Sâu cuốn lá hại lúa và biện pháp phòng trừ hiệu quả

Sâu cuốn lá hại lúa và biện pháp phòng trừ hiệu quả

16/02/2023

Kích thước chữ

Sâu cuốn lá hại lúa là loại sâu hại trên lúa, gây hại trên diện rộng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất lúa. Để hiểu hơn về loại sâu hại này và có biện pháp phòng trừ hiệu quả, AQ xin chia sẻ một số kinh nghiệm và kiến thức về sâu cuốn lá gây hại cây lúa. Mời các bạn cùng theo dõi!

Sâu cuốn lá hại lúa là gì?

Sâu cuốn lá hại lúa có tên khoa học là Cnaphalocrocis medinalis, là loài sâu thường nhả tơ, kết hai mép lá lại theo chiều dọc dạng ống làm chỗ ẩn náu.

Sâu cuốn lá hại lúa và biện pháp phòng trừ hiệu quả
Loài sâu cuốn lá gây hại lúa trồng

Chúng ăn phần màu xanh của lá, chỉ để lại lớp biểu bì, làm mất chất diệp lục và ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của lá. Sâu cuốn lá có thể tấn công lúa trên diện rộng và làm ruộng trở nên xơ xác.

Các loại sâu cuốn lá hại lúa và cách phân biệt

Có 2 loại sâu cuốn lá thường gặp, là sâu cuốn lá nhỏ và lớn.

💠 Sâu cuốn lá nhỏ: là loại sâu có tập tính cuốn lá lúa dọc theo gân lá. Chúng ẩn vào trong, gặm lá, ăn hết diệp lục khiến lá lúa chuyển thành màu trắng bạc.

💠 Sâu cuốn lá lớn hại lúa: là loại sâu cắn hết đầu lá hoặc ăn các mép lá. loài này thường phá hoại theo từng nhóm, chúng cắn trụi lá lúa, gây ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng của lúa.

Triệu chứng gây hại của sâu cuốn lá hại lúa

Sâu cuốn lá hại lúa nhả tơ, cuốn lá lúa theo chiều dọc tạo thành cuốn lá thẳng đứng. Chúng ăn phần thịt lá (phần biểu bì mặt trên và diệp lục), tạo thành những vệt trắng dài. Lá chuyển thành màu trắng, vệt nối liền nhau tạo thành mảng. Việc sâu cuốn lá phá hại gây suy giảm nghiêm trọng khả năng quang hợp của lá, làm năng suất lúa suy giảm rõ rệt.

Đặc điểm sinh học của sâu cuốn lá hại lúa

Sâu cuốn lá hại lúa có vòng đời khoảng 30-45 ngày. Vòng đời của loài sâu này phụ thuộc phần lớn vào phân bón, giống lúa và thời tiết.

Bướm sâu cuốn lá thường vũ hóa về đêm, có tính hướng quang mạnh, ban đêm đẻ trứng trên mặt lá lúa. Trứng sâu cuốn lá nhỏ có đặc điểm hình bầu dục, sâu non mới nở có màu trắng trong. Đầu có màu nâu đen, sau lớn đầu chuyển thành màu nâu sáng.

Tác hại của sâu cuốn lá hại lúa gây ra

Sâu cuốn lá hại lúa khi tấn công mạnh trên ruộng lúa sẽ khiến ruộng trở nên xơ xác, hạt lúa bị lép lửng, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lúa. Ngoài ra, vết thương do sâu cuốn lá gây ra trên mép lá cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm xâm nhập vào lúa.

Sâu cuốn lá gây hại cho lúa từ giai đoạn đẻ nhánh đến khi lúa ngậm sữa. Đặc biệt ở giai đoạn lúa đẻ nhánh làm đòng, bệnh càng phát triển mạnh hơn. Trong thời tiết mát mẻ, có độ ẩm cao, bệnh thường phát sinh nặng.

Phương pháp phòng trừ sâu cuốn lá hại lúa hiệu quả

Để phòng trừ sâu cuốn lá hại lúa, ngăn chặn các nguy cơ làm ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất lúa, có thể dùng kết hợp các biện pháp canh tác và biện pháp sinh học.

Sâu cuốn lá hại lúa và biện pháp phòng trừ hiệu quả
Phòng ngừa, tiêu diệt sâu cuốn lá hiệu quả bằng sản phẩm sinh học Olainsect in99

Biện pháp canh tác phòng trừ sâu cuốn lá hại lúa

✅ Hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu hóa học để cân bằng hệ sinh thái đồng ruộng

✅ Làm đất kĩ, làm sạch cỏ, điều chỉnh mật độ cấy để hạn chế lượng ấu trùng và trứng có trong đất.

✅ Cân đối lượng phân bón bón cho lúa, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng tạo điều kiện cho lúa phát triển.

✅ Thường xuyên quan sát và kiểm tra đồng ruộng để phát hiện bệnh kịp thời và có biện pháp phòng trị phù hợp.

Biện pháp sinh học phòng trừ sâu cuốn lá hại lúa

Ngoài biện pháp canh tác, bà con nên sử dụng sản phẩm Ola insect in99 để diệt trừ triệt để sâu cuốn lá hại lúa. Sản phẩm có tác dụng diệt trừ các loài sâu xanh, rệp sáp, sâu tơ gây hại.

🔹 Đối với phun phòng bệnh: hòa 100ml thuốc vào 200 lít nước, phun vào toàn bộ cành, thân, lá và vùng dưới tán, tần suất phun 15-30 ngày/lần.

🔹 Đối với phun trị bệnh: hòa 100ml thuốc vào 100 lít nước, tần suất phun 3-5 ngày/lần.

Thời điểm phun thuốc phòng trừ sâu cuốn lá hại lúa thích hợp

Khi phun thuốc phòng trừ sâu cuốn lá gây hại lúa, cần chọn thời điểm phun thuốc thích hợp để sản phẩm phát huy công dụng tốt nhất.

Sâu cuốn lá phát dục tùy vào sự sinh trưởng, phát triển của những trà lúa. Nếu trên một cánh đồng, các trà lúa cấy ở những thời vụ khác nhau thì trứng cũng sẽ nở rộ ở các thời điểm khác nhau. Những ruộng lúa ở gần khu dân cư, gần đường quốc lộ, ruộng lúa bị thừa đạm sẽ nhiều ánh sáng, vì vậy trứng sâu sẽ nở sớm hơn.

Phun thuốc vào thời điểm ngớt bướm 2-3 ngày. Nên thăm đồng 2 ngày/lần, kiểm tra mật độ bướm. Chỉ phun thuốc trừ sâu ở những diện tích có mật độ sâu non cao, đến ngưỡng phòng trừ. (Khoảng từ 50 con/m2 trở lên ở giai đoạn đẻ nhánh, từ 20 con/m2 trở lên ở giai đoạn làm đòng)

Bài viết trên đây đã cung cấp các thông tin về biện pháp phòng trừ sâu cuốn lá hại lúa. Hy vọng với những thông tin trên đây, bà con đã có thêm kiến thức và kinh nghiệm để bảo vệ và nâng cao năng suất ruộng lúa của mình!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *