Cách xử lý đất bị nhiễm mặn để trồng trọt & Nguyên nhân

Cách xử lý đất bị nhiễm mặn để trồng trọt & Nguyên nhân

21/03/2024

Kích thước chữ

Đất bị nhiễm mặn là tình trạng ảnh hưởng đến sự phát triển, sinh tồn của cây, đất bị nhiễm hàm lượng muối vượt quá mức, tỷ lệ đất sét chiếm phần lớn. Khiến cho cây không thể hấp thụ nước, các chất dinh dưỡng cần thiết nuôi sống cây, một khi đã bị nhiễm mặn nặng, nguyên khu đất đó không thể sử dụng được nữa.

Tìm hiểu về tình trạng đất bị nhiễm mặn

Nguyên nhân đất bị nhiễm mặn và cách xử lý hiệu quả nhất
Tình trạng nhiễm mặn ở đất trồng khiến cây không thể hấp thụ nước, các vi sinh vật có lợi hoạt đông yếu đi, bị nhiễm nặng khu đất đó không thể sử dụng được nữa

Đất bị nhiễm mặn gây khó khăn cho bà con cho quá trình canh tác, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của cây. Đất mặn là loại đất có hàm lượng muối hòa tan có nồng độ cao hơn các loại đất khác. Phá vỡ các tế bào của cây trồng, tình trạng mất nước diễn ra kéo dài từu đó làm cây bị chết héo úa.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đất bị nhiễm mặn

Nguyên nhân đất bị nhiễm mặn và cách xử lý hiệu quả nhất
Do tác động của con người vì tưới nguồn nước không đảm bảo và hiện tượng bị xâm nhập mặn từ thiên nhiên là nguyên nhân đất trồng nhiễm mặn

Có hại nguyên nhân tác động làm cho đất bị nhiễm mặn đó là do điều kiện tự nhiên và sự nhúng tay của người.

🔶 Yếu tố tự nhiên:

Các mảnh đất lâu ngày không được rửa trôi, sẽ ngày càng tích tụ lượng muối trong đất từ đó đất sẽ bị nhiễm mặn.

Những khu đất khó thoát nước và trở nên khô cằn sẽ rất dễ bị nhiễm mặn.

Ở những vùng gần biển như ở các khu vực như Đồng bằng sông Cửu Long, Bến Tre, Long An, Nghệ An, Cà Mau,.. sẽ dễ bị nước biển xâm nhập vào nguồn nước ngọt hoặc các mạch nước ngầm trong đất, sau một thời gian đất sẽ bị nhiễm phèn mặn.

🔶 Yếu tố con người:

Không tưới đủ nước cho cây, tưới không đúng thời điểm, sử dụng nguồn nước ở sông, suối tưới cho cây. Bởi vì nguồn nước này có thể bị nhiễm một phần nước mặn. Sử dụng thường xuyên sẽ khiến vùng đất đó bị nhiễm mặn. Việc tưới nước nhiều cũng là nguyên nhân khiến cây cũng có thể bị nhiễm mặn bởi vì nước không thể thoát ra kịp.

Nhận biết đất bị nhiễm mặn qua dấu hiệu nào?

Một số dấu hiệu mà bà con có thể nhận biết đất nhiễm mặn như sau:

🔶 Đất sét chiếm 50 – 60% của mảnh đất đó.

🔶 Dùng dụng cụ đo nồng độ pH, nếu đất không còn ở mức cân bằng từ 5.5 đến 7.5 thì khả năng cao đã nhiễm mặn phèn.

🔶 Có phản ứng với trung tính và kiềm rõ ràng.

🔶 Đất không có độ mùn, thiếu chất đạm.

🔶 Vi sinh vật có lợi dần không còn hoặc hoạt động yếu dần đi, cây cối sẽ yếu dần đi và chết héo.

Hậu quả do đất bị nhiễm mặn gây ra cho cây trồng

Đất nhiễm mặn gây ra những tác hại nghiêm trọng như:

🔶 Đất nhiễm mặn cây không thể hút nước, làm cho cây dần bị khô héo, bị háo nước trong một thời gian dài.

🔶 Các loại icon bị dư thừa trong đất, khả năng thẩm thấu của màng bị rối loạn, chính vì thế, để kiểm tra chất dinh dưỡng đi qua màng là rất khó, rễ bị rò rỉ các ion ra bên ngoài.

🔶 Tình trạng thiếu chất khoáng ở cây là do rễ cây bị ức chế.

🔶 Thiếu photpho, cây cối trở nên thiếu sức sống, bị ức chế quá trình phosphoryl hóa.

🔶 Cây trồng chậm phát triển khi bị nhiễm mặn, khiến cho khả năng chống chịu thấp sẽ có thể dừng việc phát triển, không có khả năng chống lại các loại bệnh, khiến cho năng suất cây trồng giảm sút cực mạnh.

Một số cách cải tạo đất bị nhiễm mặn hiệu quả nhanh, an toàn

Nguyên nhân đất bị nhiễm mặn và cách xử lý hiệu quả nhất
Những biện pháp được nhiều hộ nhà vườn áp dụng để hạn chế tình trạng bị nhiễm mặn như biện pháp thủy lợi, bón vôi, canh tác, hóa học, sinh học

Thực hiện các biện pháp ngăn chặn và giảm tình trạng nhiễm mặn phèn ở đất trồng. Giúp ngăn ngừa tình trạng xâm nhập mặn tăng cao, cách xử lý tốt nhất khi đất trồng bị nhiễm mặn.

Cách xử lý đất nhiễm mặn bằng biện pháp thủy lợi

Xây dựng hệ thống thủy lợi được nhiều bà con áp dụng để khử mặn. Áp dụng biện pháp bằng cách đưa lượng ngọt, nước mưa vào trong khu đất nhiễm mặn. Việc làm này sẽ giúp hòa tan các thành phần như Mg, Ca, Na, Sulfate, Chloride ở trong đất mặn.

Sau khi đã xả nước, cần ngâm cho khu đất mặn một thời gian để cho chúng tan vào nước. Hết thời gian ngâm, bà con cần tiến hành xả nước đó đi qua các con kênh, mương hoặc sông. Giúp rửa trôi sạch đất mặn và việc xây dựng hệ thống thủy lợi còn giúp điều chỉnh được lượng nước để tránh ngập úng bộ rễ.

Cách xử lý đất nhiễm mặn bằng kỹ thuật bón vôi

Bón vôi cũng là cách để khử mặn hiệu quả,giúp cung cấp thêm chất hữu cơ, tăng lượng vi sinh vật có lợi, tăng cường sự phát triển cho cây, giảm hàm lượng đất sét và tăng cường các hạt limon và vôi, keo sẽ làm cho đất tơi xốp hơn.

Đất nhiễm mặn được khử bằng vôi cây cối sẽ thải bớt được độ mặn, căn bằng độ pH. Tùy vào mức độ nhiễm mặn sẽ cho liều lượng phù hợp.

Cách xử lý đất nhiễm mặt bằng kỹ thuật canh tác

Chọn giống là khâu rất quan trọng, tìm và lựa chọn những giống tốt có khả năng chống chọi lại được những điều kiện thời tiết khắc nghiệt, các loại bệnh gây hại cho cây trồng và chịu được độ mặn trong đất.

Luân canh cây trồng để giảm bớt sự nhiễm mặn trong đất, phương pháp này còn giúp cải tạo đất trồng hiệu quả được nhiều người áp dụng.

Thuốc xử lý đất bị nhiễm mặn để trồng cây Bio Soil hiệu quả, an toàn

Nguyên nhân đất bị nhiễm mặn và cách xử lý hiệu quả nhất
Sử dụng thuốc trừ mặn, hạ phèn sinh học Bio Soil đảm bảo an toàn, hiệu quả vượt trội, giúp bộ rễ chắc khỏe, cây cối xnah tốt

Sản phẩm Bio Soil có công dụng và thành phần đặc biệt, chuyên cải tạo đất, hạ phèn, khử mặn, giúp đất hồi sinh nhanh, bộ rễ chắc khỏe. Được sản xuất bởi Công Ty TNHH Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ là đơn vị uy tín được nhiều hộ nhà vườn tin tưởng sử dụng sản phẩm.

Thành phần của thuốc xử lý đất nhiễm mặn Bio Soil

Bio Soil gồm có Bacillus spp: 1×10^8 CFU/ml; pHH2O: 5; Tỷ trọng: 1,1 đây là thành phần chính giúp cải tạo đất.

Trong thuốc còn có các Axit amin và các vi sinh vật có lợi được lên men như: Nấm đối kháng: Chatomium spp, Trichoderma spp, Penicilium spp, Mucor spp; Nấm sợi: Aspergillus spp; Vi khuẩn Bacillus spp, Rhodopseudomonas spp, Nấm vòng: Paecilomyces spp và Nấm men, xạ khuẩn: Saccharomyces spp, Actinomycetes.

Công dụng của thuốc xử lý đất nhiễm mặn Bio Soil

✅ Cân bằng độ pH về mức 5.5 – 7 chỉ sau 5 – 7 ngày, giúp đất tơi xốp hơn và tạo độ phì.

✅ Cải tạo đất, phục hồi đất bị bạc màu, sử dụng thuốc hóa học, phân bón vô cơ lâu ngày, không bón đất, không làm chai hóa đất.

✅ Tiêu diệt và ức chế các nấm vi khuyển và tuyến trùng gây hại cho cây trồng.

✅ Giúp bộ rễ chắc khỏe, kích thích ra rễ nhanh để hút chất dinh dưỡng tốt hơn.

✅ Sản sinh nhiều vi sinh vật có lợi cho đất, cây chắc khỏe, tươi xanh.

✅ Giúp cây không bị stress do nhiễm mặn, ngập úng.

Hướng dẫn sử dụng thuốc xử lý đất nhiễm mặn Bio Soil

Pha chai 1 lít sản phẩm vào phuy 400-800 lít nước, tiến hành tưới đẫm vùng gốc rễ.

✅ Cây công nghiệp và cây ăn trái là những cây công nghiệp dùng cách nhau 2-3 tháng/lần, mỗi năm từ 2 – 3 lần.

✅ Cây rau màu và cây lương thực là những cây ngắn ngày một vụ mùa sử dụng 2 – 3 lần (lần 1 sử dụng khi gieo trồng và lần 2 cách 15-20 ngày).

Địa chỉ uy tín mua thuốc xử lý đất bị nhiễm mặn

Sản phẩm sinh học cải tạo đất, khử mặn, hạ phèn Bio Soil được điều chế, phân phối trực tiếp tại Trung tâm sản phẩm sinh học AQ. Đây là đơn vị sản xuất, nghiên cứu các chế phẩm sinh học, phân bón vi sinh chất lượng, uy tín, dày dặn kinh nghiệm và được nhiều khách hàng tin tưởng, sử dụng.

Tại AQ, với đội ngũ kỹ sư chuyên môn cao cùng mô hình nhà máy sản xuất hiện đại, chúng tôi tự hào cung cấp các giải pháp sinh học tốt nhất, là đơn vị bạn đồng hành xuyên suốt quá trình canh tác của bà con.

Bài viết trên đã cung cấp các thông tin về đất bị nhiễm mặn như nguyên nhân nhiễm mặn, tác hại, dấu hiệu nhận biết và một số biện pháp phổ biến để khử mặn hiệu quả. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin bổ ích giúp vườn nhà của bà con cải tạo đất và rửa trôi phèn mặn hiệu quả.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *