Phòng trừ rầy xanh hại lúa hiệu quả và an toàn cho cây lúa
Kích thước chữ
Rầy xanh hại lúa là một trong những loài côn trùng gây phổ biến ở khu vực châu Á. Sự tấn công của rầy xanh khiến cây lúa sinh trưởng kém, còi cọc, lá chuyển vàng, hạt lép, vị đắng. Ảnh hưởng sâu sắc đến năng suất và chất lượng vụ trồng. Để hiểu hơn về loài rầy xanh này, cách nhận biết cũng như hướng ngăn ngừa phù hợp, mời bà con cùng AQ theo dõi qua bài viết sau.
Tổng quan về loài rầy xanh hại lúa
Rầy xanh hại lúa (Nephotettix spp) hay còn gọi là rầy xanh đuôi đen, do khi hai cánh của rầy khép lại tạo thành vết đen ở cuối thân. Trong đó có 4 loài rầy xanh chuyên ăn lúa gồm: Nephotettix cincticeps, Nephotettix virescens, Nephotettix nigropictus và Nephotettix malayanus. Riêng loài Nephotettix malayanus không có đuôi đen.
Chúng phân bố chủ yếu ở 3 châu lục là Châu Á, Châu Phi và Châu Đại Dương. Nephotettix virescens là môi giới truyền bệnh của virus Tungro gây bệnh vàng lá lúa khiến lúa đẻ ít nhanh, sức sống kém.
Đặc điểm hình dáng và vòng đời của rầy xanh hại lúa
Vòng đời của rầy xanh hại lúa từ 25 – 30 ngày, có 3 giai đoạn là trứng, ấu trùng, thành trùng. Mỗi năm rầy xanh sinh sản khoảng 8 lúa, thời gian tấn công của rầy xanh kéo từ tháng 4 đến khoảng giữa tháng 8.
1️⃣ Trứng: Hình dáng thon dài, một đầu to một đầu nhỏ, chiều dài khoảng 0,9 – 1mm. Thời gian đầu trứng rầy xanh có màu trắng, sau đó chuyển nâu và ở phía đầu có 1 điểm màu đỏ.Rầy xanh thường đẻ trứng ở gân lá, bẹ lúa thành 1 thành hàng gồm 6 – 10 trứng. Thời gian ủ trứng rầy từ 6 – 9 ngày.
2️⃣ Ấu trùng: Ấu trùng của rầy xanh hại lúa có đến 5 tuổi, cơ thể đều thon dài.
Tuổi 1 – 2 cơ thể ấu trùng có màu xanh nhạt. Tuổi 3 – 4 chuyển thành xanh vàng. Ở tuổi 5 ấu trùng lại có màu xanh lá mạ. Đỉnh đầu của rầy non lốm đốm đen, kích thước cơ thể từ 1 – 4mm. Thời gian phát triển của rầy xanh non từ 13 – 17 ngày.
3️⃣ Trưởng thành: Chiều dài cơ thể rầy xanh cái dài hơn rầy xanh đực (5,5mm < 4,5mm). Phần thân và cánh có màu xanh, cuối cánh là một vết đen. Muốn phân biệt rầy xanh cái chỉ cần để ý 2 dấu chấm đen ở thân sau.
Điều kiện phát triển của rầy xanh hại lúa
Nắm bắt các đặc điểm ruộng lúa và thời tiết mà rầy xanh ưa thích giúp bà con dễ dàng kiểm soát sự phát triển của chúng, tiến hành ngăn chặn rầy xanh hại lúa từ sớm:
✔️ Thời kỳ lúa làm đòng → ngậm sữa.
✔️ Ruộng lúa có đất trũng thấp, dễ bị úng nước, ruộng bón nhiều đạm.
✔️ Gieo lúa không cân đối theo mật độ, ruộng rậm rạp, bít bùng làm tăng độ ẩm không khí.
✔️ Lượng mưa nhiều, nhiệt độ môi trường cao, nóng gắt.
Nhận biết rầy xanh hại lúa xuất hiện qua dấu hiệu nào?
Cả rầy non và rầy trưởng thành cùng tấn công cây lúa. Chúng chích hút nhựa khiến cây lúa sinh trưởng còi cọc, lá chuyển vàng từ ngọn đi xuống, lúa đẻ ít nhánh – đây cũng là dấu hiệu lúa nhiễm virus Tungro. Ngoài ra bà con có thể nhận diện loài rầy hại này trên cây lúa thông các đặc điểm hình thái mà AQ đã nêu trên.
Rầy xanh hại lúa gây ra thiệt hại như thế nào?
Sự tấn công của rầy xanh và virus Tungro làm giảm năng suất của cây lúa đáng kể. Lá lúa bị héo vàng không thể quang hợp hiệu quả, chuyển vàng úa, héo khô và chết dần.
Số lượng trổ bông cũng giảm sút, thậm chí là không có. Những hạt lúa giai đoạn thu hoạch có xu hướng bị lép, hạt gạo bên trong dễ vỡ, vị đắng.
Trường hợp nặng hơn, rầy xanh hại lúa có thể khiến phần gốc rễ bị thối đen.
Hướng dẫn cách phòng trừ rầy xanh hại lúa hiệu quả cao
Việc quản lý, kiểm soát rầy xanh trên ruộng góp phần nâng cao sức khoẻ cây trồng, tránh được sự tấn công trên diện rộng của rầy. Đồng thời để vụ thu hoạch đạt chất lượng đồng đều, đảm bảo nguồn thu nhập của bà con luôn được ổn định.
✅ Sử dụng các giống lúa kháng rầy xanh, chống bệnh tungro.
✅ Thường xuyên vệ sinh, dọn dẹp cỏ dại, lú quanh ruộng để giảm thiểu các cây ký chủ của rầy xanh.
✅ Luân canh với một số cây trồng khác vào mùa khô như: ngô, lạc, đậu tương.
✅ Gieo cấy đồng loạt các ruộng lúa gần nhau để hạn chế cơ hội gây hại của rầy xanh hại lúa đến ruộng lúa mới trồng.
✅ Dùng bẫy sinh học để bắt những con rầy xanh trưởng thành.
✅ Phát triển các loài thiên địch như nhện xám trắng, nhện chân dài, bọ cánh cứng ba khoang, bọ xít mù xanh trên ruộng lúa.
✅ Cân đối hàm lượng trong phân bón, tránh bón nhiều đạm.
✅ Sau thu hoạch, nên xử lý gốc rạ với men ủ vi sinh để đẩy nhanh thời gian phân huỷ, hạn chế vùi vào đất dễ gây ngộ độc hữu cơ và tạo cơ hội cho rầy xanh phát triển.
Thuốc đặc trị rầy xanh hại lúa Mebe Pa an toàn cho cây lúa
Nhằm hạn chế sự lây lan của loài rầy hại này trên ruộng lúa, đảm bảo năng suất cũng như chất lượng cây lúa giai đoạn thu hoạch, Thuốc đặc trị rầy xanh hại lúa Mebe Pa (chuyên lúa) là một sự lựa chọn tối ưu cho bà con về mặt chi phí và hiệu quả kéo dài.
Thành phần của thuốc đặc trị rầy xanh trên cây lúa Mebe Pa (chuyên lúa)
Sản phẩm Mebe Pa (chuyên lúa) đặc trưng với 3 thành phần hữu hiệu:
Bacillus thuringiensis: 108 CFU/g.
Metarhizium sp: 1 x 105 CFU/g.
Beauveria sp: 1 x 105 CFU/g.
Bổ sung thêm nấm xám (Verticillium sp), nấm tím (Paecilomyces sp), Nucleo Pohedrosis virus (NPV) và các hoạt chất sinh học khác.
Công dụng thuốc đặc trị rầy xanh gây trên cây lúa Mebe Pa (chuyên lúa)
☑️ Bộ tứ nấm màu ký sinh vào cơ thể rầy xanh, gây ức chế và làm chết chúng sau 2 – 3 ngày phun thuốc.
☑️Thuốc có khả năng lây lan cao, hiệu quả diệt từ toàn bộ quần thể rầy xanh hại lúa từ ấu trùng đến con trưởng thành.
☑️ Xử lý đồng thời một số loài sâu, côn trùng chuyên gây hại trên ruộng lúa như: rầy nâu, phấn trắng, bọ trĩ, muỗi hành, v.v.
☑️ Thuốc an toàn cho cây trồng, không gây chết các loài thiên địch.
Cách sử dụng thuốc đặc trị rầy xanh trên cây lúa Mebe Pa (chuyên lúa)
Dùng Mebe Pa phun trị rầy xanh gây hại ở cây lúa: 100g Mebe Pa + 100 – 200 lít nước, phun kỹ các bộ phận như thân và lá, xử lý rầy 3 – 5 ngày/lần.
Dùng Mebe Pa phun phòng rầy hại ở cây lúa: 100g Mebe Pa + 200 – 400 lít nước, phun kỹ ở thân và lá, phun phòng rầy 10 – 20 ngày 1 lần.
Trên đây là những thông tin liên quan về rầy xanh hại lúa mà AQ muốn chia sẻ thêm đến bà con. Hy vọng bài viết đã giúp bà con hiểu hơn về tình hình sâu bệnh hại trên ruộng lúa, kết hợp giữa công tác chăm sóc và phun phòng ngừa đầu vụ. Giúp cây lúa sinh trưởng, chống chịu sâu bệnh tốt và cho ra hạt gạo chất lượng.