiếu dinh dưỡng và không cho mủ.

Dấu hiệu của bệnh khô miệng cạo cây cao su ra sao?

Bệnh khô miệng cạo cây cao su: Nguyên nhân & Cách phòng trừ
Tùy giai đoạn, miệng cạo cao su bị khô từng đoạn ngắn, sau đó là khô hẳn và có mốc xuất hiện

Ban đầu, phần ống mủ không cho mủ, sau đó khô dần lại. Trong trường hợp tiếp tục khai thác sẽ khiến toàn bộ miệng cạo bị khô, vỏ cây cao su chuyển nâu và bong ra từng lớp. Có 2 hình thức miệng cạo bị khô:

1️⃣ Miệng cạo khô theo từng đoạn ngắn (nhẹ), sau một thời gian ngưng cạo cây cao su cho mủ lại.

2️⃣ Miệng khô hoàn toàn và xuất hiện các vết nứt trên miệng (nặng). Lúc này bệnh khô miệng cạo cây cao su đã phát triển mạnh mẽ.

Dù có mở một miệng cạo mới trên cây cao su thì sau thời gian ngắn, hiện tượng khô miệng cao vẫn xảy ra.

Tác hại do bệnh khô miệng cạo cây cao su gây ra

Trong trường hợp xử lý từ sớm có khả năng trị dứt bệnh khô miệng cạo cây su. Kết hợp giữa quá trình phục hồi và phun thuốc. Tuy nhiên, phát hiện bệnh quá trễ dễ khiến cây cao su giảm tuổi thọ. Mặt khác khiến cây giảm năng suất ra mủ đáng kể, ảnh hưởng đến lượng mủ thu hoạch và nguồn thu nhập của người trồng cao su.

Nặng nhất là phải bỏ hoàn toàn cây cao su đó.

Một số cách phòng trừ bệnh khô miệng cạo cây cao su hiệu quả, an toàn

Như vậy, vấn đề miệng cạo cây cao su bị khô đa phần thường do hoạt động canh tác chưa hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh xâm nhiễm. Vì vậy, AQ xin chia sẻ các biện pháp canh tác hữu ích giúp phòng trừ hiệu quả bệnh khô miệng cạo, nâng cao sức khỏe vườn cao su giai đoạn khai thác.

Phương pháp chăm sóc phòng ngừa miệng cạo cao su bị khô

Bệnh khô miệng cạo cây cao su: Nguyên nhân & Cách phòng trừ
Việc chăm sóc và thu hoạch mủ cao su cần thực hiện theo quy trình mới nhất, đảm bảo cây cao su khỏe mạnh và không bị bệnh khô miệng cạo cây cao su

✅ Lựa chọn giống cao su khỏe mạnh, chống chịu bệnh tốt.

✅ Khi phát hiện miệng cạo bị khô, dừng ngay việc khai thác mủ để cây cao su được phục hồi hoàn toàn.

✅ Nắm chắc kỹ thuật cạo mủ và chế độ cạo an toàn cho cây cao su, thay vì 2 ngày cạo 1 lần chuyển thành 3 ngày cạo 1 lần.

✅ Bón phân đầy đủ, cân đối các chất dinh dưỡng đảm bảo cây cao su luôn khỏe mạnh để tái tạo mủ.

✅ Hạn chế tình trạng cạo phạm, luôn làm sạch dao cạo trước khi cạo mủ trên cây cao su.

✅ Vệ sinh khu vực trồng sạch sẽ, tránh h hại, đặc biệt là căn bệnh khô miệng cạo cây cao su.

Sử dụng thuốc hóa học xử lý miệng cạo cây cao su bị khô

Bà con nên tham khảo các sản phẩm thuốc BVTV chứa hoạt chất PROPICONAZOLE để xử lý nhanh tình trạng khô miệng cạo trong vườn cao su. Lưu ý phun thuốc đúng liều, không lạm dụng thuốc tránh ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe chính mình.

Thuốc đặc trị bệnh khô miệng cạo cây cao su – Phy FusaCo

Bệnh khô miệng cạo cây cao su: Nguyên nhân & Cách phòng trừ
Sử dụng Phy FusaCo định kỳ giúp cây cao su phòng chống bệnh hại do nấm khuẩn, nâng cao sức đề kháng trước sự thay đổi của thời tiết

Một sản phẩm sinh học thế hệ mới, vừa xử lý nấm bệnh vừa khắc phục tình trạng miệng cao bị khô mủ, được nhiều nhà nông tin dùng và sử dụng cho vườn cao su: Thuốc đặc trị bệnh khô miệng cạo cây cao su Phy FusaCo.

*Thuốc BVTV sinh học do Công ty TNHH Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ sản xuất, phân phối trên toàn quốc.

Thành phần của thuốc trị khô miệng cạo ở cây cao su Phy FusaCo

Phy FusaCo là tổ hợp các vi nấm và trực khuẩn hữu ích Chaetomium spp, Trichoderma spp, Bacillus subtilis: 1,5 x 108 CFU/ml.

Bổ sung các hoạt chất kháng sinh sinh học (hoạt chất enzyme ngoại bào) và hợp chất hữu cơ Nano Chitosan.

Công dụng thuốc trị miệng cạo ở cây cao su bị khô Phy FusaCo

✔️ Khắc phục những cây cao su bị khô miệng cạo, kích cây ra mủ đúng năng suất.

✔️ Xử lý quần thể nấm bệnh tận gốc nhờ chủng nấm và vi khuẩn hữu hiệu.

✔️ Phòng trị một số bệnh hại trên cây cao su như: nứt thân xì mủ, thán thư, sương mai, loét sọc mặt cạo, thối thân, thối gốc, v.v.

✔️ Nâng cao sức đề kháng cho vườn cao su trước sự biến đổi thất thường của thời tiết.

✔️ Đảm bảo chất lượng và sản lượng mủ cao su thu hoạch.

Hướng dẫn sử dụng thuốc trị cây cao su bị khô miệng cạo Phy FusaCo

🔸 Phun thuốc trị bệnh khô miệng cạo ở cây cao su: 250ml Phy FusaCo + 400 – 600 lít nước sạch, phun khu vực lá – cành – thân – dưới gốc. Xử lý cách 5 – 7 ngày/lần.

🔸 Phun thuốc phòng bệnh khô miệng cạo cây cao su: 250ml Phy FusaCo + 800 – 1000 lít nước sạch, phun tương tự trị bệnh. Định kỳ phun 15 – 30 ngày/lần.

Có thể quét thuốc Phy FusaCo trực tiếp lên miệng cạo để xử lý miệng cạo bị khô, giúp cây cho mủ trở lại dần.

Qua những thông tin về bệnh khô miệng cạo cây cao su mà AQ đã chia sẻ, hy vọng đã giúp bà con hiểu hơn về căn bệnh này. Từ đó thực hiện đúng việc canh tác, kết hợp phun phòng sâu bệnh hại cây cao su, giúp cây đạt năng suất tối đa, nâng cao chất lượng mủ cao su thu hoạch, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho bà con.

Sản phẩm được đề xuất cho bài viết này

Công dụng: 💠 Phòng trừ bệnh do Phytopthora, Fusarium, Collectotricum....gây ra các bệnh nứt thân, xì mủ, thán thư, thối…
5.00 out of 5
250.000VND
Mua ngay

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *