Cách phòng trị sâu ăn lá quất hiệu quả và nhận biết qua đâu
Kích thước chữ
Sâu ăn lá quất thường tấn công vào bộ phận lá, búp và hoa gây giảm khả năng quang hợp ở cây dẫn đến cây phát triển kém, còi cọc, giai đoạn ra hoa đậu quả bị ảnh hưởng năng, rụng bông, đậu trái ít, giai đoạn sâu non là thời kỳ tàn phá mạnh nhất.
Để hiểu rõ hơn về cách phòng trị sâu ăn lá trên cây quất, thời điểm thường xuất hiện, dấu hiệu nhận biết và phương pháp chăm sóc ngăn ngừa sâu hại xuất hiện, AQ xin mời quý bà con tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Tìm hiểu về loài sâu ăn lá quất
Sâu ăn lá quất hay còn gọi là sâu bướm phượng là loài chuyên cắn phá lá phổ biến trên cây quất khiến nhiều nhà vườn lo lắng, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng ra hoa, đậu trái và tính thẩm mỹ của cây. Chúng hoạt động chủ yếu ban ngày, con trưởng thành sẽ đẻ trứng vào các chồi, lá non, khi sâu non nở sẽ ăn khuyết lá, nặng hơn sẽ chỉ còn gân lá, khiến cành trơ trụi, xơ xác.
Đặc điểm hình dáng và vòng đời của sâu ăn lá quất
Sâu ăn lá (sâu bướm phượng) là loại sâu gây hại chủ yếu trên cây có múi, những loại cây cảnh như quất, có tên khoa học là Papilio sp, thuộc họ Papilionidae, bộ cánh vẩy Lepidoptera. Vòng đời của sâu bướm phượng trải qua 4 giai đoạn chính: Trứng, sâu non, nhộng và bướm trưởng thành.
🔶Trứng: Thường được đẻ rải rác trên búp lá và mặt lá non, số lượng từ 1 – 3 quả, có màu trắng đục, kích thước khoảng 1mm.
🔶Sâu non: Khi sâu non nở ra có màu nâu đậm, chúng gần như bất động, ít khi di chuyển, dễ bị nhìn nhầm thành những cục đen nào đó. Mới được sinh ra chúng sẽ ăn vỏ trứng, sau đó mới ăn tới lá non và chồi non. Giai đoạn này chúng tàn phá rất mạnh mẽ, ăn khỏe, kích thước có thể lên đến 4cm, khi lớn dần sẽ chuyển hẳn sang màu xanh lục, có viền trắng vàng trên đầu, khi lại gần chúng sẽ thò ra hai cái sừng và tiết ra mùi hôi khó chịu.
🔶Nhộng: Giai đoạn sâu sẽ bắt đầu nhả tơ, thân cong lại và treo mình lên phiến của mặt dưới lá hoặc cành cây.
🔶Bướm trưởng thành: Sau quá trình hóa nhộng, chúng sẽ trở thành loài bướm có kích thước lớn và rất đẹp, thường hoạt động vào buổi sáng, gồm hai loại phổ biến đó là P.polytes và P.demoleus.
Dấu hiệu nhận biết sâu ăn lá quất xuất hiện
🔶Để nhận biết sự xuất hiện của sâu ăn lá quất bà con cần thường xuyên ra thăm vườn và tập trung quan sát ở phần búp non và lá non có xuất hiện những cục đen nào hay không.
🔶Trên lá sẽ bị chúng cắn phá dẫn đến khuyết hoặc thủng nham nhở trên bề mặt, nếu nặng hơn chỉ để lại gân chính, toàn bộ biểu bì đều bị chúng ăn sạch.
🔶Cây quất trở nên còi cọc, xơ xác, lá vàng úa và héo rụng hàng loạt, cành thân khô héo do quang hợp, trao đổi chất kém.
🔶Nếu gây hại trong giai đoạn ra nụ chúng cũng sẽ phá hoại và làm rụng hoa.
Tác hại do không sớm xử lý sâu ăn lá quất gây ra
Những tác hại mà cây quất bị sâu ăn lá tấn công để lại hậu quả nghiêm trọng:
🔶Chúng ăn gặm lá làm mất đi tính thẩm mỹ của cây, rất khó bán những cây bị sâu xâm nhập, bà con phải hạ giá trị để bán rẻ hoặc có thể lỗ trắng tay.
🔶Nếu mật độ gây hại lớn sẽ đe dọa đến sự sống, sự sinh trưởng, phát triển của cây bởi toàn bộ diện tích lá đều bị chúng ăn sạch chỉ để lại gân hoặc cành, thân trơ trụi, không thể thực hiện quá trình quang hợp hay hấp thụ các chất cần thiết thông qua lá.
🔶Sức đề kháng của cây ngày càng giảm sút kéo theo đó là nhiễm hàng loạt các loại bệnh cây trồng như: Bệnh vàng lá, bệnh loét, bệnh thối gốc,…
Hướng dẫn cách phòng trị sâu ăn lá quất đơn giãn hiệu quả
Để phòng trừ, tiêu diệt triệt để sâu ăn lá quất bà con áp dụng một số biện pháp chăm sóc như sau:
✅ Kiểm tra vườn quất thường xuyên, cần vạch kỹ từng tán lá, mặt lá để quan sát xem có sự xuất hiện của sâu ăn lá hay không.
✅ Nếu mật độ không quá nhiều, mới được phát hiện kịp thời, bà con có thể bắt thủ công bằng tay, lật từng mặt dưới lá để thu gom toàn bộ lượng sâu trên cây.
✅ Cắt tỉa thường xuyên cành lá để cây thông thoáng, ngăn không cho bướm trưởng thành đến sinh sản và phát sinh sâu ăn lá trên lá. Cắt bỏ cả những cành lá bị sâu ăn trụi để kích thích cây ra đọt mới và giảm mật độ sâu ăn lá trên cây.
✅ Có thể sử dụng dung dịch gồm gừng, ớt, tỏi ngâm và rượu để xua đuổi và tiêu diệt sâu ăn lá hiệu quả bởi dung dịch khi phun vào chúng, có tính nóng nên sẽ đốt cháy từ từ, mùi hắc và nồng của dung dịch sẽ khiến con trưởng thành phải tránh xa.
✅ Vệ sinh chậu trồng hoặc vườn trồng quất, thu gom cỏ dại, tàn dư xung quanh để không tạo điều kiện sinh trưởng cho sâu ăn lá tấn công.
✅ Trước khi trồng quất cần xử lý đất trồng thật sạch để loại bỏ hoàn toàn trứng hoặc nhộng sâu trong vườn. Cày xới thật kỹ, chôn thật sâu để sâu ăn lá không có cơ hội phát sinh lên cây trồng.
✅ Sử dụng thiên địch của sâu ăn lá như: Chim, ong ký sinh,…giúp giảm mật độ sâu mà không tốn chi phí điều trị và sức người.
Thuốc đặc trị sâu ăn lá quất Ola insect in99 hiệu quả cao và an toàn cho cây
Sản phẩm sinh học giúp điều trị sâu ăn lá quất được nhiều nhà vườn tin tưởng sử dụng và mang lại hiệu quả tốt phải kể đến đó là Ola insect in99. Thuốc được điều chế từ các thành phần sinh học an toàn, có tác dụng ở mọi giai đoạn của sâu, tiêu diệt lâu dài, diệt toàn bộ ổ sâu trên cây.
Thành phần thuốc trị sâu ăn lá trên cây quất Ola insect in99
Bacillus thuringenis(Bt):107CFU/ml;
pH H2o: 5; Tỷ trọng: 1,14;
Nước tinh khiết đạt 1 lít.
Tinh dầu chiết xuất từ thực vật, giấm gỗ (Axit Pyroligneous).
Vi sinh có lợi gồm: Metarhizium spp, Paecilomyces sp, Beauveria sp, Verticillium sp,…
Công dụng thuốc trị sâu ăn lá trên cây quất Ola insect in99
✅ Các nấm ký sinh cùng với chủng Bt sẽ xâm nhập vào cơ thể của sâu ăn lá, mọc tơ, đốt bụng, đốt chân, khiến chúng ngừng ăn và chết khô dần. Phát tán rộng sang các con khác trong bầy và tiếp tục quá trình tiêu diệt sâu.
✅ Chiết xuất từ thực vật trong thành phần giúp xua đuổi bướm trưởng thành của sâu ăn lá không đến sinh sản, giúp giảm bớt mật độ trong vườn.
✅ Hiệu quả lâu dài, phòng trừ cao, an toàn, bền vững.
Hướng dẫn sử dụng thuốc trừ sâu ăn lá trên cây quất Ola Insect in99
☑️ Phun phòng sâu ăn lá quất: Pha chai 100ml/200 lít nước, phun ướt đẫm thân, cành, lá và cả dưới tán cây, định kỳ từ 15-30 ngày/lần.
☑️ Phun trị sâu ăn lá quất: Phun khi đến giai đoạn sâu xuất hiện, pha chai 100ml/100 lít nước, cách 3-5 ngày phun 1 lần (tùy theo áp lực, mật độ sâu hại).
Những nội dung phía trên đã trình bày chi tiết về sâu ăn lá quất giúp quý bà con hiểu rõ hơn từng đặc điểm hình thái, triệu chứng gây hại, hậu quả và hướng điều trị phù hợp. Sâu ăn lá có sức tàn phá rất nặng, chính vì vậy việc phòng trừ từ sớm là rất cần thiết để giúp cây luôn phát triển khỏe mạnh, sâu không thể xâm nhập làm hại cây.