Dừa bị khô bông héo đen nguyên nhân do đâu và Cách phòng trị
Kích thước chữ
Dừa bị khô bông là hiện tượng bông dừa bị héo đen rồi rụng dần, bông dừa bị khô héo đen cả buồng, ảnh hưởng đến khả năng đậu quả ở cây, hoặc có đậu quả nhưng tỉ lệ ít chỉ vài trái và dễ bị rụng trái non. Nguyên nhân của tình trạng này là do thay đổi thời tiết, mưa nhiều, sốc nhiệt, nấm khuẩn tấn công,..
Để hiểu rõ hơn về cách phòng trị bệnh khô héo đen bông ở cây dừa và một số thông tin liên quan như nguyên nhân gây ra, dấu hiệu nhận biết ban đầu của bệnh khô bông và phương pháp chăm sóc phòng ngừa, xử lý dứt điểm bệnh khô bông héo đen, AQ xin mời quý bà con tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn.
Tìm hiểu về tình trạng cây dừa bị khô bông
Dừa bị khô bông là tình trạng toàn bộ bông trên buồng dừa bị khô teo, chuyển sang màu đen và có hiện tượng rụng hàng loạt. Loại bệnh này khiến nhiều nhà trồng dừa rất lo lắng vì tốc độ lây lan rất nhanh và ảnh hưởng đến toàn bộ các tỉnh trồng dừa trong năm đó, khiến năng suất, sản lượng bị giảm mạnh, kinh tế khó khăn, không đủ cung cấp cho thị trường.
Nguyên nhân làm cho cây dừa bị khô bông
Nguyên nhân bông dừa bị khô do rất nhiều tác động ảnh hưởng phổ biến nhất là do thời tiết thay đổi, nắng nóng kéo dài, mưa nhiều dẫn tới sốc nhiệt, nấm bệnh xâm nhập, rệp sáp tấn công.
Thiếu nước: Vào giai đoạn ra hoa kết trái cây dừa rất cần tưới lượng nước vừa đủ. Nhưng do nước không được bổ sung đầy đủ, khiến bông bị khô héo.
Thiếu dinh dưỡng: Một số thành phần dưỡng chất như Kali, đạm và vi lượng rất cần thiết cho cây dừa để phát triển bông. Đất trồng thiếu dinh dưỡng và không được bổ sung đủ hàm lượng dưỡng chất cần thiết, dẫn đến cây không đủ dưỡng chất nuôi bông và bị khô bông.
Nấm khuẩn và côn trùng gây hai: Loài bọ vòi voi đục thân dừa làm cho cây bị suy yếu, ảnh hưởng đến giai đoạn ra hoa đậu trái. Nấm Phytophthora tấn công gây khô héo, thối bông dừa.
Dấu hiệu ban đầu của tình trạng cây dừa bị khô bông ra sao?
Nhận biết dừa bị khô bông thông qua một số dấu hiệu như sau:
🔶Bị nấm khuẩn tấn công: Bẹ dừa dễ bị rớt, mục nát tuy cành vẫn còn xanh do nấm khuẩn hút hết nhựa, để lại vài vết đen khiến cây không thể cung cấp dinh dưỡng hay bẹ dừa hút được chất để phát triển. Từ đó làm bẹ dừa dần bị mục khô, hoại tử và tự rời khỏi cây. Trên buồng dừa cũng bị nhiễm nấm khuẩn, sờ vào thấy ẩm, xuất hiện mốc trắng xung quanh, do bị nấm hút hết chất nên bông trên buồng cũng dần bị khô teo và rụng.
🔶Mưa kéo dài, liên tục trong nhiều ngày tạo điều kiện cho nấm bệnh sinh trưởng xâm nhập vào cây, gây khô đen bông và rụng xuống hàng loạt hoặc nắng nóng kéo dài, khiến cây bị thiếu nước, sốc nhiệt dẫn đến khô bông.
🔶Trên buồng hoặc dưới mặt lá của dừa có nhiều rầy rệp xâm nhập đặc biệt là rệp đỏ.
🔶Dưới gốc nhiều hoa, trái non bị rụng hàng loạt, tuy cây dừa có cơ chế rụng sinh lý nhưng số lượng hoa, trái non rụng nhiều bất thường.
Tác hại do không sớm xử lý tình trạng dừa bị khô bông gây ra
Những thiệt hại mà dừa bị khô bông gây ra đó là:
🔶Sự bất lợi, thay đổi thời tiết hiện nay khiến hoa bị khô, phấn chết nên không thể thụ phấn được dẫn đến hoa bị rụng, khó đậu trái.
🔶Hoa, trái non bị đen khô và rụng hàng loạt, khiến tỷ lệ đậu trái suy giảm, trên buồng chỉ ra được vài trái, quả nhỏ, không đảm bảo yêu cầu hoặc nguyên buồng đều không ra trái ảnh hưởng đến sản lượng, năng suất cây trồng.
🔶Tình trạng này có thể lây lan rất nhanh, mức độ gây hại trên toàn khu vực, khiến nhiều bà con bị nản chí, tốn nhiều chi phí, công sức chăm sóc, ảnh hưởng đến kinh tế, không đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường, làm chênh lệch về giá.
Phương pháp chăm sóc phòng trị tình trạng cây dừa bị khô bông hiệu quả
Để hạn chế tình trạng cây dừa bị khô bông, bà con cần áp dụng một số biện pháp chăm sóc như sau:
✅ Chọn giống dừa đảm bảo năng suất, chống chịu tốt và hoàn toàn sạch bệnh để trồng.
✅ Tiến hành vệ sinh, chặt bỏ bẹ, yếm dừa để ngăn chặn nấm bệnh phát triển và giúp cây thông thoáng dễ ra hoa, đậu trái hơn.
✅ Trồng dừa với mật độ vừa phải, không trồng quá dày vì sẽ khiến cây khó phát triển, rậm rạp um tùm dễ phát triển nấm bệnh ảnh hưởng đến hoa dừa.
✅ Bón phân cân đối cho cây, hạn chế bón đạm cho cây vì sẽ khiến hoa, trái non dễ bị khô rụng hàng loạt. Mỗi năm cần bồi bùn cho cây để tăng lượng kali cho cây.
✅ Tưới nước cho cây để ngăn chặn tình trạng thiếu nước dẫn tới khô bông đặc biệt vào mùa khô.
✅ Dọn dẹp vườn dừa thường xuyên, thu gom những phần bẹ khô, trái, hoa bị rụng xung quanh gốc giúp hạn chế phát sinh nhiều mầm bệnh nguy hiểm có thể tác động làm khô bông, khó đậu quả.
✅ Phòng trị nấm bệnh và côn trùng gây hại từ sớm để tránh bùng phát dịch, khó kiểm soát tình trạng khô bông dừa. Bà con có thể tham khảo sử dụng các sản phẩm sinh học an toàn như Phy Fusaco (chuyên điều trị nấm bệnh) và Mebe Pa (diệt trừ hiệu quả sâu côn trùng tấn công) giúp bảo vệ cây, hạn chế tình trạng khô bông diễn ra.
Thuốc phòng trị cây dừa bị khô bông Kfruit hiệu quả và an toàn cho cây
Sản phẩm sinh học mà AQ muốn giới thiệu đến bà con giúp điều trị tình trạng dừa bị khô bông hiệu quả đó là Kfruit. Thuốc giúp cây thụ phấn, quá trình ra hoa, đậu trái thuận lợi, hạn chế tình trạng rụng hoa, trái hàng loạt, bổ sung dưỡng chất cho cây, đảm bảo năng suất đạt tiêu chuẩn.
Thành phần của thuốc đặc trị bệnh khô bông héo đen ở cây dừa Kfruit
Kẽm (Zn): 1.000 mg/l
Bo (B): 3.500 mg/l
pHH2O: 6
Tỷ trọng: 1.1.
Sản xuất theo công nghệ kết hợp các trung vi lượng (Kẽm, magie,…) cùng với axit amin và dung dịch lên men vi sinh hữu cơ.
Ngoài ra còn kết hợp cả công nghệ lên men vi sinh AT để tạo ra nhiều chất hữu cơ, các trung lượng (Ca, S, Mg), trung vi lượng (Bo, Mn, Fe, Cu, Zn), axit amin và Nano Chitosan.
Công dụng của thuốc đặc trị bệnh khô bông héo đen ở cây dừa Kfruit
✅ Chống tình trạng khô bông, trái, nứt trái, rụng hoa, rụng trái non.
✅ Tăng cường tỷ lệ thụ phấn, đậu trái, đảm bảo chất lượng đạt tiêu chuẩn của thị trường.
✅ Bổ sung nhiều dưỡng chất giúp hỗ trợ cây phát triển khỏe mạnh, hỗ trợ dưỡng trái to, nhiều nước.
✅ Ngoài ra còn giúp cây phát triển đọt non, xanh lá, bẹ thân cứng cáp, chắc khỏe, có khả năng chống chịu tốt dưới thời tiết khắc nghiệt.
Hướng dẫn sử dụng thuốc đặc trị bệnh khô bông héo đen ở cây dừa Kfruit
Pha 500ml thuốc tương ứng với 200 – 400 lít nước phun kỹ toàn bộ phận trên cây hoặc dùng để tưới gốc, nên sử dụng vào giai đoạn đang ra hoa dừa, trái non và dưỡng trái.
Để tăng hiệu quả của thuốc nên dùng khi trời mát và sử dụng định kỳ.
Toàn bộ nội dung phía trên đã giúp quý nhà vườn tìm hiểu rõ hơn về dừa bị khô bông nguyên nhân do đâu, triệu chứng nhận biết, hậu quả và đưa ra hướng xử lý tốt nhất. Để tình trạng trên không xảy ra trong vườn dừa bà con hãy thực hiện phòng trừ từ sớm, đảm bảo năng suất, tránh tình trạng mất mùa nghiêm trọng.