Sâu cắn gié hại lúa: Dấu hiệu và Biện pháp quản lý hiệu quả

Sâu cắn gié hại lúa: Dấu hiệu và Biện pháp quản lý hiệu quả

06/05/2025

Kích thước chữ

Sâu cắn gié hại lúa là thủ phạm âm thầm nhưng cực kỳ nguy hiểm, chúng chuyên tấn công vào gié lúa khiến bông bị lép, hạt không vào chắc, làm sụt giảm năng suất rõ rệt. Không dễ phát hiện bằng mắt thường, sâu thường chỉ lộ diện khi đã gây thiệt hại.

Với tập tính ẩn nấp và khó phát hiện sớm, sâu cắn gié đang là mối lo lớn của nhiều nông hộ. Bài viết này, AQ Bio sẽ giúp bà con nhận diện nhanh loại sâu này, hiểu rõ cơ chế gây hại và đặc biệt là hướng dẫn chi tiết các phương pháp phòng trừ hiệu quả, hạn chế việc dùng đến thuốc bảo vệ thực vật.

Tìm hiểu về loài sâu cắn gié hại lúa

Phòng trừ sâu cắn gié hại lúa bằng các phương pháp an toàn
Sâu cắn gié gây hại lên cây lúa khiến gié bị khô, lá cắn nham nhở, hạt lép

Sâu cắn gié hại lúa là tên gọi phổ biến của ấu trùng bướm thuộc nhóm sâu đục bông, chuyên gây hại ở giai đoạn lúa trổ đến chín. Chúng thường xuất hiện nhiều ở các vùng lúa nước, đặc biệt vào thời điểm thời tiết nóng ẩm và gieo cấy dày.

Phần gây hại chính đó là cuống gié hoặc hạt, chúng sẽ đục vào hai bộ phận này khiến cho gié bị khô, hạt lép trắng, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng thu hoạch.

Sâu cắn gié là gì?

Sâu cắn gié là ấu trùng của một số loài bướm thuộc họ Ngài (Noctuidae), tên khoa học là Mythima Separata Walker. Loài này có tập tính đục và cắn phá chủ yếu phần gié lúa, làm cho gié bị khô, hạt lép, không chắc. Chính vì vậy loài sâu này mới có tên gọi “sâu cắn gié”, là loại sâu thường tấn công vào giai đoạn lúa trổ đến chín.

Tập tính gây hại của sâu cắn gié lúa

▶️ Sâu cắn gié hại lúa thường hoạt động vào ban đêm, ban ngày ẩn nấp dưới bẹ lá, gốc rạ hoặc nơi ẩm mát nên rất khó phát hiện.

▶️ Ấu trùng sau khi nở sẽ bò lên bông lúa, cắn phá phần cuống gié, hạt hoặc đục vào bên trong, khiến bông héo, hạt mất sức sống và không hình thành chắc hạt.

▶️ Một con sâu có thể cắn hại nhiều bông lúa khác nhau, gây thiệt hại diện rộng, không thể kiểm soát nếu như mật độ trở nên dày đặc.

▶️ Giai đoạn lúa trổ đến chín, bông lúa vừa hình thành và đang bắt đầu tích lũy dinh dưỡng sẽ là lúc sâu cắn gié gây hại chủ yếu, bởi thời điểm này chúng dễ dàng đục phá và làm hỏng hạt.

▶️ Mật độ sâu thường tăng cao vào cuối vụ hè thu hoặc đầu vụ thu đông, đặc biệt khi thời tiết nóng ẩm, gieo sạ dày hoặc ruộng lúa rậm rạp, ít thông thoáng.

Đặc điểm hình dáng và vòng đời của sâu hại gié lúa

Phòng trừ sâu cắn gié hại lúa bằng các phương pháp an toàn
Vòng đời của sâu cắn gié trải qua 4 vòng đời chính từ trứng, sâu non, nhộng và bướm trưởng thành

Sâu cắn gié lúa là loài có kích thước nhỏ, vòng đời hoàn chỉnh có thể kéo dài từ khoảng 20 – 30 ngày, trải qua 4 giai đoạn chính gồm: Trứng, ấu trùng (sâu non), nhộng và bướm trưởng thành. Còn trong một vụ lúa, sâu có thể sinh sản từ 3 – 4 lứa, gây hại liên tục nếu như không kịp thời kiểm soát tình hình.

Dưới đây là đặc điểm hình dáng và vòng đời cho từng giai đoạn phát triển của sâu cắn gié:

▶️ Trứng (3 – 5 ngày): Hình cầu, màu trắng ngà lúc mới đẻ, sau chuyển vàng nhạt. Trứng thường được đẻ rải rác trên lá hoặc gần bông lúa, khó thấy bằng mắt thường.

▶️ Sâu non (ấu trùng): Giai đoạn này kéo dài khoảng 10–14 ngày. Đây là thời kỳ gây hại mạnh nhất vì sâu liên tục di chuyển và đục phá bông lúa. Có màu xanh nhạt đến xanh lục, thân trơn, dài khoảng 15–20 mm khi trưởng thành. Sâu non có khả năng bò nhanh, dùng miệng sắc nhọn để cắn phá gié và hạt lúa.

▶️ Nhộng (7 – 10 ngày): Khi đã đủ lớn, sâu non sẽ hóa thành nhông trong kẽ lá hoặc trong đất. Nhộng hình trụ, màu nâu vàng, thường nằm sâu dưới bẹ lá hoặc trong kẽ đất ẩm gần gốc lúa. Giai đoạn nhộng kéo dài từ 7–10 ngày tùy điều kiện thời tiết.

▶️ Trưởng thành (bướm): Bướm nhỏ, cánh trước màu xám hoặc nâu xám, có vệt hoặc chấm đậm đặc trưng. Cánh sau mỏng, màu sáng hơn. Bướm thường hoạt động vào ban đêm, có xu hướng bay đến nơi có ánh sáng.

Các triệu chứng khi sâu cắn gié hại lúa mới xuất hiện trong ruộng

Khi sâu cắn gié hại lúa vừa mới bắt đầu gây hại, thường khó thể phát hiện bằng mắt thường vì loài sâu này ẩn nấp rất kỹ. Tuy nhiên, vẫn có một số dấu hiệu bà con vẫn có có thể nhận biết sớm:

➡️ Ở giai đoạn sâu non mới nở, chúng thường tập trung ở ngọn lá, lúc đầu chỉ ăn từ ngoài bìa lá, dọc theo mép lá và tiến dần vào trong gân lá. Đến khi sâu được 1 tuổi sẽ để lại những vệt trắng dài nham nhở, tuổi 2 và 3 sẽ gặm khuyết lá.

➡️ Gié lúa đang xanh khỏe bỗng dưng bị héo rũ, mềm nhũn và rũ xuống. Không có dấu hiệu úng nước hay bệnh lý nào khác, nhưng nhìn bông trông thấy như mất sức sống.

➡️ Trên gié có vài vết cắn nhỏ hoặc chỗ gié bị gãy mềm, có thể chảy dịch trắng sệt rỉ ra. Đây chính là nơi sâu cắn và đục vào bên trong cuống gié.

➡️ Một số hạt giữa bông bắt đầu lép trắng, không căng no như bình thường. Đây là dấu hiệu sớm cho thấy sâu đã cắn phá đường dẫn dinh dưỡng trong gié.

➡️ Tại nơi chúng trú ẩn thường là bẹ lá hoặc gần gié, sâu non để lại phân dạng hạt nhỏ có màu nâu đen hoặc xanh nhạt.

Cách thức gây hại của sâu cắn gié hại lúa

Phòng trừ sâu cắn gié hại lúa bằng các phương pháp an toàn
Các triệu chứng gây hại của sâu cắn gié gây ra cho cây lúa

Những dấu hiệu nhận biết cho thấy rõ mức độ gây hại của sâu cắn gié hại lúa đang nghiêm trọng và cần được sớm xử lý nếu không gây ra những hậu quả nguy hiểm:

➡️ Khi sâu lớn khoảng từ tuổi 4 – 6 chúng sẽ bắt đầu ăn từ mép, bìa lá và chỉ chừa mỗi gân lá và thân, thậm chí là cắn đứt luôn cả phiến lá, ban ngày di chuyển xuống thân lá, ban đêm lại bò lên ăn lá lúa.

➡️ Chúng bắt đầu gây hại vào giai đoạn lúa trổ bông trở đi, sâu sẽ cắn đứt cuống bông, cuống gié. Lúc này chúng ta có thể rõ loại sâu này xuất hiện trong ruộng kể cả ban ngày. Khi chạm vào chúng sẽ có xu hướng cuộn lại.

➡️ Dù cùng gieo sạ, nhưng những bông bị sâu hại có hiện tượng yếu ớt, không vươn cao như những bông khỏe. Lúa trổ không đều, xen kẽ bông xanh, bông vàng, tạo cảm giác ruộng lúa phát triển không đồng nhất.

Sâu cắn gié hại lúa gây ra những tác hại gì?

❌ Chúng ăn gặm, làm trụi lá khiến cho quá trình quang hợp bị giảm, từ đó cây dần kém phát triển và thậm chí là chết hàng loạt. Sâu đục vào cuống gié, phá hủy mạch dẫn dinh dưỡng, khiến gié không nuôi được hạt. Hậu quả là hạt bị lép trắng, khô quắt, làm năng suất giảm mạnh.

❌ Dù bông lúa trổ đều và số lượng hạt nhiều, nhưng hạt bị sâu hại không tích lũy được tinh bột, làm giảm tỷ lệ hạt chắc. Tỷ lệ lép cao kéo theo sản lượng thu hoạch sụt giảm rõ rệt.

❌ Gây khó khăn trong quá trình thu hoạch và giảm chất lượng gạo thành phẩm là bởi những bông bị hại thường héo nhanh hơn, ngả vàng trước, tạo sự chênh lệch về thời gian chín giữa các bông trong cùng ruộng.

❌ Các vết cắn trên gié tạo điều kiện cho nấm khuẩn xâm nhập gây thêm bệnh cho cây lúa, điển hình là thối bông. Nếu không phát hiện sớm, nông dân phải chi thêm chi phí phun xịt hoặc can thiệp khác để kiểm soát sâu lây lan.

Biện pháp canh tác trừ sâu cắn gié hại lúa không cần dùng thuốc

Phòng trừ sâu cắn gié hại lúa bằng các phương pháp an toàn
Áp dụng các biện pháp canh tác giúp phòng trừ sâu cắn gié thủ công, giúp hạn chế sử dụng thuốc hóa học độc hại

Để đối phó với sâu cắn gié hại lúa mà hạn chế sử dụng đến các sản phẩm có hóa chất, bà con hoàn toàn có thể áp dụng các phương pháp canh tác thân thiện với môi trường. Dưới đây là những biện pháp canh tác, mẹo thực tế đã được áp dụng trồng lúa hiệu quả bà con tham khảo như sau:

Gieo trồng đúng thời vụ, tránh cao điểm sâu hại

✅ Bà con nên cập nhật lịch trừ sâu hại theo vùng dựa vào thông tin từ trạm BVTV của địa phương, theo dõi sát sao lịch phát sinh sâu cắn gié trong năm. Thông thường, loại sâu này sẽ phát sinh mạnh vào cuối vụ hè thu và đầu thu đông.

✅ Kinh nghiệm phòng trừ sâu bằng thời vụ: Gieo sạ đồng loạt, chọn thời điểm sớm hơn hoặc muộn hơn từ 7–10 ngày so với thời điểm sâu thường bùng phát, giúp tránh giai đoạn trổ rộ trùng với lúc sâu hoạt động mạnh.

Luân canh cây trồng và xử lý gốc rạ sau thu hoạch

✅ Sau một vụ lúa, nên luân canh với cây họ đậu, bắp, mè hoặc rau màu để cắt đứt vòng đời sâu. Gốc rạ không còn là nơi trú ngụ, làm giảm mật số sâu cho vụ sau.

✅ Thay vì đốt, bà con có thể ủ rơm rạ với Trichoderma để xử lý gốc rạ, vừa phân hủy nhanh, vừa diệt trứng, nhông còn sót lại trong đất.

Chọn giống kháng sâu tự nhiên

Chọn giống có khả năng kháng sâu hại gié lúa: Một số giống lúa có đặc điểm bông cứng, gié ngắn, hạn chế được khả năng sâu đục phá như OM5451, ST25…

Ưu nhược điểm: Giống kháng sâu thường có năng suất ổn định, ít sâu bệnh nhưng đôi khi thời gian sinh trưởng dài hơn, cần cân nhắc với điều kiện địa phương.

Điều tiết mực nước ruộng hợp lý

✅ Sau thu hoạch, nên phơi khô ruộng khoảng 7–10 ngày, sau đó cho nước vào giữ từ 3–5 ngày để làm ngạt nhộng sâu, mầm bệnh trong đất.

Trong vụ: Giai đoạn lúa trước trổ, điều tiết nước cạn hợp lý, hạn chế môi trường ẩm ướt vì đây chính là nơi tạo điều kiện cho sâu và bướm dễ sinh sản.

Bẫy thủ công và thiên địch tự nhiên

Làm bẫy đèn ban đêm: Dùng bóng đèn + máng nước có pha xà phòng để dẫn dụ và tiêu diệt bướm trưởng thành của sâu.

Bẫy pheromone: Mua hoặc tự làm bẫy bằng mồi sinh học treo trên ruộng, giúp thu hút bướm đực, làm gián đoạn chu kỳ sinh sản.

Gây nuôi thiên địch: Tạo môi trường thu hút nhện, bọ rùa, chim sâu bằng cách trồng xen các cây dẫn dụ như hoa cúc, rau thơm, cỏ vetiver.

➡️ Chú ý: Vào giai đoạn lúa chín, không nên để ruộng cạn nước quá sớm, vì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sâu cắn gié phát triển mạnh. Trường hợp số sâu chưa vượt ngưỡng phải xử lý bằng thuốc, bà con có thể sử dụng biện pháp bẫy sinh học: gom bó rạ khô, tẩm hỗn hợp dấm mật và một lượng nhỏ thuốc trừ sâu, sau đó đặt rải rác trong ruộng vào buổi chiều để thu hút sâu tập trung, giảm áp lực gây hại.

Chế phẩm sinh học tự ủ từ nguyên liệu tự nhiên

✅ Bà con có thể sử dụng chế phẩm sinh học nước tỏi – ớt – gừng – rượu tự ủ gồm các nguyên liệu: 1kg hỗn hợp tỏi + ớt + gừng xay nhuyễn, ngâm trong 2 lít rượu khoảng 10–15 ngày.

Cách dùng: Pha 30–50ml chế phẩm với 10 lít nước, xịt đều vào giai đoạn trổ hoặc khi phát hiện trứng/sâu non.

Lưu ý: Xịt vào sáng sớm hoặc chiều mát, tránh nắng gắt, không pha quá đậm để không ảnh hưởng đến lúa.

Kỹ thuật bón phân cân đối

✅ Bà con lưu ý cần hạn chế bón thừa đạm vì đạm dư khiến lúa phát triển lá rậm, càng tạo môi trường ẩm thấp, độ ẩm cao giúp cho sâu sinh sôi, gia tăng mật độ.

✅ Để đảm bảo việc bón phân đúng liều lượng bà con có thể tham khảo công thức bón phân sau: 40% đạm – 30% lân – 30% kali + bổ sung phân hữu cơ vi sinh, nấm đối kháng. Bón theo từng giai đoạn, tránh bón quá nhiều một lần.

Bảo vệ thiên địch

Thiên địch là “kẻ thù tự nhiên” của sâu cắn gié hại lúa, chúng ăn trứng, sâu non hoặc ký sinh bên trong cơ thể sâu, làm gián đoạn vòng đời và hạn chế mật số sâu phát triển.

Đặc biệt loài ong ký sinh (như Trichogramma spp.) có khả năng tìm trứng sâu cắn gié và đẻ trứng lên đó, khiến trứng sâu không nở được, giảm được sâu ngay từ trứng.

Vì vậy việc bảo vệ thiên địch rất quan trọng. Bà con nên ưu tiên các giải pháp thay thế:

✅ Tránh sử dụng thuốc hóa học có phổ tác động rộng để bảo vệ hệ sinh thái ruộng lúa.

✅ Tránh canh tác đơn điệu, nên trồng xen cây hoa hoặc cây bản địa thu hút thiên địch.

✅ Giữ ẩm và duy trì vùng sinh cảnh có lợi như bờ ruộng cỏ tự nhiên, hàng rào sinh học…

Phương pháp trừ sâu cắn gié hại lúa bằng thuốc hóa học

Khi mật độ sâu cắn gié vượt ngưỡng gây hại, thì việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật là cần thiết để kiểm soát kịp thời. Nông dân nên chọn các loại thuốc trừ sâu cắn gié hại lúa có hoạt chất được cấp phép bởi cục BVTV.

Cần phun đúng thời điểm, ưu tiên giai đoạn sâu non mới nở để đạt hiệu quả cao nhất. Trong quá trình sử dụng, cần tuân thủ đúng liều lượng, thời gian cách ly và hướng dẫn từ nhà sản xuất để đảm bảo an toàn cho cây trồng, môi trường và sức khỏe người tiêu dùng.

Không lạm dụng, sử dụng quá nhiều thuốc hóa học bởi hậu quả mà loại thuốc gây ra rất nguy hiểm. Là nguyên nhân hàng đầu khiến đất bị thoái hóa, ruộng xuất hiện nhiều loài côn trùng mới do đề kháng ngày càng yếu, ảnh hưởng trực tiếp đến tính an toàn của nông sản và sức khỏe bà con.

Phòng trừ dứt điểm sâu cắn gié hại lúa bằng thuốc sinh học Mebe Pa (Green)

Phòng trừ sâu cắn gié hại lúa bằng các phương pháp an toàn
Phòng trừ sâu cắn gié hại cây lúa bằng thuốc sinh học Mebe Pa an toàn, không gây độc hại

Khi sâu cắn gié hại lúa, việc sử dụng thuốc sinh học là giải pháp an toàn và hiệu quả để kiểm soát sâu mà không gây hại cho môi trường và thiên địch. Trung Tâm Sinh Học AQ giới thiệu đến bà con phương pháp điều trị bằng thuốc sinh học Mebe Pa (Green) chuyên dùng cho lúa đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Thành phần thuốc trị sâu hại gié lúa Mebe Pa (Green)

Bacillus Thuringiensis: 1×10⁸ CFU/g.

Metarhizium sp: 1×10⁵ CFU/g.

Beauveria sp: 1×10⁵ CFU/g.

✅ Một số loại nấm có khả năng ký sinh và tiêu diệt sâu hại hiệu quả như nấm tím (Paecilomyces sp.), nấm xám (Verticillium sp.), cùng với các chế phẩm sinh học chứa hoạt chất đặc hiệu và virus NPV (Nucleopolyhedrovirus) – đều là các tác nhân sinh học được sử dụng phổ biến để phòng trừ sâu cắn gié theo hướng an toàn và bền vững.

Công dụng thuốc trị sâu cắn gié lúa Mebe Pa (Green)

✅ Vi khuẩn Bt sau khi được phun lên ruộng sẽ sinh ra các tinh thể protein có khả năng làm rối loạn tiêu hóa và gây tử vong cho sâu hại. Hiệu quả thường thấy rõ sau khoảng 2–3 ngày, đặc biệt ở giai đoạn sâu non.

✅ Các loại nấm ký sinh như Metarhizium Beauveria tấn công côn trùng thông qua việc bám lên cơ thể, xâm nhập rồi phát triển bên trong, khiến côn trùng yếu dần và chết. Chúng có khả năng tác động đến nhiều loại sâu bệnh như rầy nâu, sâu cuốn lá, nhện gié, muỗi hành, bọ trĩ… từ trứng đến trưởng thành.

✅ Trong các thành phần của Mebe Pa (Green) có chứa hoạt chất tự nhiên hoặc virus NPV (Nucleopolyhedrovirus) là giải pháp sinh học giúp tiêu diệt sâu nhanh chóng, bảo vệ cây lúa hiệu quả ngay sau khi sử dụng.

✅ Điểm nổi bật của các biện pháp này là tính thân thiện với môi trường, không gây hại đến các loài thiên địch như ong ký sinh, nhện bắt mồi, bọ rùa…, phù hợp với mô hình canh tác sinh thái bền vững và an toàn.

Hướng dẫn cách dùng thuốc trừ sâu cắn gié hại lúa

Phun diệt sâu cắn gié hại lúa: Pha 100g thuốc vào khoảng 100 – 200 lít nước, phun đều khắp thân và lá lúa. Nên thực hiện cách nhau 3–5 ngày/lần tùy mức độ gây hại để đảm bảo hiệu quả tiêu diệt sâu.

Phun phòng sâu cắn gié hại lúa: Sử dụng 100g chế phẩm pha loãng với 200 – 400 lít nước, tiến hành phun định kỳ mỗi 10–20 ngày, lặp lại 3–5 lần trong suốt vụ lúa nhằm ngăn sâu phát sinh sớm.

Phía trên là những thông tin về loài sâu cắn gié hại lúa đã được AQ Bice trình bày chi tiết như: Đặc điểm hình dáng, vòng đời, cách thức gây hại, hậu quả gây ra và đưa ra các phương pháp phòng trị loài sâu này hiệu quả. Hy vọng, qua bài viết trên, bà con có thêm thật nhiều kiến thức để phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ ruộng lúa luôn khỏe mạnh và đảm bảo chất lượng nông sản đạt chuẩn. Gọi ngay đến tổng đài trực tuyến của Công ty Sinh học AQ để được tư vấn kỹ hơn về các chế phẩm sinh học nhé.

Sản phẩm được đề xuất cho bài viết này

- Vi khuẩn Bt sản sinh tạo tinh thể gây độc cho các loại sâu hại sau 2-3 ngày phun.…
5.00 out of 5
130.000VND
Mua ngay This product has multiple variants. The options may be chosen on the product page

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *