Biện pháp quản lý cỏ dại trên ruộng lúa hiệu quả, dứt điểm

Biện pháp quản lý cỏ dại trên ruộng lúa hiệu quả, dứt điểm

18/02/2023

Kích thước chữ

Quản lý cỏ dại trên ruộng lúa sẽ hiệu quả hơn nếu người dân biết rõ loại cỏ dại và dấu hiệu nhận biết của chúng. Bài viết hôm nay sẽ cho người dân những đặc điểm nhận dạng và các biện pháp phòng ngừa cỏ dại khi canh tác. Xem ngay!

Có bao nhiêu loại cỏ dại trên ruộng lúa cần quản lý?

Trong ngành nông nghiệp nước ta, lúa được xem là sản phẩm mang lại giá trị cao cho nền kinh tế. Nhưng khi trồng lúa, có rất nhiều loại cỏ dại mọc lên tại khu vực canh tác lúa.

Chúng dẫn theo các loại vi khuẩn, nấm bệnh có khả năng gây hại cho cây lúa. Dưới đây là một số loại cỏ dại gây hại mà người dân cần ghi chú lại để quản lý cỏ dại trên ruộng lúa.

Cỏ lồng vực

Echinochloa crus – galli (L.) Beauv là loại cỏ khả năng gây hại đến 50 – 70% năng suất của cây lúa. Chúng còn có các tên gọi khác như: cỏ gạo, cỏ kê, cỏ Mỹ,…

Biện pháp quản lý cỏ dại trên ruộng lúa hiệu quả, dứt điểm
Quản lý cỏ lồng vực trên ruộng lúa

Dấu hiệu nhận biết: Hình dạng bên ngoài của loại cỏ dại này rất giống cây lúa nhưng có màu nhạt hơn. Phần bông của loài cỏ dại này có màu xanh và có xu hướng chuyển dần sang đỏ tía ở ngọn. Số lượng bông khoảng từ 5 – 40 gié.

Cỏ đuôi phụng

Thuộc loại cỏ dại lâu năm gây hại cho cây lúa cao và có nguy cơ ảnh hưởng đến mùa lúa tiếp theo. Cỏ đuôi phụng được đặt tên khoa học là Leptochloa sp. và một số tên gọi khác cỏ lông công. Loài cỏ này sống theo từng khóm cao từ 20 – 100cm và bám dưới mặt nước.

Biện pháp quản lý cỏ dại trên ruộng lúa hiệu quả, dứt điểm
Loại cỏ đuôi phụng trên ruộng lúa

Dấu hiệu nhận biết: Cỏ đuôi phụng có hình dáng nhỏ và nhọn, phần phiến lá dẹt. Lá thìa dài từ 1 – 2 cm và chẻ sâu tạo thành nhiều thùy như lông công. Hoa của loài cỏ dại này có màu tím hoặc đỏ.

Lác rận

Còn được gọi là Cói gạo (Cyperus iria L.) thường xuất hiện phổ biến tại một số tỉnh ở miền Trung. Chúng thường mọc tại các khu vực gần nước, ruộng lúa. Tuy nhiên lác rận có chức năng làm thuốc cho con người với tác dụng như: làm thuốc bỏ, trị phong thấp, sỏi đường tiết niệu,…

Biện pháp quản lý cỏ dại trên ruộng lúa hiệu quả, dứt điểm
Cỏ lác rận trên ruộng lúa

Dấu hiệu nhận biết: Lác rận có hình dạng 3 cạnh, chúng thường mọc thành bụi tạo thành nhiều chồi.

Cỏ chác

Thuộc nhóm cỏ dại thân đặc phát triển tốt ở các vùng đất, ruộng bị ẩm thấp. Loài cỏ chác Fimbristylis miliacea (L.) Vahl này rất khó để diệt trừ khi chúng phát triển mạnh hoặc ở giai đoạn trưởng thành.

Biện pháp quản lý cỏ dại trên ruộng lúa hiệu quả, dứt điểm
Cỏ chác phát triển tốt ở ruộng lúa ẩm thấp

Dấu hiệu nhận biết: Cỏ chác sẽ có dạng góc cạnh của một tam giá. Bản lá của cỏ chác thường hẹp và ngắn, mặt lá ít lông và trơn láng.

Rau mác bao

Thường sống dưới nước ở các vùng nhiệt đới, đặc biệt là các vùng nước nông và lặng. Rau mác bao còn được gọi với tên khác là: rau chóc, hèo nèo,… Loài cỏ dại này có chức năng điều trị một số bệnh theo phương pháp Đông y.

Biện pháp quản lý cỏ dại trên ruộng lúa hiệu quả, dứt điểm
Rau mác bao thường phát triển ở vùng nước nông và lặng

Dấu hiệu nhận biết: Bẹ rau mác thường to và có cuống lá dài, gân lá có hình chân vịt. Có 2 dạng lá thường gặp ở rau mác bao là: lá khi sinh hình mũi mác và lá chìm hình bản dài.

Rau mương

Loài cỏ dại rau mương Ludwigia octovalvis (Jacq.) Raven mọc tự nhiên ở các khu vực dễ ẩm ướt như ao hồ, ruộng lúa. Tuy gây cản trở quá trình trồng lúa nhưng loài cỏ dại này rất có giá trị về mặt y học.

Biện pháp quản lý cỏ dại trên ruộng lúa hiệu quả, dứt điểm
Cỏ dại rau mương thường phát triển ở nơi ẩm ướt như ruộng lúa, ao hồ

Dấu hiệu nhận biết: Cây rau mương có chiều cao trung bình từ 25 – 50cm. Phần thân phát triển theo dạng thẳng đứng và phân nhánh.

Bạc bợ, rau bợ

Còn được gọi là cỏ bợ, tứ diệp thảo thuộc nhóm thực vật bán thủy sinh. Chúng thường mọc hoang cạnh các khu vực canh tác lúa. Rau bợ còn được người dân tận dụng để làm thuốc chữa bệnh dân gian.

Biện pháp quản lý cỏ dại trên ruộng lúa hiệu quả, dứt điểm
Cỏ bợ thường mọc hoang cạnh khu vực canh tác lúa

Dấu hiệu nhận biết: Cuống lá rau bợ dài từ 5 – 10cm bao gồm 2 cuống/mấu. Thân chủ yếu lá thân rễ mọc ngang mặt bùn.

Phân loại và quản lý cỏ dại trên ruộng lúa

Để có thể tìm ra biện khắc phục và quản lý cỏ dại trên ruộng lúa, người dân có thể phân loại chúng theo các nhóm dưới đây. Từ đây, người dân sẽ có thể diệt trừ tận gốc các loại cỏ dại hại lúa.

Phân loại theo điều kiện sống

Mỗi loại cỏ dại sẽ có điều kiện phát triển và sinh trưởng khác nhau. Thông thường, các loại cỏ dại sẽ có khả năng phát triển tốt ở điều kiện môi trường khô hạn. Thêm vào đó là điều kiện khác như: chịu phèn, ưu nước , chịu mặn,…

Phân loại theo các điểm đặc trưng của hình dạng

Cỏ lá rộng: Nhóm cỏ dại này thường có xu hướng mọc ngang, lá rộng và mặt lá ít lông hơn so với các nhóm khác. Phần gân của lá được hình thành theo nhiều kiểu khác nhau không theo quy luật nào.

Cỏ dại chác lác: là sẽ hẹp và có chiều dài tương đối ngắn hơn nhóm hóa bản. Thân được cấu tạo theo hình góc cạnh của tam giác và thường đặc ruột. Phần lá sẽ đính lên thân cây theo dạng xoắn ốc và phân bố thành ba hàng.

Cỏ dại hòa bản: Hình dáng của lá sẽ có đường gân chính chạy từ đầu lá xuống cổ lá và các đường gân phụ sẽ song song với đường gân chính. Phần lá của nhóm cỏ hòa bản sẽ hẹp và dài hơn các nhóm khác. Thân thường có bọng ruột và tròn, rễ phát triển thành chùm.

Phân loại theo hình thái

Về hình thái, cỏ dại sẽ có 2 dạng chính là có hẹp và cỏ lá rộng:

Cỏ lá rộng (cách gọi khác là cỏ hai lá mầm): Đặc trưng của nhóm cỏ dại này là lá của chúng thường nằm ngang và phần lá rộng hơn. Lá cũng sẽ có phần mỏng và mềm hơn nhóm cỏ lá hẹp. Cuối cùng, rễ của chúng sẽ có dạng cọc và ăn sâu xuống đất tạo sự chắc chắn.

Cỏ lá hẹp (cách gọi khác là cỏ một lá mầm): Ngược lại với loại cỏ dại lá rộng, đặc điểm của cỏ lá hẹp sẽ dày hơn và mọc xiên. Phần mặt lá được bảo vệ bởi lớp lông và thực hiện các chức năng giúp cây phát triển. Rễ của chúng không quá sâu và phát triển thành chùm.

Phân loại cỏ dại theo thời gian sinh trưởng

Đối với cách phân loại này, cỏ dại sẽ được chia thành 2 nhóm chính, đó là:

Cỏ lâu năm: rất khó diệt trừ khi chúng phát triển mạnh. Do chúng có thân bò hoặc ngầm trong đất nên chúng có thể tồn tại rất lâu. Vì vậy, người dân thường rất vất vả trong việc loại trừ nhóm cỏ này khi chúng có khả năng chống chịu cao.

Cỏ hàng năm: thường có thời gian phát triển từ hạt đến mầm hoa không quá dài. Chúng chỉ có thể tồn tại trong khoảng 1 năm và thường chết vào mùa khô.

Các biện pháp quản lý cỏ dại trên ruộng lúa khi canh tác

Tiếp theo là những biện pháp giúp người dân quản lý cỏ dại trên ruộng lúa tốt hơn. Đây là những phương pháp được tổng hợp theo kinh nghiệm của người dân trồng lúa quanh năm:

🔹 Sử dụng các giống nguyên chủng hoặc giống xác nhận tại các nguồn uy tín. Kiểm tra hạt giống sạch hạt cỏ trước khi gieo trồng.

🔹 Thường xuyên theo dõi các giai đoạn phát triển của cây lúa để giữ cho ruộng một lượng nước nhất định. Việc này sẽ giúp cho người dân kiểm soát và ngăn ngừa cỏ dại tốt, đặc biệt là sau khi sạ cấy.

🔹 Áp dụng phương pháp xạ hàng để dễ loại bỏ bằng tay. Thời gian người dân thực hiện nhổ cỏ khoảng từ 15 – 30 ngày sau khi sạ.

🔹 Dọn dẹp các cỏ dại xung quanh và trên ruộng lúa để năng chặn sự phát triển của cỏ dại.

🔹 Người dân nên cải tạo lại đất trước và sau khi thu hoạch vụ lúa. Bên cạnh đó, trong thời gian không canh tác cây trồng, người dân nên mơ nước vào ruộng để nhử cỏ. Sau khi cỏ dại phát triển được 5 – 8cm, người dân sẽ tiến hành vùi lấp thật kỹ trước khi gieo sạ.

Như vậy, những kiến thức về cách quản lý cỏ dại trên ruộng lúa đã giúp cho người dân hiểu rõ hơn về tác nhân gây hại này. Để xem thêm các thông tin khác về nông nghiệp, người dân có thể truy cập Website nguyenlieusinhhoc.com. Hoặc liên hệ tư vấn thông qua tổng đài Hotline: 098 1355 180(028) 8889 7322.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *