Cách trồng cây sâm đất hiệu quả, cho củ to tròn
Kích thước chữ
Trồng cây sâm đất với những kỹ thuật đơn giản và cách chăm sóc đúng chuẩn đang thu hút sự quan tâm của nhiều bà con nông dân. Củ sâm đất có nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe nên được nhiều người ưa chuộng và ngày càng được trồng phổ biến hơn. Để cây phát triển tốt và mang đến hiệu quả thu hoạch cao, thì việc lựa chọn giống và xử lý đất trước khi trồng là yếu tố then chốt.
Bài viết hôm nay, kỹ sư của Sinh Học AQ sẽ hướng dẫn chi tiết từng bước từ việc chuẩn bị đất, chọn giống đến cách chăm sóc cây sâm đất để vườn trồng đạt năng suất và chất lượng tốt nhất.
Tìm hiểu chung về cách trồng cây sâm đất
Cây sâm đất hay còn được gọi là sâm mồng tơi, sâm thảo, đông dương sâm, có tên khoa học là Talinum fruticosum. Đây là loại cây thân thảo, mọc bò sát đất, thuộc họ cây rau sam.
Cây sâm đất có nguồn gốc đến từ châu Mỹ, được du nhập vào Việt Nam và nhiều nước khác trên thế giới. Sâm đất được trồng nhiều ở các vùng trung du miền núi ở nước ta và là đặc sản của tỉnh Lào Cai.
Đặc điểm của cây sâm đất
Thân cây mọc đứng cao khoảng 0,6m, phân nhánh nhiều ở dưới. Lá cây sâm đất mọc so le, có hình trái xoan thuôn hay hình trứng ngược, phiến dày dày, bóng ở hai mặt, mép lá như hình lượn sóng.
Hoa của cây sâm đất nhỏ, màu hồng, xếp thành chùm thưa ở ngọn thân. Quả sâm đất nhỏ, khi chín có màu nâu đỏ hoặc xám tro. Cây thường ra hoa vào tháng 6 đến tháng 7, có quả vào tháng 9 – 10.
Phần rễ của cây sâm đất phát triển thành củ, có hình dạng dài, trông giống củ khoai lang, có màu vàng nhạt và mùi hương lại hơi giống nhân sâm.
Công dụng của củ sâm đất
Trong củ sâm đất có chứa nhiều các dưỡng chất có lợi có sức khỏe con người như: chất đạm, chất béo, sắt, cacbohidrat, vitamin A, C,…
- Hỗ trợ điều trị ung thư đại tràng: Chất fructooligosaccharide (FOS) có trong sâm đất sẽ giúp điều chỉnh các vi khuẩn trong đường ruột, giúp tăng cường hệ miễn dịch, nên rất tốt cho các bệnh nhân đang bị ung thư đại tràng.
- Hỗ trợ bệnh nhân bị tiểu đường: Chất fructooligosaccharide (FOS) còn có công dụng làm giảm hàm lượng glucose trong gan, giúp cơ thể không hấp thụ các loại đường đơn, tăng hoạt động của insulin trong cơ thể, từ đó hỗ trợ trị tiểu đường.
- Hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt: Thành phần prebiotic có trong củ sâm đất giúp kích thích hệ vi sinh trong cơ thể phát triển mạnh, làm tăng khả năng hấp thụ tối đa các vitamin và khoáng chất cho hệ tiêu hóa.
- Ngoài ra, củ sâm đất còn hỗ trợ giảm cân, soát lượng cholesterol trong máu, hỗ trợ sức khỏe tim mạch,…
Chế biến món ăn từ củ sâm đất
Do trong củ sâm đất chứa nhiều dưỡng chất quý giá, nên nhiều bà con đã dùng củ để ngâm rượu uống và chế biến một số mon ăn như: gỏi sâm đất, củ sâm đất xào thịt bò, canh củ sâm đất hầm xương,…
Người nào không nên dùng củ sâm đất?
Tuy có chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe con người, nhưng một nhóm đối tượng sau không nên sử dụng củ sâm đất đó là: người bị đầy bụng hoặc tiêu chảy, phụ nữ mang thai, người bệnh gout hay đang điều trị rối loạn chức năng thận,… Bà con cần chú ý đến tình trạng của cơ thể mà sử dụng củ sâm đất sao cho phù hợp nhé.
Thời điểm phù hợp thực hiện cách trồng cây sâm đất tại nhà
Dưới đây là thời điểm phù hợp và các yếu tố thời tiết quan trọng mà bà con cần lưu ý để cây sâm đất có thể phát triển thuận lợi như sau:
Mùa vụ để trồng và chăm sóc cây sâm đất
- Vào mùa xuân: Thời điểm lý tưởng nhất để bà con tiến hành trồng sâm đất đó là vào đầu mùa xuân, từ tháng 2 – tháng 4. Thời tiết lúc này bắt đầu ấm áp và có độ ẩm đất cao, là điều kiện thuận lợi để hạt giống nảy mầm và phát triển.
- Vào cuối hè: Ngoài ra, bà con có thể trồng sâm đất vào cuối mùa hè, từ tháng 8 đến tháng 9. Lúc này đất trồng còn độ ẩm ướt từ mùa mưa, sẽ giúp cây sâm đất phát triển tốt trước khi mùa mưa đến.
Nhiệt độ và độ ẩm thích hợp cho cây sâm đất phát triển
Cây sâm đất phát triển tốt nhất trong khoảng nhiệt độ từ 20 độ C đến 30 độ C. Nhiệt độ từ 15 độ C trở xuống sẽ làm chậm quá trình sinh trưởng của cây và ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cây sâm đất. Bà con cần đảm bảo đất trồng có độ ẩm cao, nhất là trong giai đoạn đầy khi cây còn nhỏ.
🛑 Lưu ý: Tránh trồng sâm đất vào những ngày có mưa lớn, bởi có thể gây ngập úng và ảnh hưởng đến sức khỏe của cây.
Loại đất phù hợp để trồng cây sâm đất
➡️ Cây sâm đất sẽ phát triển thuận lợi khi được trồng ở đất phù sa hoặc đất hoặc thịt nhẹ, có khả năng thoát nước tốt và đảm bảo giàu dưỡng chất để cây sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh.
➡️ Độ pH lý tưởng để thực hiện quy trình trồng củ sâm đất nằm trong khoảng 5.5 đến 7.0. Những khu vực đất trồng quá chua hoặc quá kiềm có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thu dinh dưỡng của cây sâm đất.
Cách trộn đất để trồng cây sâm đất
➡️ Đất trồng là một trong những yếu tố quan trọng để cây sâm đất sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh. Bà con có thể tham khảo công thức trộn đất của chúng tôi như sau: 80% đất thịt + 10% phân chuồng hoai mục 10% tro trấu hoặc rơm.
➡️ Trước khi trồng từ 7 – 10 ngày, bà con cần sử dụng chế phẩm sinh học Bio Soil để tăng cường lượng dinh dưỡng cho đất và và điều chỉnh độ pH về mức phù hợp.
➡️ Vì củ sâm đất phát triển ở dưới lòng đất, nên rất dễ bị tấn công bởi nấm bệnh và các loại tuyến trùng rễ. Để đảm bảo đất trồng không còn tồn dư nấm bệnh thì bà con nên sử dụng sản phẩm sinh học Padave Cha để diệt trừ hiệu quả các loại tuyến trùng trong đất, giúp xử lý triệt để các mầm bệnh, từ đó sẽ bảo vệ được bộ rễ và củ sâm đất khỏe mạnh, củ ra to, đạt chất lượng cao khi thu hoạch
Hướng dẫn cách trồng cây sâm đất đúng chuẩn kỹ thuật
Dưới đây, chúng tôi chia sẻ đến bà con 2 cách trồng củ sâm đất bằng giống và bằng hom như sau:
Cách trồng sâm đất bằng hạt giống
✅ Bước 1: Ngâm hạt giống cây sâm đất trong nước ấm (2 sôi 3 lạnh) khoảng từ 6 – 8 tiếng.
🚨 Lưu ý: Lựa chọn hạt giống từ những vườn ươm uy tín, chất lượng để đảm bảo năng suất thu hoạch củ.
✅ Bước 2: Vớt hạt ra và ủ khô đến khi hạt nứt nanh thì mang đi gieo.
✅ Bước 3: Đục lỗ nhỏ ở đất trồng sâu khoảng 1cm và gieo khoảng 2 – 3 hạt xuống 1 lỗ.
✅ Bước 4: Gieo hạt xong thì tiến hành lấp kín đất, che nắng 1 phần cho luống cây và tưới nước giữ ẩm bằng vòi phun nhẹ.
Quy trình trồng củ sâm đất bằng hom
✅ Bước 1: Chọn những thân hoặc củ cây mẹ và tiến hành lấy từ đoạn gốc đến hết phần bánh tẻ của thân cây, không lấy những phần ngọn quá non.
✅ Bước 2: Mỗi hom đạt chiều dài khoảng 10 – 20cm, có từ 3 – 4 mắt lá. Tỉa bớt lá trên cành hom chỉ chừa lại khoảng 1 – 3 lá.
✅ Bước 3: Mang hom gieo xuống luống và tưới nước thường xuyên để giữ ẩm cho cây.
✅ Bước 4: Sau khi giâm từ 10 đến 15 ngày thì hom bắt đầu ra rễ. Nếu trồng trong đất thì cày bừa luống cao 20cm, trồng trong chậu, thùng xốp, khay thì chọn những chậu cao 50 – 60cm. Trồng cây và tưới nước thường xuyên giữ ẩm cho cây.
Chăm sóc cây sâm đất sau khi trồng không bị sâu bệnh
Khi thực hiện cách trồng cây sâm đất, bà con nên lưu ý việc chăm sóc phù hợp với những yếu tố cần thiết như sau:
▶️ Tưới nước: Tiến hành tưới nước ngay cho cây sâm đất sau khi gieo trồng. Tưới nước đều đặn cho cây định kỳ mỗi ngày một lần. Nếu trồng trong thùng xốp, khay nhựa hay chậu khi cây cho ra mầm thì bê chậu ra ngoài nắng có cường độ nhẹ và tăng dần lên trong những ngày tiếp theo.
▶️ Bón phân: Khi trồng cây sâm đất, có thể bón các loại phân như NPK, phân chuồng hoai mục ít nhất là 4 – 6 tháng như phân bò, phân gà, trâu, dê,… trộn với tro bếp. Lượng phân dùng cho cây sâm đất thường ít, không dùng nhiều loại cùng một lúc, chỉ bón khi cây có hiện tượng bị vàng lá.
▶️ Phòng trừ sâu bệnh: Cây sâm đất có thể bị sâu ăn lá tấn công, nên hạn chế phun thuốc và thực hiện tiêu diệt sâu bằng tay từ sớm để tránh lây lan nhiều hơn.
▶️ Thu hoạch sâm đất: Khi cây phát triển tới 20 – 30cm thì thu hoạch lá, dùng dao bén cắt phần thân chồi lá non. Nếu trồng cây lấy củ thì cần đợi từ 3 – 5 năm mới có giá trị dược liệu cao nhất. Chỉ nên thu hoạch củ vào mùa thu hoặc vào mùa đông. Sau khi thu hoạch thì bón thúc bằng phân hoai mục hoặc phân trùn quế để kích thích cây cho ra lá sớm.
🛑 Lưu ý: Với những vùng chân núi hay trung du thì bà con cần thu hoạch sớm trước tháng 11 dương lịch, nếu thu hoạch rễ thì củ có thể bị nhũn, hỏng.
Trên đây, kỹ sư AQ đã cung cấp đến bà con một số thông tin hữu ích về cách trồng cây sâm đất đúng chuẩn kỹ thuật cũng như các biện pháp chăm sóc để thu hoạch được những củ sâm đất to, chất lượng. Nếu còn thắc mắc hay cần tư vấn rõ hơn về các chế phẩm sinh học thì bà con vui lòng liên hệ ngay với Sinh Học AQ để được phản hồi nhanh nhất nhé.