Hướng dẫn trồng nha đam trong chậu, cây lô hội lớn nhanh

Hướng dẫn trồng nha đam trong chậu, cây lô hội lớn nhanh

08/07/2023

Kích thước chữ

Trồng nha đam trong chậu đang là một xu hướng trồng cây được nhiều hộ gia đình áp dụng ngay tại nhà vì cây nha đam khá dễ trồng, cho năng suất cao và có nhiều công dụng. Tuy nhiên, làm cách nào để cây nha đam có thể phát triển mạnh và hiệu quả cây trồng cao. Mời bà con tham khảo bài viết dưới đây để biết được những kỹ thuật trồng cây nha đam chất lượng ngay tại nhà.

Giới thiệu về cách trồng nha đam trong chậu

Hướng dẫn trồng nha đam trong chậu, cây lô hội lớn nhanh
Trồng nha đam trong chậu tại nhà vừa trang trí không gian vừa mang lại loại cây bổ ích, có lợi cho sức khỏe

Trồng nha đam trong chậu không quá khó nhưng cần đáp ứng các yêu cầu về môi trường và cách chăm sóc phù hợp, giúp cây nha đam phát triển tốt, cho năng suất cao nhất.

Cây nha đam hay còn được biết đến với tên gọi khác như lô hội, lao vĩ… Đây là một loại cây thuộc họ xương rồng và có nguồn gốc xuất phát từ Bắc Phi, bán đảo Ả Rập và thường mọc hoang ở những khu vực có khí hậu nhiệt đới trên khắp thế giới.

Đặc điểm sinh học của cây nha đam trồng trong chậu

Thân cây nha đam có cấu trúc dạng chùy cùng các lá dày, dẹp và có rìa cạnh khá nhọn. Tùy vào giống và điều kiện môi trường chăm sóc, cây nha đam có thể có màu xanh nhạt hoặc vằn trắng. Cây nha đam có khả năng tích tụ nước ở trong lá, do đó, cây có khả năng chịu hạn khá tốt.

Lá của cây nha đam có chiều rộng khoảng từ 5-10cm, dài khoảng 50cm. Mặt dưới của lá nha đam có nhiều vân. Cây có thân khá ngắn, dày với các lá xếp chồng lên nhau. Bên ngoài thân, được bao phủ bởi một lớp da mỏng và mềm, có thể bong ra khi cây già. Hoa của cây nha đam mọc từ thân gốc của cây, vươn dài và có màu vàng nhạt hoặc đỏ.

Phân loại cây nha đam trồng trong chậu phổ biến hiện nay

Hướng dẫn trồng nha đam trong chậu, cây lô hội lớn nhanh
Một số loại cây nha đam phổ biến hiện nay, thích hợp trồng trong chậu tại nhà

Hiện nay, có 3 loại nha đam đang được sử dụng và trồng khá phổ biến, đó là nha đam Việt Nam, nha đam Thái và nha đam Mỹ:

Nha đam Thái: Có bẹ to, ngắn, thân khá ngắn, vỏ dày và thịt nhám. Cây thường được trồng ở những nơi đất cát nên được trồng nhiều ở khu vực miền Trung.

Nha đam Mỹ: Bẹ của cây khá to và dài, thân cây dài và vỏ mỏng, thịt mịn. Cây được trồng nhiều ở nơi có đất thịt, đất phù sa thuộc các tỉnh miền Tây. Ngoài ra, sức chịu đựng khí hậu khắc nghiệt của cây nha đam Mỹ cao hơn nha đam Thái.

Nha đam Việt Nam: Đây là một loại nha đam có bẹ ốm và nhỏ, thân cây ngắn và nhỏ, thời gian thu hoạch khá chậm. Tuy nhiên, sức chịu đựng khí hậu khắc nghiệt của cây cao, nên được trồng nhiều ở miền Nam và miền Bắc.

Công dụng và lợi ích khi trồng nha đam trong chậu

Nha đam là một loại cây có rất nhiều công dụng trong đời sống của con người, có lợi cho sức khỏe và rất tốt cho đường ruột, hệ miễn dịch tiêu hóa. Ngoài ra, cây còn có tác dụng thanh lọc không khí, hút được các chất có hại và chuyển hóa chúng thành oxi cho môi trường, giúp bầu không khí trong lành và vô cùng mát mẻ.

Các tác dụng mà nha đam mang lại cho cơ thể con người có thể được kể đến gồm sát khuẩn, chống lão hóa, giảm sưng, viêm… nên được sử dụng nhiều trong việc chăm sóc cho làn da. Ngoài ra, chúng còn giúp bảo vệ cho đường ruột, dạ dày.

Những yếu tố gây ảnh hưởng quá trình trồng nha đam trong chậu

Cây nha đam là một loại cây trồng khá ưa nắng, nên cần được đặt ở nơi có vị trí có nắng nhiều. Cây cũng có thể sống ở nơi không có ánh sáng trực tiếp chiếu vào, nhưng cây sẽ không thể phát triển tốt. Do đó, cần đặt cây ở nơi có ánh sáng mặt trời đầy đủ.

Chuẩn bị gì trước khi trồng nha đam trong chậu

Hiện nay, trên thị trường có bày bán rất nhiều loại giống nha đam khác nhau. Do đó, tùy thuộc vào sở thích và nhu cầu, bà con có thể lựa chọn giống nha đam phù hợp.

Cây nha đam thường được nhân giống bằng phương pháp vô tính nên lá của cây nha đam thường được sử dụng để làm giống hoặc sử dụng cây con từ cây mẹ.

Yêu cầu về chọn chậu trồng cây nha đam

Bà con nên lựa chọn chậu có kích thước lớn gấp 3 lần cây con hoặc có kích thước đủ cho cây nha đam phát triển và sinh trưởng. Nên lựa chọn chậu có các lỗ thoát nước hoặc có thể đặt sỏi thoát nước, giữ cho chậu cây luôn thông thoáng, không bị ngập úng.

Đặt chậu ở nơi có vùng đất cao ráo, không bị ngập úng để không gây ảnh hưởng tới sự phát triển của cây.

Xử lý đất trồng cây nha đam trong chậu

Hướng dẫn trồng nha đam trong chậu, cây lô hội lớn nhanh
Đất trồng nha đam nên trộn xơ dưa, phân trùn quế, đất thịt, vỏ trấu,…

Cây nha đam cần đất trồng có khả năng thoát nước tốt và có nhiều dinh dưỡng để cây phát triển tốt nhất. Khi trộn đất, bà con có thể trộn hỗn hợp gồm đất thịt, vỏ trấu, phân ủ hoai mục, phân trùn quế, xơ dừa… Sau khi trộn xong hỗn hợp đất, bà con ủ kín trong vòng từ 15-20 ngày mới được đem ra trồng để tiêu diệt mầm bệnh có thể có trong đất.

Hướng dẫn trồng nha đam trong chậu đúng kỹ thuật

Hướng dẫn trồng nha đam trong chậu, cây lô hội lớn nhanh
Trồng cây nha đam đơn giản tại nhà qua từng bước hướng dẫn

Bước 1: Cho 50% lượng đất đã chuẩn bị vào trong chậu, sau đó, cho cây nha đam con vào hoặc lá cây nha đam.

Bước 2: Cho lượng đất còn lại vào và vỗ nhẹ để đất nén chặt, giữ vững cây.

Bước 3:  Tưới nước tạo độ ẩm cho cây và đặt cây ở nơi có nhiều nắng.

Bước 4: Nếu trồng nhiều cây nha đam cùng lúc, bà con cần đảm bảo khoảng cách giữa các cây là 40cm và giữa các hàng là 80cm. Việc trồng với mật độ quá dày sẽ tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển, gây hại cho cây trồng.

Kỹ thuật chăm sóc sau khi trồng nha đam trong chậu

Đặt cây nha đam ở nơi có nhiều ánh sáng mặt trời là điều kiện tiên quyết trong việc trồng và chăm sóc cho cây nha đam. Cường độ ánh nắng mặt trời cần thiết cho cây khoảng từ 8-10 giờ/ngày.

Tưới nước cho cây nha đam trồng trong chậu

Hướng dẫn trồng nha đam trong chậu, cây lô hội lớn nhanh
Thường xuyên bổ sung nước cho cây nha đam, đuối với cây nhỏ tưới ngày 1 lần, cây trưởng thành ngày 2 lần

Nha đam là cây ưa nước nhưng khả năng chịu khô hạn của cây rất tốt, do đó, có thể trồng cây ở nơi nhiều nắng và nhiệt cao. Tuy nhiên, cây rất dễ chết nếu bị úng rễ, do đó, cần phải lưu ý không tưới nước cho cây quá nhiều.

Đối với những cây mới trồng, bà con tưới mỗi ngày 1 lần và tưới với lượng nước vừa đủ để cây phát triển. Đối với cây đã cứng cáp, bộ rễ phát triển ổn định thì chỉ cần tưới 2 ngày/lần là phù hợp với cây.

Bà con có thể điều chỉnh lượng nước tưới cho cây nha đam tùy thuộc vào thời tiết nơi trồng cây.

Vệ sinh loại bỏ cỏ mọc xung quanh cây nha đam trồng trong chậu

Thường xuyên làm cỏ dại và xới đất xung quanh gốc cây giúp cây không bị tranh chất dinh dưỡng, thông thoáng và hạn chế môi trường cho nấm bệnh phát triển. Đối với những lá cây bị già úa, héo hoặc hư hỏng thì cần phải loại bỏ khỏi cây càng sớm càng tốt, tránh để mầm bệnh phát triển và gây hại cho cả cây.

Bón phân và phòng trừ bệnh hại cây nha đam trồng trong chậu

 

Trong khoảng từ tháng 4 đến tháng 9, cây nha đam sẽ phát triển mạnh, bà con cần phải bón phân giúp có đủ dinh dưỡng để sinh trưởng. Bà con có thể bón phân hai lần trong vòng 1 tháng. Vào mùa đông, bà con không nên bón phân cho cây vì vào thời điểm này, cây không thể hấp thụ phân bón.

Cây nha đam trồng trong chậu ít khi bị sâu bệnh tấn công. Tuy nhiên, cây có thể bị úng lá, vàng lá hoặc thối nhũn do bị ngập nước hoặc trời mưa quá nhiều. Bà con cần nhanh chóng cắt bỏ các lá bị hư ra khỏi cây, tránh để lây lan ra toàn bộ cây nha đam. Sau đó, đặt cây ở nơi thoáng mát, không bị ngập úng để tránh tình trạng lá cây bị thối nhũn.

Trồng nha đam trong chậu đang được nhiều hộ gia đình áp dụng vì nha đam rất tốt cho cơ thể và có thể tạo thành nhiều món ăn ngon, món nước giải khát mùa hè. Tuy nhiên, bà con cần phải chú ý không để cây bị sâu bệnh tấn công hoặc để cây ở nơi bị ngập úng, khiến cây bị hư hỏng phần lá và chết cây. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bà con đầy đủ thông tin cũng như kỹ thuật trồng cây nha đam trong chậu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *