Cách phòng trị bệnh đốm mắt cua trên cây ớt và Nguyên nhân
Kích thước chữ
Bệnh đốm mắt cua trên cây ớt khiến bà con nông dân lo lắng vì một mùa màng mất trắng. Tình hình bệnh nghiêm trọng sẽ khiến cho cây trồng phát triển kém, chất lượng nông sản giảm,..Cùng AQ tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh hại này thông qua bài viết sau đây.
Tìm hiểu về bệnh đốm mắt cua trên cây ớt là gì?
Bệnh đốm mắt cua làm cho cây ớt xuất hiện những vệt hình tròn viền nâu xuất hiện trên lá, các vệt bệnh này làm cản trở quá trình hấp thụ chất diệp lục để nuôi sống cây. Nếu như bà con không kịp thời phát hiện và đưa ra các biện pháp phòng ngừa nhanh chóng thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng.
Nguyên nhân nào gây ra bệnh đốm mắt cua trên cây ớt?
Nấm Cercospora capsici là nguyên nhân chính khiến cho cây ớt bị đốm mắt cua. Bệnh thường xuất hiện ở giai đoạn cây đang bén rễ (Sau khi trồng khoảng 40 – 50 ngày). Trong điều kiện thời tiết nóng ẩm, nhiệt độ cao, nhiều sương mù thì nấm hại phát triển mạnh mẽ.
Bệnh đốm lá trên cây ở cây ớt lây nhiễm rộng rãi từ cây này sang cây khác nhờ gió, mưa, côn trùng hoặc các dụng cụ làm vườn. Ngoài ra, nấm hại tồn tại dưới đất từ tàn dư của mùa vụ trước sẽ trực tiếp xâm nhập và gây nhiễm bệnh cho cây.
Nhận biết bệnh đốm mắt cua trên cây ớt qua dấu hiệu nào?
Bệnh đốm mắt cua trên ớt có thể nhận biết thông qua các vết tròn viền nâu đậm với những kích thước không đồng đều nhau, tâm màu xám nhạt xuất hiện trên mặt lá. Khi bệnh càng trở nặng thì những vết bệnh sẽ xuất hiện với tần suất nhiều hơn, lan rộng thành những mảng lớn.
Phần tâm bên trong vết bệnh sẽ có xu hướng khô lại và gây rụng lá. Bên cạnh đó, nấm hại còn tấn công đến các bộ phận trên cây và gây ra những vết hoại tử màu nâu thẫm có tâm xám nhạt.
Tác hại do bệnh đốm mắt cua trên cây ớt gây ra?
Bệnh đốm mắt cua sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển và đậu hoa kết trái của cây. Những vết đốm bệnh khiến cho cây bị hạn chế trong quá trình quang hợp, ớt phát triển kém, trở nên còi cọc.
Nấm hại khiến cây ớt bị đốm mắt của không chỉ tấn công đến lá mà còn gây hại đến thân, cuống lá, cuống hoa,..
Nếu không kịp thời phát hiện và đưa ra các phương pháp phòng ngừa hợp lý thì nấm hại lây bệnh sẽ nhanh chóng lây lan sang những vườn khác gây nên thiệt hại nặng nề về kinh tế cho người dân.
Hướng dẫn cách phòng trị bệnh đốm mắt cua trên cây ớt hiệu quả
Hiểu được những hậu quả mà bệnh đốm mắt cua trên ớt gây ra. AQ đã tổng hợp một số biện pháp hữu ích nhằm giúp bà con nông dân bảo vệ vườn của mình trước tác nhân gây bệnh như sau:
Phương pháp chăm sóc phòng ngừa cây ớt bị đốm mắt cua
✅ Chọn những cây giống sạch bệnh, có khả năng phát triển trước những yếu tố bất lợi từ môi trường bên ngoài.
✅ Thường xuyên ghé thăm vườn để quan sát và phát hiện kịp thời tình trạng cây ớt bị đốm mắt cua.
✅ Loại bỏ những lá ớt bị đốm mắt cua, tránh để bệnh phát triển và lây lan sang những bộ phận khỏe mạnh.
✅ Cung cấp cho cây ớt những chất dinh dưỡng cần thiết để có thể phát triển khỏe mạnh.
✅ Xới đất trước khi gieo hạt để loại bỏ tàn dư nấm hại tồn tại bên dưới.
Sử dụng thuốc hóa học xử lý cây ớt bị đốm mắt cua
Các thành phần có trong thuốc hóa học sẽ nhanh chóng tiêu diệt nấm hại, bảo vệ vườn ớt của bà con không còn bị đốm lá cua một cách hiệu quả. Với giá thành rẻ và có thể tìm thấy trong bất cứ cửa hàng bán thuốc thực vật nào cho nên bà con rất hay sử dụng biện pháp này.
⚠️Cảnh báo: Đặc tính mạnh có trong thuốc hóa học sẽ gây hại rất to lớn cho vườn nếu như bà con sử dụng không đúng cách. Việc dùng quá liều lượng sẽ khiến vườn mất khoảng thời gian dài mới có thể quay trở lại canh tác, gây thiệt hại lớn cho nhà nông.
Thuốc phòng trị bệnh đốm mắt cua trên cây ớt Antafungal
Bệnh đốm lá trên cây ớt nếu không kịp thời phát hiện và phòng ngừa thì bà con sẽ có khả năng đứng trước viễn cảnh mất trắng mùa vụ. Tìm hiểu kỹ hơn về thuốc phòng trị Antafungal để giúp vườn ớt phát triển khỏe mạnh như sau:
Thành phần của thuốc trị bệnh đốm mắt cua cây ớt Antafungal
Tổng số vi sinh 10^7 CFU/g gồm các chủng nấm cộng sinh có lợi cho cây và những chủng vi khuẩn lên men cải tạo đất, Fluvic, Humic,…
Công dụng của thuốc đặc trị bệnh đốm mắt cua cây ớt Antafungal
✅ Phòng trừ hiệu quả nấm hại gây khiến cây ớt bị đốm mắt cua và những bệnh hại khác như: đốm lá, rỉ sắt, phấn trắng, sương mai,…
✅ Khoanh vùng dập dịch – chống nấm hại tấn công lây lan và kích cây sinh trưởng, phát triển tốt.
✅ Thuốc không gây hại đến môi trường, căn bằng vi sinh trong đất.
Hướng dẫn sử dụng thuốc đặc trị bệnh đốm mắt cua cây ớt Antafungal
✅ Sử dụng để trị cây ớt bị đốm lá: Pha 250g Antafungal cùng với 200 lít nước sạch. Phun đều hoặc tưới kỹ lên các bộ phận của cây. Cách nhau 5 – 10 ngày/ lần sử dụng.
✅ Sử dụng để phòng cây ớt bị đốm lá: Pha 250g Antafuganl cùng 400 lít nước. Sử dụng định kỳ 2 – 3 lần/ vụ
✅ Sản phẩm có thể sử dụng được cho các kỹ thuật phun bằng máy bay.
Hy vọng, bệnh đốm mắt cua trên cây ớt sẽ không còn là vấn đề khiến bà con nông dân phải lo lắng khi đã hiểu rõ hơn về đặc điểm, nguyên nhân, triệu chứng cũng như những phương pháp phòng trừ hợp lý thông qua bài viết trên.