Cách chăm sóc sầu riêng mùa mưa để giữ trái chắc, cây khỏe
Kích thước chữ
Chăm sóc sầu riêng mùa mưa là một trong những giai đoạn quyết định tỷ lệ đậu trái và đạt năng suất vào cuối vụ. Mưa nhiều khiến độ ẩm tăng cao, rễ dễ bị úng, nấm bệnh bùng phát và trái non rụng hàng loạt nếu không có biện pháp chủ động. Vì vậy, nhà vườn cần áp dụng đúng kỹ thuật thoát nước, cắt tỉa, bón phân và phòng bệnh để bảo vệ cây khỏe, trái chắc trong suốt mùa mưa. Chi tiết về cách chăm sóc sầu riêng vào mùa mưa sẽ được Công ty AQ trình bày dưới bài viết sau đây.
Tìm hiểu về cách chăm sóc sầu riêng mùa mưa

Chăm sóc sầu riêng mùa mưa là thách thức lớn với nhà vườn do mưa kéo dài gây úng nước, thối rễ, nấm bệnh lan nhanh và rụng trái hàng loạt. Nếu không chủ động xử lý, cây suy yếu, năng suất giảm mạnh, thậm chí mất trắng vụ.
Tuy nhiên, nếu áp dụng đúng kỹ thuật thoát nước, phòng bệnh và nuôi trái, bà con hoàn toàn có thể bảo vệ vườn sầu riêng khỏe mạnh, phát triển ổn định trong suốt mùa mưa.
Tại sao cần phải chăm sóc sầu riêng mùa mưa?
Mùa mưa là lúc cây sầu riêng bước vào giai đoạn sinh trưởng, phát triển. Cây sẽ cung cấp nước tưới hằng ngày, bù đắp cho giai đoạn mùa khô bị mất nước, bà con không phải tốn công sức kéo dây để tưới cho cây.
➡️ Tuy nhiên, đây cũng chính thời điểm mà cây mắc phải nhiều vấn đề nhất, dễ mắc phải các loại nấm, khuẩn, tuyến trùng rễ trong đất nếu như không biết cách chăm sóc phù hợp.
➡️ Một số vườn sầu trồng xen với mít thường bị nhiễm nấm Colletotrichum, Solani xâm nhập và gây ra bệnh cháy lá.
➡️ Môi trường ẩm ướt là nguyên nhân gián tiếp tạo điều kiện cho nấm bệnh có cơ hội phát triển, chúng thường tấn công qua các vết thương trên lá, tồn tại chủ yếu trong đất hoặc lây từ cây này sang cây khác nhờ vào gió, nước mưa.
➡️ Nước ngập lâu ngày khiến rễ bị thiếu oxy, dễ dẫn đến thối rễ, khiến cây suy yếu nhanh chóng.
➡️ Một nguy cơ khác là hiện tượng téc gió, xảy ra khi đất ẩm quá mức khiến rễ không bám chắc, cộng thêm tán lá nặng khiến gió dễ làm cây nghiêng, đổ. Đồng thời, trong điều kiện ẩm và thiếu canxi, cuống trái trở nên mềm yếu, rất dễ bị rụng khi gặp gió mạnh hay sau mưa lớn.
➡️ Chính vì những ảnh hưởng nghiêm trọng mà môi trường ẩm ướt khi vào mùa mưa gây ra cho cây, chúng ta cần tiến hành chăm sóc cây sầu riêng mùa mưa, áp dụng các phương pháp phòng trừ, cày xới giảm ứ đọng nước, bón phân cung cấp dinh dưỡng,…
Hướng dẫn cách chăm sóc sầu riêng mùa mưa
Dưới đây là những cách chăm sóc sầu riêng mùa mưa hiệu quả, được đúc kết từ kinh nghiệm thực tế và kỹ thuật nông nghiệp hiện đại. Áp dụng đúng cách sẽ giúp nhà vườn bảo vệ bộ rễ, hạn chế bệnh hại, giữ trái chắc cuống và nâng cao năng suất dù thời tiết bất lợi.
Biện pháp thoát nước và bảo vệ bộ rễ sầu riêng

Cách chăm sóc sầu riêng trong mùa mưa bà con cần thực hiện đó là áp dụng các phương giúp hạn chế rễ bị ngợp, bảo vệ bộ rễ, tránh ứ đọng nước trong đất. Muốn cây khỏe mạnh, hạn chế nhiễm các loại bệnh cần bảo vệ bộ rễ, thoát nước kịp thời.
✅ Bà con nên đào mương xung quanh gốc và giữa các hàng cây, đồng thời dọn sạch cỏ sát mặt đất để tăng khả năng thoát nước sau mưa lớn. Tuyệt đối không phủ bạt kín quanh gốc, vì điều này làm giữ nước, khiến rễ bị úng và thiếu oxy.
✅ Bón bổ sung phân hữu cơ hoai mục kết hợp men vi sinh, giúp cải tạo đất, tăng độ tơi xốp và tạo hệ vi sinh có lợi cho rễ phát triển. Đặc biệt, chế phẩm Trichoderma là giải pháp sinh học hiệu quả trong việc ức chế nấm gây hại như Phytophthora đây là thủ phạm chính gây thối rễ trong mùa mưa.
✅ Tiến hành đắp mô đất cao quanh gốc, giúp gốc cây cao hơn mặt vườn và hạn chế nước ứ đọng.
✅ Đồng thời, che chắn nhẹ phần tán lá (bằng lưới hay cây trồng xen) sẽ làm giảm lượng nước mưa dội trực tiếp xuống gốc, giúp giữ cho bộ rễ thông thoáng, hạn chế tổn thương do ẩm ướt kéo dài.
Phòng trừ nấm bệnh tấn công sầu riêng vào mùa mưa

✅ Để hạn chế những thiệt hại do nấm bệnh gây ra vào mùa mưa, bà con chủ động phun phòng nấm định kỳ như thuốc sinh học Phy Fusaco để điều trị nấm Phytophthora, bệnh thán thư, thối trái… một cách an toàn, đặc biệt trước và sau các đợt mưa lớn.
✅ Kết hợp luân phiên với các loại thuốc sinh học, thảo mộc để giảm thiểu dư lượng, đồng thời bảo vệ hệ vi sinh có lợi trong đất.
✅ Về mặt canh tác, cần quản lý tán cây thông thoáng, cắt tỉa cành già, cành sâu bệnh và những cành khuất sáng để hạn chế độ ẩm ứ đọng bên trong tán vì đây chính là môi trường lý tưởng cho nấm lan rộng.
Chăm sóc trái sầu riêng vào mùa mưa

✅ Tại nhiều khu vực, đặc biệt các tỉnh ở Tây Nguyên, đây chính là thời điểm trái sầu riêng đang trong quá trình nuôi dưỡng, vì thế việc chăm sóc sầu riêng mùa mưa cần được thực hiện kỹ lưỡng để hạn chế rụng trái, trái phát triển đồng đều.
✅ Bà con nên tỉa bỏ những trái bị sâu, méo mó hoặc phát triển kém để tập trung dinh dưỡng nuôi các trái còn lại. Việc giữ số lượng trái vừa phải trên mỗi cành cũng giúp cây giảm tải, tránh gãy nhánh trong điều kiện thời tiết bất lợi.
✅ Trong giai đoạn cây ra trái, không bón quá nhiều phân đạm vào mùa mưa, vì điều này khiến trái phát triển nhanh nhưng cuống mềm, dễ rụng khi gặp gió lớn hoặc mưa kéo dài. Thay vào đó, nên phun bổ sung Canxi, Bo và Kali để tăng độ cứng cuống, giúp trái chắc hơn và bám cây lâu hơn.
✅ Cần duy trì độ ẩm vừa phải cho đất, không để đất ngấm quá nhiều nước mưa, ứ đọng khiến cây có thể gặp tình trạng sốc nước và rụng trái hàng loạt
🚨 Chú ý: Vào giai đoạn sắp thu hoạch sầu riêng vào mùa mưa bà con tuyệt đối không sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, để đảm bảo chất lượng trái, tránh dư lượng các chất không tốt có trong trái chỉ nên áp dụng các phương pháp canh tác được đề cập các phần trên như: Cắt tỉa, đắp mô, đào rãnh mương thoát nước, vệ sinh vườn,…
Một số kỹ thuật canh tác hiện đại để chăm sóc sầu riêng mùa mưa
Để thích ứng hiệu quả với điều kiện mưa nhiều, bà con có thể áp dụng một số kỹ thuật canh tác thông minh, hiện đại giúp giảm rủi ro và tăng hiệu quả chăm sóc sầu riêng mùa mưa.
✅ Nếu quy mô vườn không quá lớn hoặc vườn khá nhạy cảm, bà con nên đầu tư lắp đặt mái che bán phần hoặc lưới chống mưa nhằm giúp hạn chế nước mưa dội trực tiếp vào gốc, đồng thời giảm nguy cơ bệnh do ẩm độ cao gây ra.
✅ Ứng dụng công nghệ vào sản xuất như lắp đặt cảm biến đo ẩm độ và thiết bị dự báo mưa tự động sẽ giúp bà con điều chỉnh thời điểm tưới tiêu, bón phân một cách chính xác, tránh lãng phí và hạn chế cây bị “sốc nước”.
✅ Ưu tiên chọn giống gốc ghép có khả năng chịu úng tốt nếu trồng ở vùng trũng thấp, giúp cây phát triển ổn định trong điều kiện đất ẩm kéo dài.
✅ Kết hợp trồng xen cây chắn gió như chuối, hoặc cây hút nước như cỏ vetiver quanh vườn cũng là giải pháp tự nhiên giúp bảo vệ sầu riêng trước gió bão và hỗ trợ điều hòa độ ẩm đất hiệu quả.
Lưu ý khi xử lý ra hoa và đậu trái sầu riêng trong mùa mưa
➡️ Việc xử lý ra hoa và đậu trái trong mùa mưa cần hết sức thận trọng, bởi thời tiết ẩm ướt kéo dài có thể làm bông hoa dễ bị thối, nấm tấn công, dẫn đến tỷ lệ đậu trái rất thấp. Do đó, không nên kích hoa trong thời điểm mưa nhiều liên tục hoặc dự báo thời tiết xấu.
➡️ Trường hợp bắt buộc phải ra hoa trong mùa mưa (do chu kỳ cây hoặc yêu cầu thị trường), bà con nên tăng cường che chắn bằng lưới mưa hoặc mái che bán phần, đồng thời quản lý độ ẩm đất và tán cây thật tốt để giảm điều kiện phát triển của nấm bệnh.
➡️ Khi cây ra hoa, có thể hỗ trợ đậu trái bằng cách phun phân bón lá chứa Bo, Kali (như KNO₃), Bloom vào thời điểm trước và sau khi nở hoa để tăng khả năng thụ phấn và giúp cuống trái cứng cáp hơn.
➡️ Sau khi đậu trái, cần tiến hành cột trái sớm đúng kỹ thuật và kiểm tra định kỳ, nhất là sau các cơn mưa lớn, để hạn chế rụng trái hoặc gãy nhánh do cuống yếu hoặc dây cột lỏng. Đây là giai đoạn dễ mất mùa nếu không quản lý chặt, nên cần đầu tư kỹ lưỡng để bảo vệ thành quả.
Trên đây là những chia sẻ của Sinh học AQ về các phương pháp chăm sóc sầu riêng mùa mưa. Giúp cây luôn khỏe mạnh, hạn chế nấm bệnh xâm nhập trong mùa này, đặc biệt giai đoạn ra trái cần tiến hành chăm sóc kỹ lưỡng để tránh bị rụng non, nấm trái ảnh hưởng đến chất lượng. Hy vọng, qua bài viết này quý bà con có thể nắm vững kiến thức chăm sóc để cây sầu riêng luôn ở trạng thái tốt nhất và đảm bảo năng suất.