Thuốc đặc trị nấm hồng: Chìa khóa bảo vệ vụ mùa được bội thu
Kích thước chữ
Thuốc đặc trị nấm hồng là một trong những giải pháp hiệu quả trong việc kiểm soát và đối phố triệt để với bệnh nấm hồng – mối đe dọa thầm lặng nhưng cực kỳ nguy hiểm đối với năng suất và chất lượng của vườn trồng. Loại nấm bệnh này thường xuất hiện trên các loại cây trồng như: cao su, cà phê, hồ tiêu, đặc biệt là trên các loại cây ăn trái. Bệnh thường xuất hiện vào mùa mưa, khiến cành khô chết, cây bị suy yếu, năng suất giảm rõ rệt.
Việc lựa chọn đúng loại thuốc không chỉ giúp tiêu diệt dứt điểm nấm bệnh mà còn góp phần phục hồi cây và phòng bệnh tái phát. Để giúp bà con bảo vệ vườn trồng của mình một cách hiệu quả nhất, ở bài viết này, AQ Bice sẽ cung cấp những thông tin chi tiết về nguyên nhân, tác hại của bệnh nấm hồng và quan trọng hơn cả là giới thiệu những loại thuốc đặc trị bệnh nấm hồng hiệu quả, cùng với hướng dẫn sử dụng để giúp bảo vệ vụ mùa được bội thu.
Tìm hiểu về thuốc đặc trị nấm hồng

Thuốc đặc trị nấm hồng là chế phẩm chuyên dùng để phòng và trị bệnh nấm hồng là một trong những loại bệnh phổ biến, gây hại nghiêm trọng cho cây trồng lâu năm như cao su, cà phê, hồ tiêu, sầu riêng, chôm chôm, cây có múi,… Nhờ khả năng tiêu diệt nhanh mầm bệnh, phục hồi mô cây bị tổn thương và phòng ngừa lây lan, các loại thuốc chuyên dụng đang là giải pháp không thể thiếu trong quy trình chăm sóc cây trồng hiện nay.
Bệnh nấm hồng là gì?
Bệnh nấm hồng hay còn gọi là bệnh tảo đỏ do loại nấm có tên Erythricium salmonicolor gây ra trên cây trồng. Loại bệnh này tấn công hầu hết các loại cây thân gỗ, cây có múi như: Điều, cao su, sầu riêng, cam, bưởi,… phát triển mạnh trong môi trường có độ ẩm cao, mưa nhiều, rậm rạp, kém thông thoáng. Cây trồng bị nhiễm bệnh sẽ khó sinh trưởng khỏe mạnh, giảm quang hợp của lá và nếu nhiễm nặng có thể gây chết cành, chết cây.
Bệnh nấm hồng thường xuất hiện trên những loại cây trồng nào?
Nấm hồng thường xuất hiện nhiều trong môi trường ẩm ướt và bùng phát mạnh vào mùa mưa hoặc ở những vườn cây kém thông thoáng. Dưới đây, chúng tôi chia sẻ đến quý bà con một số vườn cây thường bị nấm hồng tấn công:
Bệnh nấm hồng trên cây cà phê
Bệnh nấm hồng trên cây cà phê thường biểu hiện rõ ràng qua những mảng nấm màu hồng nhạt đến cam hồng bám trên vỏ thân và cành. Khi bệnh tiến triển, vỏ cây có thể bị nứt nẻ, bong tróc và cành cây bắt đầu khô héo từ chóp vào, lá chuyển sang màu vàng rồi rụng dần đi. Nấm bệnh tấn công làm suy giảm nghiêm trọng năng suất và chất lượng quả cà phê, làm suy yếu sức sống của cây. Cây bị nấm bệnh tấn công có thể dẫn đến chết cành hoặc thậm chí là chết cả cây hàng loạt, gây thiệt hại kinh tế lớn cho bà con nông dân.
Bệnh nấm hồng trên cây tiêu
Bệnh nấm hồng trên cây tiêu là một trong những dịch bệnh nguy hiểm mà bà con nông dân trồng tiêu thường xuyên phải đối mặt. Loại bệnh hại này không chỉ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng mà còn làm giảm đáng kể năng suất và tuổi thọ của vườn tiêu, gây thiệt hại kinh tế không nhỏ.
Trên cây tiêu thì nấm thường xuất hiện dưới dạng những mảng màu hồng nhạt, hồng phấn hoặc cam hồng, bám chặt trên bề mặt vỏ thân, cành tiêu, đặc biệt là ở các mắt đốt hoặc những vị trí có vết thương cơ giới.
Bệnh nấm hồng trên cây sầu riêng
Bệnh nấm hồng là một trong những mối đe dọa nghiêm trọng đối với cây sầu riêng, đặc biệt là ở các vườn có độ ẩm cao và ít được chăm sóc thông thoáng. Bệnh hại này có thể gây ra những thiệt hại đáng kể, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng trái và thậm chí là tuổi thọ của cây sầu riêng.
Khi bệnh nấm hồng cây sầu riêng xuất hiện thì trên thân cây sẽ xuất hiện những mảng nấm màu hồng, những mảng này có thể lan rộng, tạo thành lớp màng bao quanh cành. Khi nấm phát triển mạnh, chúng xâm nhập sâu vào lớp vỏ và gỗ, khiến vỏ cây bị nứt dọc, khô và có thể bong tróc từng mảng. Từ các vết nứt này, cây có thể chảy nhựa (gôm) trong suốt hoặc có màu vàng nhạt, sau đó khô lại thành cục.
Bệnh nấm hồng trên cây có múi
Cây có múi như cam, quýt, bưởi, chanh là những loại cây rất nhạy cảm với bệnh nấm hồng, đặc biệt là trong điều kiện vườn rậm rạp, ẩm thấp. Bệnh thường xuất hiện ở những cành giao tán, cành khuất hoặc thân chính, gây ra những thiệt hại đáng kể cho năng suất và chất lượng của vụ mùa.
Cũng giống như các loại cây bên trên thì nấm hồng trên cây có múi sẽ xuất hiện những mảng nấm có màu hồng phấn, hồng nhạt, hoặc cam hồng, bám chặt trên bề mặt vỏ thân chính và các cành lớn của cây có múi, đặc biệt là ở những vị trí phân cành hoặc nơi cành giao tán.
Nấm tấn công trực tiếp vào hệ thống mạch dẫn, cản trở quá trình vận chuyển nước và dinh dưỡng, làm cây có múi bị suy kiệt nghiêm trọng. Cây yếu sẽ dễ bị các loại sâu bệnh khác tấn công, làm giảm tuổi thọ của cây.
Bệnh nấm hồng trên cây mai
Ngoài các loại cây công nghiệp và cây có múi, thì nấm hồng cũng là một bệnh phổ biến và gây hại nặng trên cây mai vàng. Bệnh thường xuất hiện vào mùa mưa, khi độ ẩm cao, gây ra những mảng nấm hồng nhạt trên thân và cành. Tương tự như các loại cây khác, khi bệnh nấm hồng trên cây mai tấn công thì các cành mai khô chết, suy yếu sức sống, ảnh hưởng đến khả năng ra hoa vào dịp Tết.
Điều kiện phát sinh và lây lan của nấm hồng
Để nấm hồng có cơ hội xâm nhập vào cây trồng có thể do một vài nguyên nhân như sau:
▶️ Nguyên nhân chủ yếu khiến cây nhiễm bệnh là do độ ẩm không khí cao, mưa kéo dài khiến môi trường trở nên ẩm ướt, điều kiện lý tưởng để bào tử nấm phát triển và lây lan.
▶️ Vườn cây rậm rạp, không được cắt tỉa thường xuyên cũng làm giảm độ thông thoáng, tăng nguy cơ phát sinh bệnh.
▶️ Trên cây xuất hiện các vết thương do cắt tỉa, gãy cành hoặc côn trùng chích hút gây ra, đây chính là cơ hội gián tiếp để nấm xâm nhập vào thân cây.
▶️ Khi cây bị suy yếu do thiếu hụt dinh dưỡng, nhất là các chất vi lượng như Canxi, Bo, Silic, sức đề kháng giảm và dễ bị tấn công hơn.
▶️ Không thường xuyên vệ sinh vườn cây, để tồn dư cành lá bệnh trong đất cũng là yếu tố khiến mầm bệnh tồn tại dai dẳng và lây lan sang vụ sau nếu không xử lý kịp thời.
Dấu hiệu nhận biết bệnh nấm hồng trên cây

Các dấu hiệu đặc trưng của bệnh nấm hồng được thể hiện rõ ràng qua các bộ phận giúp bà con có thể nhận biết rõ và có kế hoạch phòng trừ hiệu quả:
▶️ Dấu hiệu đặc trưng đầu tiên là các sợi tơ nấm màu hồng hoặc cam nhạt xuất hiện bao quanh cành non hoặc những vị trí cây bị tổn thương cơ giới như vết cắt tỉa, trầy xước do gãy cành hoặc sâu hại. Tơ nấm thường mịn như mạng nhện, dễ quan sát nhất vào sáng sớm hoặc khi độ ẩm cao.
▶️ Cành bị nhiễm nấm hồng sẽ thối mềm dần, sau đó khô lại và lớp vỏ ngoài bong tróc thành từng mảng. Đây là dấu hiệu cho thấy nấm đã ăn sâu vào phần mô gỗ bên trong, làm hoại tử lớp vỏ dẫn truyền.
▶️ Trên cành bệnh, lá bắt đầu héo rũ nhanh chóng dù không thiếu nước, chuyển sang vàng úa rồi rụng sớm. Quá trình diễn ra theo chiều hướng lan rộng từ cành nhiễm sang các cành lân cận.
▶️ Nếu bị nhiễm nặng, nấm tiếp tục phát triển và làm khô cành từ ngọn về gốc. Cành sẽ bị mất nước, teo lại và chết dần, bệnh lan xuống thân chính, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sống của toàn cây.
▶️ Bệnh chủ yếu phát sinh vào mùa mưa hoặc khi độ ẩm không khí cao, bệnh có thể bùng phát chỉ trong vài ngày. Nếu xử lý không kịp, các cây lân cận dễ bị nhiễm theo, làm cả vườn bị ảnh hưởng nặng.
Bệnh nấm hồng trên cây gây ra những tác hại gì?
Những tác hại nghiêm trọng mà bệnh nấm hồng gây ra cho cây trồng như:
❌ Gây thối vỏ, làm đứt mạch dẫn dinh dưỡng vì chúng tấn công vào cành non và thân chính. Từ đó, khiến cây bị hạn chế hấp thu nước và chất dinh dưỡng, dẫn đến sinh trưởng chậm, lá nhỏ, tán thưa, dễ bị chết cành.
❌ Khi cây bị bệnh, quá trình quang hợp giảm mạnh do rụng lá sớm, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng đậu trái, nuôi quả hoặc ra hoa. Năng suất sụt giảm rõ rệt, trái nhỏ, chất lượng kém.
❌ Tốc độ lây lan nhanh vì chúng có thể lây qua theo nước tưới, gió, dụng cụ cắt tỉa. Cây bệnh chết cành, lây sang cây khỏe, khiến nhiều diện tích vườn bị hủy hoại, gây thiệt hại kinh tế lớn.
❌ Cây bị nhiễm nặng sẽ dễ bị mất sức, bộ rễ yếu, khó hấp thụ dinh dưỡng, cây khó có thể phục hồi hoàn toàn. Việc xử lý bệnh cũng tốn nhiều thời gian, công sức và chi phí do phải cắt bỏ phần bị nhiễm, phun thuốc liên tục và cải tạo môi trường vườn.
❌ Một khi cây đã nhiễm bệnh, sức đề kháng cũng bị ảnh hưởng, nếu bị nặng cây ngày càng yếu đi, thời điểm này lại là môi trường lý tưởng để các loài sâu bệnh tấn công, gây ra tình trạng bệnh chồng bệnh, tình trạng ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Vì sao cần phải sử dụng thuốc đặc trị nấm hồng?
Dù được phát hiện sớm, nhưng nếu không được xử lý kịp thời, bệnh sẽ nhanh chóng lan rộng và gây tổn hại nghiêm trọng cho cây trồng. Một trong những giải pháp phòng trừ hiện nay được nhiều nhà vườn áp dụng đó là sử dụng thuốc đặc trị nấm hồng để kiểm soát hiệu quả nguồn bệnh. Vậy vì sao phải dùng thuốc trị bệnh nấm hồng, câu trả lời chi tiết được trình bày như sau:
➡️ Nấm hồng dễ phát tán qua gió, nước và dụng cụ làm vườn. Nếu không dùng thuốc đặc trị kịp thời, bệnh sẽ lan rộng ra toàn vườn, gây thiệt hại nghiêm trọng.
➡️ Việc cắt bỏ cành bệnh chỉ loại bỏ phần đã nhiễm, không ngăn chặn được nguồn nấm còn sót lại. Thuốc đặc trị giúp tiêu diệt tận gốc sợi nấm trong mô cây và ngăn tái phát.
➡️ Các loại thuốc đặc trị nấm hồng chứa hoạt chất chuyên dụng, tác động trực tiếp vào tế bào nấm, làm khô vết bệnh, ngăn lây nhiễm và giúp cây hồi phục nhanh hơn.
➡️ Can thiệp bằng thuốc đúng lúc không chỉ giúp cây giữ được tán lá, cành khỏe mạnh mà còn bảo toàn khả năng ra hoa, kết trái, tránh ảnh hưởng đến năng suất.
➡️ Với những vườn chuyên canh hoặc cây ăn trái lâu năm, dùng thuốc đặc trị là biện pháp cần thiết để tránh việc bệnh lây lan toàn vườn có thể khiến bà con mất trắng mùa vụ.
Các loại thuốc đặc trị nấm hồng phổ biến hiện nay
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật được quảng bá nhằm điều trị bệnh nấm hồng. Tuy nhiên không phải loại nào cũng phù hợp, với từng mức độ nhiễm bệnh sẽ có loại thuốc khác nhau. Dưới đây là hai dòng thuốc phổ biến được bà con sử dụng, nhà vườn cần chú ý phân biệt để lựa chọn điều trị theo đúng tình trạng của cây.
Thuốc trị bệnh nấm hồng theo hướng hóa học
Các dòng thuốc hóa học đặc trị nấm hồng cũng được nhiều nhà vườn sử dụng để phòng trừ cho cây. Ưu điểm của thuốc hóa học là điều trị bệnh nhanh nhờ vào các hoạt chất mạnh có trong thành phần.
🚨 Cảnh báo: Tuy nhiên, nhược điểm là gây tồn đọng chất hóa học độc hại trong môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến vườn cây về lâu dài và sức khỏe con người nếu lạm dụng thường xuyên và sử dụng không có kế hoạch. Chính vì vậy, bà con chỉ nên áp dụng loại thuốc này khi tình trạng bệnh trở nên quá nặng, khó kiểm soát bằng cách phương pháp tự nhiên khác.
Thuốc đặc trị nấm hồng theo hướng sinh học
Cách phòng trừ phổ biến hiện nay cũng được nhiều nhà vườn áp dụng đó là sử dụng các chế phẩm sinh học an toàn hướng đến một nền nông nghiệp bền vững, an toàn.
Tuy các loại thuốc sinh học sẽ có tác dụng chậm hơn thuốc hóa học nhưng thuốc chứa các thành phần có cơ chế hoạt động xâm nhập từ bên trong, tiêu diệt triệt để nguồn bệnh mà không gây ra các phản ứng ảnh hưởng đến cây trồng và môi trường. Không những vậy thuốc còn sản sinh nhiều vi sinh có lợi nhằm tăng cường sức đề kháng cho cây sinh trưởng khỏe mạnh, nâng cao khả năng phòng trừ bệnh về lâu dài.
Phy Fusaco – Thuốc đặc trị nấm hồng an toàn, hiệu quả nhanh

Xu hướng phòng trừ hiện nay là ưu tiên sử dụng các dòng thuốc sinh học vừa hiệu quả vừa thân thiện với môi trường. Một trong những sản phẩm nổi bật được nhiều nhà vườn tin tưởng sử dụng đó là Phy Fusaco, thuốc là sản phẩm chuyên trị các loại nấm gây bệnh cho cây trồng trong đó có nấm hồng, kiểm soát bệnh nhanh, an toàn.
Thành phần thuốc đặc trị nấm hồng Phy Fusaco
✅ Thành phần vi sinh chính bao gồm: Chaetomium spp, Trichoderma spp và Bacillus subtilis với mật độ lên đến 1,5×10⁸ CFU/ml.
✅ Sản phẩm được tạo ra từ công nghệ kết hợp bào tử gốc của các chủng nấm đối kháng gồm Chaetomium và Trichoderma, các hoạt chất kháng sinh sinh học, enzyme ngoại bào và nano chitosan, giúp tăng cường hiệu quả phòng trừ nấm hồng một cách bền vững và an toàn cho cây trồng.
Công dụng thuốc trị bệnh nấm hồng Phy Fusaco
✅ Hiệu quả cao trong việc kiểm soát nhiều loại nấm bệnh như Collectotrichum, Fusarium, Phytophthora là tác nhân gây ra các bệnh phổ biến như: thán thư, xì mủ, nứt thân, thối gốc, thối nhũn, ghẻ loét, chết dây, sương mai…
✅ Tăng cường khả năng kháng bệnh tự nhiên cho cây trồng trước các tác nhân gây hại như nấm hồng, đốm lá, ghẻ sẹo, héo rũ, loét do vi khuẩn và bệnh sương mai.
✅ Giúp cây khỏe mạnh từ bên trong, nâng cao miễn dịch nội sinh, phát huy tác dụng nhanh chóng và kéo dài, đồng thời có khả năng kiểm soát nhiều loại mầm bệnh khác nhau.
✅ Cải thiện chất lượng nông sản, sử dụng an toàn, thân thiện với môi trường và không gây độc hại cho người tiêu dùng.
Hướng dẫn dùng thuốc trị bệnh nấm hồng Phy FusaCo
✅ Phun trị nấm hồng: Hòa 250ml vào 400 – 600 lít nước sạch, phun cách từ 5 – 7 ngày/lần.
✅ Phun phòng nấm hồng: Hòa 250ml vào 800 – 1000 lít nước sạch, phun định kỳ cứ cách 15 – 30 ngày/lần.
Lưu ý khi sử dụng thuốc trị bệnh nấm hồng
✅ Khi sử dụng thuốc bà con cần pha thuốc đúng liều lượng theo sự hướng dẫn trên bao bì, tránh việc pha thuốc quá liều hoặc dưới liều so với khuyến cáo. Việc pha quá liều có thể gây hại đến cây trồng và môi trường xung quanh.
✅ Nên phun thuốc vào sáng sớm hoặc vào chiều mát, không nên phun thuốc vào những thời điểm có ánh nắng gắt hoặc sắp mưa. Việc này sẽ giúp thuốc có đủ thời điểm để bám dính vào trong thân cây và phát huy tác dụng tốt.
✅ Khi phun thuốc, bà con nên phun đều lên toàn bộ thân, cành cây, đặc biệt là những vị trí đã bị nấm hồng tấn công.
Biện pháp canh tác phòng ngừa nấm hồng xuất hiện trên vườn

Ngoài áp dụng thuốc đặc trị nấm hồng, bà con nên kết hợp thêm các biện pháp canh tác nhằm phòng ngừa nấm hồng không lây lan, tái phát lại hay có cơ hội xâm nhập gây bệnh lên cây trồng.
✅ Cắt tỉa cành bệnh, vệ sinh vườn sạch sẽ: Loại bỏ kịp thời các cành đã nhiễm nấm để tránh lây lan, đồng thời gom dọn và tiêu hủy tàn dư thực vật mang mầm bệnh.
✅ Không để tán cây quá rậm, tạo độ thông thoáng: Cắt tỉa hợp lý giúp ánh sáng và không khí lưu thông tốt hơn, hạn chế độ ẩm cao vì đây là điều kiện thuận lợi cho nấm hồng phát triển.
✅ Sử dụng thuốc phòng định kỳ sau mùa mưa: Chủ động phun thuốc phòng nấm sinh học hoặc thuốc đặc trị đúng thời điểm, đặc biệt sau những đợt mưa kéo dài hoặc khi ẩm độ không khí cao.
✅ Tăng sức đề kháng cho cây: Bón bổ sung phân hữu cơ hoai mục, phân vi sinh hoặc chế phẩm sinh học giúp cây phát triển cân đối, tăng sức đề kháng tự nhiên trước các loại nấm hại.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bà con hiểu rõ hơn về cách lựa chọn và sử dụng thuốc đặc trị nấm hồng một cách hiệu quả và an toàn cho cây trồng. Để việc phòng trị đạt kết quả bền vững, đừng quên kết hợp thêm các biện pháp canh tác hợp lý và tăng cường sức đề kháng cho cây. Bài viết do Công ty thuốc Sinh Học AQ Bice tổng hợp, mong rằng đây sẽ là những kiến thức hữu ích giúp bà con tham khảo trong quá trình chăm sóc vườn cây.