Cách phòng trừ sâu đục trái lựu hiệu quả và an toàn cho cây

Cách phòng trừ sâu đục trái lựu hiệu quả và an toàn cho cây

08/05/2024

Kích thước chữ

Sâu đục trái lựu là một loại dịch hại quan trọng trên toàn thế giới. Hầu như những quốc gia nào trồng lựu đều gặp qua tình trạng sâu đục hư trái. Trong bài viết này, AQ sẽ giới thiệu một loài sâu hại cây lựu phổ biến, giúp bà con nhận biết nhanh chóng và có hướng xử lý phù hợp.

Tổng quan về loài sâu đục trái lựu

Sâu đục trái lựu: Nhận biết & Cách phòng trừ hiệu quả
Sâu đục trái lựu làm giảm tính thẩm mỹ của trái, vỏ trái nứt, phần thịt hư thối không thể tiêu thụ

Sâu đục trái lựu được công nhận là một những loài côn trùng gây hại nặng đến các giống lựu. Đối tượng gây hại chính là ấu trùng của sâu đục trái. Sau khi phát triển hoàn toàn, chúng tiến hành đào lỗ từ bên trong trái lựu để chui ra và vũ hóa.

Sâu đục quả lựu có xu hướng tấn công những vườn lựu giai đoạn ra hoa đến đậu quả. Vì thế bà con cần tăng cường công tác kiểm tra vườn để kịp thời phát hiện sâu tấn công vườn lựu nhà mình.

  • Tên khoa học: Deudorix (Virachola) Isocrates.
  • Tên tiếng Anh: Anar Butterfly hoặc Pomegranate Butterfly.

Vòng đời phát triển của sâu đục trái lựu

Sâu đục trái lựu trải qua 4 giai đoạn trong vòng đời của chúng, kéo dài từ 33 – 39 ngày. Một con cái có thể đẻ nhiều nhất là 20 quả trứng, trung bình tầm 7 quả/cây lựu. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, mật độ sâu đục quả trong vườn phụ thuộc vào độ ẩm môi trường. Thông thường vào tháng 7 là thời điểm xuất hiện nhiều sâu bệnh đục phá trái lựu nhất.

1️⃣ Trứng: Được đẻ trên lá non, thân và nụ hoa lựu.

2️⃣ Ấu trùng: Thân ngắn, mập mạp, có màu nâu sẫm, phủ đầy lông ngắn, thời gian phát triển trung bình khoảng 18 ngày. Sau khi nở ra, chúng tiến hành đục thành những lỗ nhỏ trên vỏ trái lựu và phá hoại bên trong.

3️⃣ Nhộng: Trung bình mất khoảng 7 – 34 ngày để tới giai đoạn hóa nhộng.

4️⃣ Bướm trưởng thành: Con đực có màu xanh bóng, bướm cái có màu tím nâu. Đặc biệt, ở cánh trước của bướm cái có hình chữ V màu cam.

Dấu hiệu nhận biết sâu đục trái lựu xuất hiện trong vườn

Sâu đục trái lựu: Nhận biết & Cách phòng trừ hiệu quả
Một số dấu hiệu nhận biết sâu đục trái lựu đang tấn công vườn trồng

Ấu trùng tấn công chính vào những trái lựu non. Ban đầu những lỗ đục có kích thước rất nhỏ, gây khó khăn cho công tác kiểm tra do trái chưa có biểu hiện rõ ràng. Theo thời gian trái lựu phát triển, vết đục của sâu cũng to dần, dễ dàng thấy bằng mắt.

Xung quanh lỗ đục có các chất thải bốc mùi khó chịu – đó chính là phân của sâu đục trái lựu thải ra, chứng tỏ vườn lựu đã bị sâu đục quả tấn công.

Hậu quả do sâu đục trái lựu gây ra cho cây trồng

Trái lựu do sâu đục tạo thành lỗ hỏng trên vỏ quả, làm ảnh hưởng đến chất lượng và tính thẩm mỹ của trái và hầu như không thể tiêu thụ.

Tạo điều kiện cho nấm bệnh và vi khuẩn xâm nhiễm nặng hơn, khiến trái lựu bị nứt, thối và rụng. Tác động đến năng suất toàn vườn và nguồn thu nhập của bà con trồng lựu.

Một số biện pháp phòng trừ sâu đục trái lựu đơn giản, an toàn

Sâu đục trái lựu: Nhận biết & Cách phòng trừ hiệu quả
Các biện pháp phòng tránh sâu đục quả lựu hữu hiệu, an toàn

Trước khi sử dụng thuốc trừ sâu, bà con nên thực hiện đầy đủ hoạt động canh tác để góp phần nâng cao hiệu quả phun thuốc, giảm bớt công tác phòng sâu đục quả lựu về sau.

Phương pháp chăm sóc phòng ngừa sâu đục quả lựu xuất hiện gây hại

✅ Áp dụng kỹ thuật bao trái:

  • Để bao trái đạt hiệu quả cao, bà con nên cắt tỉa những dé hoa còn sót trên cây; lặt bỏ cành tăm, lá vô hiệu, lá bệnh để tránh mầm bệnh tiềm ẩn.
  • Lớp bao đầu tiên dùng xốp lưới trắng để tránh dập trái, lớp thứ hai là bao giấy (ưu tiên loại có kẽm ở hai mép để tiện cho việc kiểm tra).
  • Sau 90 ngày bà con xem trái lựu trong bao (đối với lựu Ấn Độ) đã chín chưa thì tiến hành thu hoạch.

✅ Sử dụng bẫy sinh học để bắt bướm trưởng thành.

✅ Cắt bỏ đài hoa sau quá trình thụ phấn để giảm thiểu mật độ trứng xuất hiện.

✅ Tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển các loài thiên địch của sâu đục trái lựu (chim săn mồi).

✅ Ở giai đoạn ra hoa nên phun phòng sâu bệnh bằng dầu Neem 3%.

✅ Khi phát hiện những trái lựu có dấu hiệu bị đục, bà con tiến hành thu hái càng sớm càng tốt, sau đó tiêu hủy xa vườn.

Sử dụng thuốc hóa học xử lý sâu đục quả lựu

Việc sử dụng thuốc BVTV hóa học để phòng trừ sâu hại vườn lựu cần đảm bảo đúng liều lượng và số lần phun. Tránh lạm dụng thuốc gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe vườn cây và người trồng.

Thuốc đặc trị sâu đục trái lựu Ola insect in99 an toàn cho cây

Sâu đục trái lựu: Nhận biết & Cách phòng trừ hiệu quả
Ola insect in99 là một trong những sản phẩm trừ sâu sinh học được nhiều bà con tin dùng hiện nay

Dù là quần thể sâu bệnh nào cũng cần kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo năng suất vườn lựu, hạn chế tối đa rủi ro ảnh hưởng sản lượng trái thu hoạch. Để giải quyết vấn đề này, AQ xin giới thiệu đến bà con một sản phẩm sinh học chuyên biệt với khả năng tiêu diệt sâu hại cây ăn trái tận gốc: Thuốc đặc trị sâu đục trái lựu Ola insect in99.

Thành phần thuốc trị sâu đục quả lựu Ola insect in99

Ola insect in99 gồm chủng vi khuẩn Bt (Bacillus thuringiensis): 108 CFU/ml.

Sản phẩm là sự kết hợp giữa các vi sinh hữu ích như Metarhizium spp, Beauveria sp, Paecilomyces sp, Verticillium sp cùng các tinh dầu thực vật, giấm gỗ (axit pyroligneous).

Công dụng thuốc trị sâu đục quả lựu Ola insect in99

Thuốc điều trị cây lựu bị sâu đục trái hại Ola insect in99 với những công dụng hữu hiệu:

☑️ Thông qua tác động của nấm ký sinh và vi khuẩn Bt, sâu đục trái lựu bị ức chế và tiêu diệt dần theo cơ chế lây lan.

☑️ Xử lý toàn bộ từ trứng, ấu trùng đến pha trưởng thành.

☑️ Nhờ tinh dầu thực vật giúp xua đuổi bướm trưởng thành đẻ trứng tại vườn lựu.

☑️ Phòng trừ một số loại sâu bệnh hại liên quan như: rệp sáp, nhện đỏ, bọ trĩ, sâu vẽ bùa, v.v.

*Sản phẩm sinh học không gây hại đến các loài thiên địch trong vườn lựu.

Cách sử dụng thuốc trị sâu đục quả lựu Ola insect in99

Phun thuốc trị cây lựu bị sâu đục trái hại: 100ml Ola insect in99 + 100 lít nước. Cách 3 – 5 ngày phun 1 lần khi thấy có dấu hiệu sâu hại trong vườn.

Phun thuốc phòng ngừa sâu đục quả lựu: 100ml Ola insect in99 + 200 lít nước. Cách 15 – 30 ngày là phun định kỳ 1 lần.

Kỹ thuật phun: Phun ướt khu vực thân – cành – lá  vùng dưới tán cây lựu.

Trên đây là những thông tin về loài sâu đục trái lựu mà AQ đã chia sẻ chi tiết đến bà con. Hy vọng bà con đã hiểu hơn về tình hình sâu bệnh hại trong vườn lựu nhà mình, từ đó chủ động phun phòng trừ đầu vụ kết hợp canh tác hiệu quả giúp vườn lựu đạt năng suất cao.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *