Dấu hiệu cây thiếu dinh dưỡng ra sao? Biện pháp khắc phục

Dấu hiệu cây thiếu dinh dưỡng ra sao? Biện pháp khắc phục

24/09/2024

Kích thước chữ

Dấu hiệu cây thiếu dinh dưỡng gồm đa, trung vi lượng cần được phát hiện sớm và điều chỉnh qua việc bón các loại phân hợp lý. Vì vậy trong quá trình trồng cây cần hiểu rõ nhu cầu dinh dưỡng của cây và quan sát các biểu hiện của lá giúp bổ sung kịp thời.

Phân bón cung cấp dinh dưỡng là yếu tố quan trọng giúp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Nhà vườn cùng tham khảo các thông tin trong bài sau từ AQ với cách bổ sung đúng loại phân bón và liều lượng cho cây phát triển khỏe mạnh hơn.

Nhận biết dấu hiệu cây thiếu dinh dưỡng

Dấu hiệu cây thiếu dinh dưỡng như thế nào? Khắc phục nhanh chóng
Vấn đề dinh dưỡng cây trồng cần được chú ý và cung cấp định kỳ cho cây tránh thiếu hụt dinh dưỡng

Dấu hiệu cây thiếu dinh dưỡng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau thường do môi trường đất, quá trình chăm sóc, tác động của thời tiết,… Hiểu rõ nguyên nhân gây thiếu hụt dinh dưỡng và khắc phục hiệu quả, kịp thời giúp cây phát triển khỏe mạnh và đạt năng suất cao

Dấu hiệu cây thiếu dinh dưỡng do những nguyên nhân nào?

Vườn nhà có các biểu hiện thiếu dinh dưỡng ở cây trồng do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó những nguyên nhân phổ biến như sau:

Đất thiếu dinh dưỡng

Đất trồng bị cạn kiệt dưỡng chất do quá trình canh tác liên tục mà không được bổ sung phân bón nhằm cải thiện tình trạng đất. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng cây phát triển chậm, còi cọc, lá vàng úa, cho quá trình ra hoa đậu quả không đạt chất lượng tốt.

Sử dụng phân bón sai cách

Việc bón phân không cân đối, không đúng liều lượng dư thừa phân đạm và thiếu hụt các dưỡng chất khác như lân, kali,.. khiến cho cây bị thiếu hụt một hoặc nhiều loại dưỡng chất quan trọng.

Độ pH không phù hợp

Độ pH của đất quá cao hoặc quá thấp sẽ làm giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng của cây. Điều này gây ra hiện tượng cây thiếu hụt các dưỡng chất và biểu hiện thiếu dinh dưỡng trên lá và các bộ phận khác của cây.

Rễ cây bị tổn thương

Rễ cây bị hư hại, tổn thương do sâu bệnh hoặc quá trình ngập nước gây thiếu khí oxy, làm giảm khả năng hấp thu dưỡng chất từ đất. Thông qua việc cày xới hoặc tác động mạnh vào đất cũng có thể gây tổn hại đến hệ rễ. Cây không thể hấp thụ đủ chất dinh dưỡng, dẫn đến hiện tượng thiếu hụt và phát triển kém.

Cạnh tranh dinh dưỡng do cỏ dại

Cỏ dại phát triển mạnh sẽ cạnh tranh với cây trồng trong việc hấp thụ dinh dưỡng, cây còi cọc, thiếu dinh dưỡng, sinh trưởng kém và năng suất thấp. Vì vậy cần thu gom tiêu hủy và làm sạch vườn nhà để tạo điều kiện thuận lợi cho cây phát triển.

Sâu bệnh hại cây

Sâu bệnh và côn trùng có thể gây tổn thương và làm giảm khả năng quang hợp và hấp thụ dinh dưỡng ở cây trồng. Quá trình cây bị tấn công sẽ suy yếu, thiếu hụt dưỡng chất và biểu hiện như lá vàng, rễ hư hại,…

Các dấu hiệu cây thiếu dinh dưỡng thường gặp

Dấu hiệu cây thiếu dinh dưỡng như thế nào? Khắc phục nhanh chóng
Những biểu hiện do thiếu chất dinh dưỡng trên lá cây cần được xử lý kịp thời để phục hồi sức sống ở vườn nhà

Nhà vườn có thể nhận biết cây thiếu dinh dưỡng qua lá từ đó sớm có biện pháp khắc phục, tránh ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng cây trồng.

Biểu hiện ở cây thiếu dinh dưỡng đa lượng

Dấu hiệu nhận biết cây thiếu dinh dưỡng trong đó có nguyên tố quan trọng như đạm (N), lân (P), kali (K) cụ thể như sau:

🔶 Thiếu đạm (N): Đạm là yếu tố chính giúp cây phát triển phần lá và thân, nên khi thiếu đạm, cây sẽ còi cọc, kém phát triển. Lá cây chuyển sang màu vàng nhạt, đặc biệt là các lá già ở phần dưới sẽ thay đổi màu dần trong các lá non vẫn còn xanh. Cây trồng sẽ phát triển chậm, thân cây nhỏ yếu và ra hoa đậu quả ít hơn.

🔶 Thiếu lân (P): Lân là chất dinh dưỡng quan trọng cho quá trình quang hợp và phát triển rễ. Thiếu lân khiến cho cây phát triển chậm, lá chuyển sang màu tím hoặc đỏ tím, nhất là ở mặt dưới lá. Rễ cây yếu phát triển kém, khiến cho cây có xu hướng chậm ra hoa, kết quả.

🔶 Thiếu kali (K): Kali giúp cây cứng cáp, tăng khả năng chống chịu với sâu bệnh và thời tiết. Thiếu kali khiến lá cây có màu vàng hoặc nâu từ rìa ngoài vào trong, đặc biệt ở các lá già. Cây dễ bị đổ ngã, cành yếu, cho đậu quả không đều và dễ rụng.

Biểu hiện ở cây thiếu trung lượng

🔶 Thiếu canxi (Ca): Các lá non ở đầu ngọn bị biến dạng, còi cọc, chồi ngọn bị chết. Cành, thân mềm yếu, dễ gãy, và rễ phát triển kém.

🔶 Thiếu magie (Mg): Lá già xuất hiện các vệt có màu vàng hoặc trắng nằm giữa các gân lá, phần gân lá vẫn còn màu xanh. Cây thiếu Mg sẽ quang hợp kém, năng suất giảm sút.

Biểu hiện ở cây thiếu vi lượng

🔶 Thiếu sắt (Fe): Lá non bị vàng nhưng gân lá vẫn giữ màu xanh. Khi thiếu hụt sắt khiến cho quá trình tổng hợp diệp lục không thể diễn ra dẫn đến tình trạng thiếu sắc tố xanh trong lá, cây không quang hợp làm giảm khả năng phát triển.

🔶 Thiếu kẽm (Zn): Lá non có thể chuyển màu vàng và các vệt trắng giữa gân lá. Cây có dấu hiệu còi cọc, lá nhỏ lại, mọc sát nhau và biến dạng.

🔶 Thiếu bo (B): Bo tham gia vào quá trình phát triển mô non và sự thụ phấn, kết trái. Thiếu Bo khiến chồi ngọn ngừng phát triển, lá non biến dạng, hoa quả dễ rụng và không đều.

🔶 Thiếu đồng (Cu): Cây có dấu hiệu còi cọc, lá chuyển màu vàng hoặc nâu, đầu ngọn khô héo. Thiếu đồng khiến cây có sức khỏe yếu, dễ bị tấn công bởi sâu bệnh.

Phương pháp chăm sóc ngăn ngừa cây thiếu dinh dưỡng

Sau khi xác định được các dấu hiệu thiếu dinh dưỡng, nhà vườn cần thực hiện kịp thời các bước giúp chăm sóc cho cây phục hồi nhanh chóng như sau:

Bổ sung phân bón hợp lý

Xác định loại chất dinh dưỡng thiếu hụt dựa trên các dấu hiệu như lá đổi màu, còi cọc, hoa quả không phát triển,… và bổ sung loại phân bón thích hợp. Trong trường hợp cây thiếu các vi lượng như sắt, kẽm, hoặc magie, sử dụng các loại phân bón dạng nước để phun trực tiếp lên lá giúp cây hấp thụ dưỡng chất nhanh hơn.

Để tránh tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng, bà con nên sử dụng phân bón định kỳ với liều lượng cân đối, kết hợp cả phân hữu cơ và phân vô cơ để đảm bảo cây nhận đủ các dưỡng chất cần thiết.

Sử dụng chế phẩm sinh học giúp cải thiện sức khỏe của cây, giúp cây tăng cường khả năng hấp thụ dưỡng chất, giảm căng thẳng do môi trường và sâu bệnh.

Điều chỉnh lượng nước

Cung cấp lượng nước đầy đủ chú ý không để cây bị ngập úng hoặc khô hạn. Tưới nước vào sáng sớm hoặc chiều mát để tránh bốc hơi nhanh, giúp cây có đủ thời gian hấp thụ dưỡng chất.

Cải tạo đất

Nếu đất trồng bị cạn kiệt dưỡng chất nhà vườn nên bổ sung phân hữu cơ (phân chuồng, phân xanh, phân vi sinh) để cải tạo đất, tăng độ màu mỡ và nguồn dinh dưỡng cho cây.

Nếu đất có độ pH thấp nên bón vôi để cân bằng độ pH, giúp cây hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn vì đất chua có thể làm hạn chế khả năng hấp thụ các nguyên tố như canxi, magie và kali.

Cắt tỉa và chăm sóc cây

Cắt bỏ lá hoặc cành bị hư hỏng để giảm sự tiêu hao dinh dưỡng không cần thiết. Chăm sóc bộ rễ, đảm bảo rễ không bị tổn thương hoặc nhiễm bệnh. Tiếp tục theo dõi tình trạng của cây để kiểm tra xem các dấu hiệu thiếu hụt dinh dưỡng đã được cải thiện hay chưa.

Luân canh cây trồng

Để tránh tình trạng đất bị suy kiệt dưỡng chất nhà vườn nên áp dụng biện pháp luân canh cây trồng, thay đổi loại cây trồng theo từng vụ mùa phù hợp cũng giúp cải thiện, duy trì độ màu mỡ của đất.

Phân bón siêu dinh dưỡng cho cây trồng Vi AMEN bổ sung vi lượng

Dấu hiệu cây thiếu dinh dưỡng như thế nào? Khắc phục nhanh chóng
Sử dụng Vi AMEN giúp cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng hồi phục, phát triển xanh tốt

Công ty Cổ Phần Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ cung cấp giải pháp sinh học cho các tình trạng sâu bệnh hại ở vườn nhà.

Trong số đó, AQ giới thiệu đến bà con dòng phân bón siêu dinh dưỡng Vi AMEN nhanh chóng cung cấp dưỡng chất cho cây trồng với những thông tin chi tiết như sau:

Thành phần của phân bón siêu dinh dưỡng VI AMEN

Phân bón lá siêu dinh dưỡng VI AMEN được sản xuất bởi Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ gồm những thành phần sau:

  • Đạm tổng số (Nts): 8%
  • Lân hữu hiệu (P2O5hh): 5%
  • Kali hữu hiệu (K2Ohh): 5%
  • Axit humic (C): 1,5%
  • Mangan (Mn): 500 ppm
  • Kẽm (Zn): 500 ppm
  • Đồng (Cu): 500 ppm
  • Bo (B): 200 ppm
  • pHH2O: 5,5
  • Tỷ trọng : 1,15.
  • Vi AMEN được sản xuất trên nền dung dịch AT lên men các chủng vi sinh có lợi: Actinomycetes sp, Bacillus subtilis, Rhodopseudomonas spp,… kết hợp và bổ sung Nano chitosan, axit amin các loại (15%), fluvic, các Ca, Mg, Bo, Zn, dạng chealte và EDTA,…).

Công dụng của phân bón siêu dinh dưỡng VI AMEN

🔶 Cung cấp dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng, cải tạo đất, cho đất tơi xốt, mềm không bị khô, cứng đất.

🔶 VI AMEN bổ sung các đa lượng, vi lượng thiết yếu cho cây trồng, giúp cây phát triển khỏe mạnh, xanh lá, cứng cây, ra búp mập, ra hoa đậu trái, lớn trái đẹp mã và nặng ký.

🔶 Đồng thời VI AMEN giúp cây vượt hạn hán, giảm khả năng stress cho cây, gia tăng chất lượng và năng suất cho nông sản.

Hướng dẫn sử dụng phân bón siêu dinh dưỡng VI AMEN

  • Sử dụng 250ml VI AMEN hòa tan với 400-800l nước phun cho tất cả các loại cây trồng và các giai đoạn khác nhau.
  • Phun tưới Vi AMEN định kỳ 7-15 ngày/lần, tùy đối tượng cây trồng nhằm thay thế cho các loại phân bón NPK, phân bón lá khác.

Bài viết từ AQ đã cung cấp thông tin chi tiết về các dấu hiệu cây thiếu dinh dưỡng và hướng dẫn canh tác hiệu quả cùng dòng sản phẩm sinh học Vi AMEN. Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ đồng hành với những giải pháp sinh học cùng bà con cho quá trình canh tác hiệu quả cao.

Sản phẩm được đề xuất cho bài viết này

-17%
Công dụng: Cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng giúp cây sinh trưởng phát triển khỏe mạnh.…
Mua ngay This product has multiple variants. The options may be chosen on the product page

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *