Tại sao dưa leo bị đắng? Dưa leo bị đắng có ăn được không?

Tại sao dưa leo bị đắng? Dưa leo bị đắng có ăn được không?

20/06/2025

Kích thước chữ

Tại sao dưa leo bị đắng là là câu hỏi mà nhiều bà con nông dân vẫn thường thắc mắc khi gặp phải tình trạng này. Vị đắng trong trái dưa leo không chỉ làm giảm giá trị thương phẩm mà còn khiến nhiều người lo lắng liệu dưa leo đắng có ăn được không.

Để giúp bà con hiểu rõ hơn về vấn đề này, Công ty Sinh Học AQ mời quý bà con cùng tìm hiểu kỹ về các nguyên nhân gây ra vị đắng ở dưa leo, từ đó tìm ra những giải pháp khắc phục hiệu quả nhất để vụ mùa dưa leo luôn đạt năng suất cao và chất lượng tốt nhất nhé.

Tại sao dưa leo bị đắng? Nguyên nhân đến từ đâu?

Tại sao dưa leo bị đắng? Dưa leo bị đắng có ăn được không?
Dưa leo bị đắng là tình trạng luôn khiến cho nhiều bà con nhà vườn và người tiêu dùng hoang mang, lo lắng

Dưa leo cùng họ với bầu, bí, trong các loại quả này có chứa một hợp chất tự nhiên được gọi là Cucurbitacin. Đây chính là nguyên nhân khiến cho trái dưa leo bị đắng. Theo thông thường thì chất Cucurbitacin này chỉ có một lượng rất nhỏ và không gây ra lượng đắng đáng kể. Tuy nhiên, trong một số điều kiện nhất định thì hàm lượng Cucurbitacin sẽ tăng lên cao, khiến cho trái dưa leo có vị đắng rõ rệt. Vậy đâu là những nguyên nhân làm hàm lượng Cucurbitacin tăng lên cao và khiến cho dưa leo bị đắng? Mời bà con cùng chúng tôi tiếp tục theo dõi những thông tin bên dưới đây nhé.

Dưa leo bị đắng do ảnh hưởng từ các yếu tố môi trường

➡️ Môi trường sinh trưởng của cây dưa leo đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc quyết định hàm lượng Cucurbitacin có trong trái.

➡️ Khi trồng cây dưa leo, bà con nên lưu ý đến một số vấn đề liên quan đến vấn đề thời tiết. Nếu nhiệt độ môi trường thời tiết quá nóng ẩm hoặc khô cằn khiến cây bị teo và thiếu chất dinh dưỡng. Nếu tình trạng này kéo dài trong nhiều ngày, cây dưa leo sẽ tích tụ các chất đắng vào bên trong quả.

Dưa leo bị đắng do nắng nóng, hạn hán hoặc mưa quá nhiều

➡️ Khi cây dưa leo phải đối mặt với nắng nóng gay gắt kéo dài, hạn hán nghiêm trọng, hoặc ngược lại là mưa quá nhiều, ngập úng, thì cây sẽ bị sốc và căng thẳng.

➡️ Trong tình trạng stress, cây dưa leo sẽ tự động sản sinh nhiều Cucurbitacin hơn như một cơ chế tự vệ, dẫn đến việc dưa leo bị đắng. Bà con cần đặc biệt chú ý đến việc cấp nước và thoát nước cho cây trong những giai đoạn thời tiết bất lợi này.

Dưa leo bị đắng là do thiếu nước hoặc tưới nước không đều

➡️ Khi cây thiếu nước, nhất là vào giai đoạn cây ra hoa và kết trái, quá trình quang hợp và hấp thụ dinh dưỡng bị ảnh hưởng, khiến cây suy yếu và tích lũy Cucurbitacin.

➡️ Việc tưới nước thất thường, lúc nhiều lúc ít, cũng làm cây không thể thích nghi kịp, dẫn đến stress và sinh đắng.

Dưa leo bị đắng do bón phân không đúng cách

➡️ Phân bón cho cây cần được cung cấp đúng thời điểm và đúng giai đoạn phát triển của cây. Thêm vào đó lượng phân bón cho cây cần đúng liều lượng và sử dụng các loại phân hữu cơ.

➡️ Nếu sử dụng phân chứa quá nhiều đạm và kali sẽ khiến cho cây dưa leo sẽ phát triển cao hơn và làm cho trái rất dễ bị đắng.

Dưa leo bị đắng do đất trồng kém dinh dưỡng, thiếu các khoáng chất

➡️ Đất trồng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cây dưa leo, nếu đất kém dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu các nguyên tố vi lượng cần thiết như magie, kali, thì có thể làm cây dưa leo phát triển không cân đối và dễ sản sinh ra vị đắng.

➡️ Bà con nên thường xuyên kiểm tra độ phì nhiêu của đất và bổ sung phân bón hợp lý để cây phát triển tốt nhất.

Dưa leo bị đắng do trồng chung với khổ qua

➡️ Khi trồng khổ qua (mướp đắng) quá gần vườn dưa leo, có thể làm tăng nguy cơ trái dưa leo bị đắng. Nguyên nhân là do các loài côn trùng thụ phấn như ong, bướm sẽ bay qua lại giữa hai loại cây này. Thêm vào đó, việc canh tác luân canh cây dưa leo và cây khổ qua cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của quả dưa leo.

➡️ Vì vậy, để hạn chế tối đa tình trạng dưa leo bị đắng, bà con nên bố trí khoảng cách trồng hợp lý giữa vườn dưa leo và các loại cây họ bầu bí có vị đắng khác như khổ qua, để tránh sự “trao đổi” chất đắng không mong muốn qua các loài côn trùng thụ phấn.

Dưa leo bị đắng do sâu bệnh tấn công

➡️ Khi cây dưa leo bị sâu bệnh tấn công, thì sức khỏe của cây sẽ bị suy giảm đáng kể. Cây sẽ phải dồn năng lượng để chống chọi với các loài sâu bệnh, đồng thời có thể sản sinh ra nhiều chất Cucurbitacin như một cơ chế phòng vệ tự nhiên.

➡️ Điều này lý giải tại sao dưa leo bị đắng khi cây bị sâu bệnh tấn công. Việc kiểm soát sâu bệnh kịp thời đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng của trái dưa leo hạn chế tình trạng dưa có vị đắng.

Dưa leo đắng có ăn được không và cách xử lý cho hết đắng

Tại sao dưa leo bị đắng? Dưa leo bị đắng có ăn được không?
Dưa leo bị đắng ít thì có thể ăn được, nếu bị đắng quá nhiều thì bà con không nên ăn

▶️ Khi nhận thấy trái dưa leo có vị đắng thì nhiều bà con băn khoăn rằng dưa chuột bị đắng có ăn được không hay dưa leo bị đắng có sao không. Thì về bản chất,, thì chất Cucurbitacin không phải là chất độc hại gây nguy hiểm nghiêm trọng đến tính mạng khi ăn một lượng nhỏ.

▶️ Tuy nhiên nếu ăn phải quá nhiều dưa leo bị đắng thì bà con sẽ có một số triệu chứng như: khó chịu ở dạ dày, buồn nôn hoặc bị tiêu chảy nhẹ. Do đó, tốt nhất là bà con không nên ăn phải dưa leo quá đắng.

Để giảm bớt vị đắng có trong dưa leo, bà con có thể thử một số cách như sau: 

✅ Tiến hành cắt bỏ bớt phần gốc và ngọn bởi đây là hai phần chứa nhiều Cucurbitacin nhất.

✅ Bóp muối cho trái dưa leo, cần cắt dưa leo thành lát, rắc một chút muối và bóp nhẹ, sau đó rửa sạch, muối sẽ giúp hút bớt chất đắng từ dưa leo ra ngoài.

✅ Ngâm dưa leo đã cắt trong nước lạnh khoảng 15 – 20 phút cũng sẽ giúp làm giảm vị đắng.

✅ Gọt kỹ vỏ trái dưa leo, bởi vỏ là nơi chứa nhiều Cucurbitacin, nên bà con cần gọt bỏ lớp vỏ dày hơn bình thường để giảm vị đắng của dưa leo.

Dấu hiệu nhận biết quả dưa leo bị đắng bằng mắt thường

Tại sao dưa leo bị đắng? Dưa leo bị đắng có ăn được không?
Bà con có thể nhận biết trái dưa leo có vị đắng thông qua màu sắc, hình dáng và kích thước trái

Để nhận biết quả dưa leo bị đắng, bà con có thể quan sát chúng qua màu sắc, hình dáng và kích thước của chúng. Như vậy, bà con sẽ mua được các quả dưa leo có chất lượng và độ dinh dưỡng cao.

▶️ Nhận biết dưa leo bị đắng qua màu sắc: Các quả dưa leo bị đắng sẽ có màu sắc xanh như bình thường nhưng sẽ kèm theo các vết ố vàng bên trên bề mặt quả. Các quả như vậy sẽ không đảm bảo được độ ngọt và dinh dưỡng trên quả mà còn có vị đắng.

▶️ Nhận biết dưa leo bị đắng qua hình dáng bên ngoài: Những quả dưa leo bị cong và có nhiều vết sần trên bề mặt sẽ chứa chất đắng. Bà con có thể dựa vào đặc điểm này để lựa chọn quả tốt nhất. Các quả dưa leo càng nhiều vết sần sẽ càng đắng và rất khó ăn nếu không quen.

▶️ Nhận biết dưa leo bị đắng qua kích thước: Dưa leo bị đắng sẽ có kích rất nhỏ và cong, do chúng không được cung cấp đủ dinh dưỡng. Đặc biệt là phần đầu quả sẽ đắng hơn so với các cây khỏe mạnh.

▶️ Ngoài ra, thì bà con cũng cần chú ý đến cuống dưa leo, những trái dưa có cuống tươi, xanh chứng tỏ dưa mới được hái. Nếu cuống héo úa, ngả vàng thì dưa có thể đã để lâu, chất lượng giảm sút.

Cách khắc phục tình trạng trái dưa leo bị đắng khi trồng

Tại sao dưa leo bị đắng? Dưa leo bị đắng có ăn được không?
Chế phẩm sinh học Bio Soil được nhiều bà con sử dụng để hỗ trợ điều chỉnh độ pH và cải tạo đất trồng trước khi trồng dưa leo

Vấn đề trái dưa leo bị đắng khi trồng là nỗi lo của không ít nhà nông, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và thu nhập. Để khắc phục triệt để tình trạng này, bà con cần áp dụng các phương pháp canh tác để giảm thiểu tình trạng trái dưa leo bị đắng nhé:

Lựa chọn giống dưa leo

✅ Hiện nay, có rất nhiều giống dưa leo lai F1 được nghiên cứu và phát triển với đặc tính kháng bệnh tốt, cho năng suất cao và đặc biệt là ít hoặc không có vị đắng.

✅ Bà con nên tìm mua hạt giống từ các công ty uy tín, có nguồn gốc rõ ràng. Các giống dưa leo lai thường được lai tạo để giảm thiểu hàm lượng Cucurbitacin, chất gây đắng.

Điều chỉnh độ pH và cải tạo đất trồng cho cây dưa leo

✅ Bà con cần tiến hành kiểm tra độ pH của đất trước khi trồng để cây dưa leo được phát triển thuận lợi. Dưa leo thích hợp với đất có độ pH từ 6.0 đến 6.8.

✅ Nếu đất quá chua hoặc quá kiềm, bà con cần điều chỉnh bằng cách bón vôi hoặc sử dụng chế phẩm sinh học Bio Soil để cải tạo đất.

Bố trí mật độ vị trí trồng dưa leo để không bị đắng trái

✅ Khi canh tác vườn rau màu, bà con không nên trồng chung dưa leo với khổ qua gần nhau. Điều này sẽ khiến cho quả dưa leo bị đắng do ong bướm tấn công. Vì vậy hãy phân bố trồng cây dưa leo sao cho chúng cách xa gian khổ qua.

Đảm bảo cung cấp lượng nước tưới phù hợp cho dưa leo 

✅ Trong thời gian cây dưa leo phát triển ra hoa và quả, bà con nên cung cấp cho cây lượng nước tưới phù hợp cho đến lúc đậu quả. Thêm vào đó, việc tưới nước định kỳ cho cây với lượng vừa đủ sẽ khiến quả không bị đắng. Nếu bà con bỏ qua khâu tưới nước cho cây, chúng sẽ tích lũy các chất như Cucurbitacin sẽ làm cho quả dưa leo bị đắng.

✅ Mặc dù cần nhiều nước, dưa leo lại không chịu được ngập úng. Hệ thống thoát nước tốt là rất cần thiết, đặc biệt là vào mùa mưa. Nếu đất bị úng nước, rễ cây sẽ thiếu oxy, suy yếu và dễ bị đắng. Bà con có thể lên luống cao để tránh ngập úng.

Khắc phục dưa leo bị đắng bằng cách điều chỉnh lượng phân bón

✅ Trường hợp quả dưa leo bị đắng là do bà con sử dụng phân bón chứa quá nhiều hàm lượng đạm và kali. Chính vì vậy, bà con nên lên kế hoạch sử dụng lượng phân bón hợp lý để bón cho cây dưa leo. Đặc biệt là giai đoạn cây ra hoa, bà con nên cân bằng lượng kali trong phân bón.

Điều kiện môi trường trồng dưa leo tốt sẽ không làm trái đắng

✅ Tình trạng cây dưa leo thiếu ánh sáng và độ ẩm sẽ làm cho cây phát triển kém và quả ra kém chất lượng. Rễ cũng bị ảnh hưởng bị côn trùng tấn công vào rễ tạo ra các chất đắng. Lúc này, cây dưa leo ra quả cũng sẽ bị ảnh hưởng các chất đắng này từ rễ.

✅ Vào mùa nắng nóng đỉnh điểm, bà con có thể sử dụng lưới che nắng hoặc các vật liệu che phủ khác để giảm bớt cường độ ánh sáng, giúp cây bớt bị stress nhiệt.

Phòng trừ sâu bệnh và cỏ dại trên vườn trồng dưa leo

✅ Bà con nên thường xuyên thăm vườn hằng ngày để phát hiện sớm các dấu hiệu của các loài côn trùng tấn công trên cây dưa leo như: nhện đỏ, rệp, bọ trĩ, sương mai,…

✅ Áp dụng các biện pháp sinh học, thủ công để xử lý chúng, nên ưu tiên sử dụng các chế phẩm sinh học để đảm bảo an toàn cho trái dưa leo cũng như người sử dụng.

✅ Tiến hành làm sạch cỏ dại ở xung quanh vườn dưa leo để cây được sinh trưởng và phát triển thuận lợi không bị cạnh tranh chất dinh dưỡng.

Thu hoạch dưa leo đúng thời điểm để hạn chế vị đắng

✅ Bà con cần thu hoạch dưa leo đúng thời điểm để không làm ảnh hưởng đến chất lượng của dưa leo. Khi để dưa leo quá già, hạt bên trong sẽ lớn và cứng, đồng thời hàm lượng Cucurbitacin có thể tăng lên, khiến dưa bị đắng và xốp ruột.

✅ Dưa leo ngon nhất là khi còn non, vỏ xanh bóng, ruột đặc và hạt mềm. Bà con nên thu hái dưa leo vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát.

Khép lại bài viết, chúng tôi hy vọng rằng với những thông tin trên, quý bà con sẽ hiểu rõ hơn về những nguyên nhân tại sao dưa leo bị đắng cũng như các biện pháp khắc phục hiệu quả. Việc chăm sóc vườn dưa leo đúng kỹ thuật và chú ý đến các yếu tố môi trường sẽ giúp bà con có được một vụ mùa dưa leo bội thu, trái đạt chuẩn chất lượng và không còn lo lắng về vị đắng.

Sản phẩm được đề xuất cho bài viết này

-8%
Công dụng: Tăng pH sau 5-7 ngày, hỗ trợ cung cấp các dưỡng chất, tăng độ phì và giúp đất…
5.00 out of 5
Mua ngay This product has multiple variants. The options may be chosen on the product page
-18%
Công dụng: Hạn chế rụng trái non, nấm trái, cho trái phát triển tốt. Tăng nhanh trọng lượng và kích…
Mua ngay This product has multiple variants. The options may be chosen on the product page

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *