Cách trồng lá dứa xanh lá, đứng cây không bị sâu bệnh

Cách trồng lá dứa xanh lá, đứng cây không bị sâu bệnh

08/05/2024

Kích thước chữ

Cách trồng lá dứa được trồng phổ biến ở khu vực các nước Đông Nam Á, trong đó Việt Nam là nơi trồng lá dứa với diện tích lớn. Lá dứa là nguyên liệu để làm ra nhiều món ăn ngon, có hương thơm ngào ngạt và màu xanh đặc trưng giúp cho món ăn được bắt mắt hơn. Tìm hiểu các bước trồng lá dứa dưới bài viết sau đây.

Tìm hiểu về cách trồng lá dứa

Cách trồng lá dứa tỷ lệ sống cao, ra nhiều lá và xanh tốt

Cách trồng lá dứa là hình thức trồng cây được thực hiện bằng nhiều phương pháp để mang lại kết quả tốt nhất. Để trồng lá dứa cần áp dụng đúng kỹ thuật trồng và cách chăm sóc hiệu quả cây sẽ cho ra nhiều lá, lá xanh và dày. Đầu tiên, để đi đến cách trồng cây lá dứa, hãy cùng AQ tìm hiểu về đặc điểm và lợi ích của lá dứa.

Đặc điểm hình dáng của cây lá dứa

Cách trồng lá dứa tỷ lệ sống cao, ra nhiều lá và xanh tốt
Cây lá dứa thuộc cây thân thảo, thường được gọi với nhiều tên như lá nếp, lá thơm, có hương thơm riêng biệt, mùi thơm ngào ngạt, cây mọc thành chùm, lá dài mọc từ thân

🔶 Lá dứa còn có tên gọi khác là lá nếp, lá dứa thơm, cây cơm nếp có tên khoa học là Pandanus Amaryllifolius Roxb họ Dứa dại có nguồn gốc từ khác khu vực nhiệt đới như Châu Á, Châu Phi, Châu Úc,…

🔶 Là loài thân thảo, mọc theo bụi, lá mọc trực tiếp từ thân, có hình lưới mác, dài và có màu xanh đậm. Cây lá dứa là cây ưa ẩm và ánh sáng mặt trời. Lá dứa có mùi thơm đặc trưng rất dễ nhận biết, hương thơm ngào ngạt dễ chịu. 

🔶 Nhiệt độ thích hợp trồng và để cây này phát triển tốt là từ 23 – 32 độ C. Nếu trong điều kiện thời tiết lạnh, lá dứa không thể trồng ở nhiệt độ thấp hơn 10 độ C vì khiến cây có thể chết.

Tác dụng tuyệt vời của lá dứa mang lại

🔶 Loại cây này thường dùng lá để làm chất phụ gia cho nhiều món ăn và mỹ phẩm.

🔶 Lá dứa còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe như: Giảm huyết áp, giảm căng thẳng, stress, các bệnh lý về thần kinh, cải thiện các bệnh về xương khớp, chống ung thư, giảm chuột rút, hạ sốt nhanh chóng, hạ đường huyết, chống muỗi, phục hồi sau sinh, dưỡng tóc chắc khỏe, loại bỏ gàu, các vết lang ben được xóa bỏ,…

Cần chuẩn bị gì trước khi thực hiện cách trồng lá dứa

Cách trồng lá dứa tỷ lệ sống cao, ra nhiều lá và xanh tốt
Các bước chuẩn bị tiến hành trồng lá dứa, cần lựa chọn đất trồng, giống lá dứa, chậu hoặc thùng xốp, bao xi măng để trồng

Để tiến hành cách trồng lá dứa bà con cần chuẩn bị những nguyên liệu, dụng cụ để trồng như sau:

Chuẩn bị đất trồng lá dứa

Cây lá dứa có thể sống ở bất kỳ loại đất nào, tuy nhiên ở những khu đất trồng quá ít dinh dưỡng, đất không đảm bảo được độ tơi xốp, lá dứa sẽ không đảm bảo chất lượng, cây kém phát triển.

Vậy nên để mang lại hiệu quả tốt nhất, bà con cần tiến hành trộn đất với các loại phân ủ chuồng hoai mục kết hợp với, vỏ trấu, xơ dừa, phân gà hoặc than bùn để cung cấp các chất cho đất.

Tuy nhiên trước khi trồng cây, bà con cần thực hiện bước đầu tiên đó là xử lý mầm bệnh trong đất, bón lót phơi ải từ 15 – 20 ngày.

Chọn giống lá dứa không bị sâu bệnh để trồng

Cần chọn những giống lá dứa có thân cây mập mạp, lá mượt, mướt, tưới, dày dặn không mỏng và đặc biệt phải sạch biệt, không có côn trùng, sâu tấn công ảnh hưởng đến chất lượng của lá.

Lựa chọn đơn vị uy tín để mua giống lá dứa hoặc đi xin từ hàng xóm để tiết kiệm ngân sách mà dễ chọn được cây chất lượng hơn.

Chuẩn bị dụng cụ trồng lá dứa

Lá dứa rất dễ trồng nên có thể trồng trực tiếp ngoài vườn, trong chậu, thùng xốp hoặc bao xi măng. Vì vậy nếu trồng trong không gian kín cần lựa chọn chậu, thùng xốp hay bao xi măng có độ rộng thích hợp để lá dứa phát triển, nhiều lỗ để thoát nước tốt tránh ngập úng ảnh hưởng đến bộ rễ.

Hướng dẫn cách trồng lá dứa đơn giản qua từng bước

Cách trồng lá dứa tỷ lệ sống cao, ra nhiều lá và xanh tốt
Cây lá dứa có thể trồng bằng ba hình thức: trồng trực tiếp ngoài vườn, trồng vào chậu có chứa đất trồng và trồng trong nước

Thực hiện cách trồng và chăm sóc cây lá dứa, quý bà con tham khảo các phương pháp trồng dưới đây, với từng bước trồng chi tiết và dễ hiểu.

Phương pháp trồng lá dứa trong chậu

Bước 1: Khoét lỗ thoát nước cho chậu, thùng xốp hay bao xi măng đã chuẩn bị.

Bước 2: Bỏ hỗn hợp đất đã trộn vào trong chậu với tỷ lệ 1/3. Đặt cây giống vào trong chậu và lấp kín phần gốc cây, nén chặt đất để cây không bị đổ.

Bước 2: Dùng xơ dừa phủ xung quanh gốc cây để luôn giữ độ ẩm cho cây mới trồng.

Bước 3: Sau khi trồng cần để cây ở những nơi mát mẻ, không có ánh nắng mạnh chiếu vào. Sau khoảng 2 – 3 tuần mới bắt đầu đem chậu ra ngoài nắng để thích nghi với môi trường.

Phương pháp trồng lá dứa trong nước

Bước 1: Chuẩn bị chậu bằng thủy tinh, đổ nước sẵn sao cho lượng nước vừa đủ ngập phần gốc.

Bước 2: Chọn những cây giống xanh tốt, thân khỏe, mập mạp, lá dày. Sau đó nhổ lên và rửa sạch phần rễ cho hết đất. Nên loại bỏ những rễ bị hư hại, chỉ để lại những phần rễ khỏe.

Bước 3: Đặt cây vào trong chậu thủy tinh. Để nhanh kích rễ cho cây và mau chóng thích nghi trong môi trường nước cần đổ một ít dung dịch hỗ trợ dưỡng cho cây. Cây sẽ thích nghi được chỉ sau 15 – 20 ngày sau khi đổ dung dịch.

Phương pháp trồng lá dứa ở đất ngoài vườn 

Bước 1: Tiến hành cày xới đất ngoài vườn để chúng trở nên tơi xốp hơn, để cung cấp thêm dinh dưỡng cho đất bà con có thể bón ít phân chuồng đã hoai mục hoặc phân hữu cơ.

Bước 2: Dùng xẻng mini hoặc dao để tạo một lỗ nhỏ để trồng cây, chiều rộng đủ nhét cây giống và độ sâu vừa đủ để lấp gốc.

Bước 3: Giâm cây giống vào lỗ vừa đào và lấp đất lại, nén gốc cho chặt để cây không bị đổ, lung lay, tránh động vật, gia súc hay gió làm cây bị ngã, bung gốc.

Bước 4: Sử dụng lưới hoặc các loại lá như lá dừa, lá chuối để che chắn khoảng 10 ngày.

Những lưu ý sau khi thực hiện cách trồng lá dứa

Sau khi trồng cây lá dứa bà con cần tiến hành chăm sóc cho cây để duy trì sự sống và giúp cây phát triển nhanh chóng.

Nếu cây được trồng nước, cần thay nước liên tục, điều chỉnh dung dịch dưỡng cho cây. Nước có nhiều cặn bã sẽ phát sinh vi khuẩn, cung cấp thừa chất dưỡng sẽ làm ảnh hưởng đến bộ rễ, làm cây bị úng, thối.

Cần tỉa bớt lá nếu như cây phát triển quá nhanh, mọc lá um tùm để tránh cạnh tranh dinh dưỡng, cây dễ bị suy yếu.

Những cây được trồng trong chậu cần phơi nắng mỗi ngày từ 1 – 2 giờ.

Sau khi trồng cây lá dứa khoảng nửa tháng, cần bón phân hữu cơ hoặc phân chuồng đã ủ hoai mục để cung cấp dinh dưỡng cho cây.

Tưới nước thường xuyên cho cây để cây luôn giữ độ ẩm vào mùa khô. Vệ sinh vườn lá dứa, nhỏ sạch cỏ dại để ngăn chặn sự xuất hiện của sâu bệnh tấn công.

Phía trên, AQ đã chia sẻ cách trồng lá dứa một cách chi tiết, cụ thể từng trường hợp và nêu rõ những lưu ý cần chú ý để chăm sóc lá dứa tốt hơn. Trồng lá dứa không khó, các bước trồng rất đơn giản và dễ thực hiện, cây lá dứa cũng không quá kén đất tuy vậy bà con vẫn cần quan tâm và chăm sóc kỹ lưỡng cho cây để giúp vườn lá dứa của bà con có kết quả tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *