Hướng dẫn chăm sóc nho sau thu hoạch mau hồi phục, rễ khỏe

Hướng dẫn chăm sóc nho sau thu hoạch mau hồi phục, rễ khỏe

17/01/2024

Kích thước chữ

Chăm sóc nho sau thu hoạch bằng cách vận dụng các kỹ thuật canh tác, kết hợp với hoạt động phòng ngừa sâu bệnh giúp vườn nho của vụ sau đạt hiệu suất tốt. Qua đó nâng cao giá trị kinh tế của nho Việt Nam.

Về kỹ thuật chăm sóc nho sau khi thu hoạch ra sao, mời bà con cùng theo dõi qua bài viết dưới đây.

Tìm hiểu về quy trình chăm sóc nho sau thu hoạch

Hướng dẫn chăm sóc nho sau thu hoạch mau hồi phục, rễ khỏe
Kỹ thuật chăm sóc cây nho mau chóng khỏe mạnh xanh lá, đứng cây sau một mùa vụ

Sau mỗi mùa vụ, cây nho thường rất yếu do trong quá trình nuôi trái, cây đã tập trung hết dinh dưỡng vào quả trên cành. Đồn thời vườn nho còn bị sâu, côn trùng và các bệnh do nấm, vi khuẩn, virus tấn công làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.

Chinh vì thế sau mỗi mùa vụ cây nho cần được chăm sóc để mau chóng phục hồi, tái tao bộ rễ, hấp thụ tốt dinh dưỡng trong đất, bung chồi, đi đọt nhanh, xanh lá, đứng cây. Chuẩn bị cho mùa vụ tiếp theo trái ra trĩu cành, sai quả, một mùa vụ bội thu.

Một số giống nho phổ biến tại Việt Nam

Các giống nho mà AQ đề xuất dưới đây đều đã được trồng ở Việt Nam, được nghiên cứu và lai tạo từ các giống nho khác (ví dụ: giống châu  u) thông qua kỹ thuật gốc ghép hoạch bao chùm quả nho.

Với mục tiêu đa dạng hóa giống nho, bên cạnh đó góp phần nâng cao hiệu suất cây trồng, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nho trong và ngoài nước thông qua hoạt động chăm sóc nho sau thu hoach. Nâng cao vị thế nông sản Việt, đảm bảo điều kiện xuất khẩu trái cây ở các quốc gia.

  • Giống NH01-48 (nho xanh Ninh Thuận): nho thuần Việt, cây khỏe, phát triển tốt, năng suất đạt từ 15 – 18 tấn/ha.
  • Giống NH01-126 (nho keo): phổ biến vào khoảng năm 2020 – 2021. Có khả năng chống chịu thời tiết nắng nóng và sâu bệnh, thích hợp với các loại đất trồng.
  • Giống NH01-152 (nho ngón tay đỏ): hay còn gọi là nho mỹ nữ, hình dạng quả thuôn dài, chắc thịt, ngọt nước.
  • Nho không hạt NH04-61: sinh trưởng khỏe, khả năng chống chịu sâu bệnh cao, chất lượng quả đồng đều.
  • Giống NH04-102 (nho ngón tay đen): có nguồn gốc từ châu  u, sau đó được Viện Nha Hố lai tạo và trồng ở Ninh Thuận. Quả có màu tím đen, không hạt, thịt giòn và có vị ngọt.
  • Giống NH04-195 (nho Hạ đen): có nguồn gốc từ tỉnh Quảng Tây Trung Quốc. Quả khi chín có màu đen, vị siêu ngọt (hơn giống nho xanh Ninh Thuận), không hạt.
  • 3 giống nho rượu khác là NH02-97, NH02-90, NH02-137 cũng được trồng phổ biến và đưa vào kinh doanh tại khu vực tỉnh Ninh Thuận.

Giá trị dinh dưỡng có trong quả nho

Hướng dẫn chăm sóc nho sau thu hoạch mau hồi phục, rễ khỏe
Trong mỗi quả nho chứa hàm lượng lớn dưỡng chất cần thiết và có lợi cho sức khỏe, cơ thể

Sử dụng nho rất tốt cho sức khỏe, cơ thể con người, đây là điều mà cắc hẳn ai cũng biết. Nhưng tại sao quả nho lại tốt cho sức khỏe, trong nho chứa hàm lượng dinh dưỡng nào. Trong nội dung này AQ sẽ giải thích cho bà con hiểu rõ hơn về hàm lượng dinh dưỡng có trong 1 quả nho

Calo: Chứa một lượng nhỏ calo, đây là nguồn năng lượng nhẹ và tốt cho chế độ ăn uống hàng ngày.

Carbohydrate: Hàm lượng đường tự nhiên, chủ yếu là glucose và fructose, nguồn năng lượng tức thì cho cơ thể.

Chất xơ: Nho cung cấp một lượng chất xơ nhất định, giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa và duy trì sức khỏe của đường ruột.

Vitamin C: Một loại vitamin chống oxy hóa, giúp củng cố hệ thống miễn dịch và duy trì sức khỏe của làn da.

Kali: Nho là nguồn kali tốt, giúp duy trì cân bằng nước và khoáng chất trong cơ thể, hỗ trợ chức năng của cơ, thần kinh, và tim mạch.

Vitamin K: Cần thiết cho quá trình đông máu và duy trì sức khỏe của hệ thống xương.

Resveratrol: Một chất chống oxy hóa có trong vỏ nho, được cho là có lợi cho sức khỏe tim mạch và có khả năng chống vi khuẩn.

Hướng dẫn quy trình chăm sóc nho sau thu hoạch mau hồi phục

Chia sẻ bí kíp chăm sóc nho sau thu hoạch
Vận dụng các kỹ thuật canh tác, phòng ngừa sâu bệnh góp phần tăng năng suất vườn nho

Giống nho tốt là điều kiện cần để quyết định năng suất và chất lượng vườn nho. Hỗ trợ điều này, việc chăm sóc nho sau thu hoạch lại là điều kiện đủ để tiến hành cho mùa vụ sau.

Theo đánh giá, các giống nho được lai tạo, chọn lọc bởi Viện Nha Hố, sau khi đưa vào kế hoạch sản xuất – kinh doanh đã mang đã mang đến hiệu quả cao nhờ việc đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng.

Các yếu tố khác như kỹ thuật phân bón, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, lựa chọn đất gieo trồng, chăm sóc vườn nho sau thu hoạch hay thời điểm khai thác vụ có tác động gián tiếp lên hiệu quả vườn nho vụ sau.

Nhằm giúp người trồng nho nâng cao giá trị kinh tế của vườn mình, sau đây AQ sẽ chia sẻ bí kíp chăm sóc nho sau thu hoạch, phục hồi sức khỏe cho cây để đảm bảo năng suất và chất lượng cây trồng.

Quy trình gồm có 5 bước:

  1. Cho cây nho nghỉ ngơi sau thu hoạch
  2. Cắt, tỉa cành cây nho sau thu hoạch
  3. Bón phân cho vườn nho
  4. Tưới nước đầy đủ
  5. Phòng ngừa sâu bệnh hại trước khi bắt đầu vụ mới

Cho cây nho nghỉ ngơi sau thu hoạch

Bước đầu tiên trong quy trình chăm sóc nho sau khi thu hoạch là để cây được nghỉ ngơi. Việc cung cấp dinh dưỡng ngay không làm cây nho khỏe lên mà còn phản tác dụng.

Lúc này cây đang rất yếu vì sử dụng tổng nguồn lực để cho ra trái tốt, không đủ sức đề kháng để chống chọi với sâu bệnh hại. Nguồn dinh dưỡng dư thừa là nơi trú ấn lý tưởng cho vi nấm, sâu bệnh. Vì thế, sau 30 – 40 ngày là thời điểm thích hợp để tiến hành chăm sóc vườn nho sau thu hoạch.

Cắt tỉa cành nho sau thu hoạch

Chia sẻ bí kíp chăm sóc nho sau thu hoạch
Cắt tỉa cành là bước quan trọng để loại bỏ các tàn dư của vụ mùa trước

Tùy theo khả năng giữ nước đất, tiến hành bỏ khô đất từ 15 – 20 ngày. Điều này nhằm giúp cải tạo hệ vi sinh vật trong đất, tăng khả năng hấp thụ oxy, diệt trừ mầm mống sâu bệnh hại và ngăn chặn sự tái phát.

Đồng thời vệ sinh khu vực xung quanh, dọn dẹp lá cây, trái rụng, dọn cỏ hoặc các tàn dư khác nhằm đảm bảo môi trường trồng nho luôn sạch sẽ.

Tiếp theo, bà con sử dụng các dụng cụ chuyên dùng cắt tỉa cành, chọn những nhánh phụ, cành khô, cành hóa gỗ ở vị trí mắt cá to, cành nhỏ, cành cây hoặc lá bị nhiễm bệnh và cắt tỉa chúng. Các tàn dư cuống trái cũng cần được loại bỏ.

Bổ sung phân bón cho vườn nho sau thu hoạch

Công tác cải tạo đất là hoạt động cần thiết trong quy trình chăm sóc nho sau thu hoạch. Hoạt động này mang đến những lợi ích sau:

✅ Giúp đất tơi xốp, tạo độ ẩm cho đất sau khi phơi khô.

✅ Hồi phục bộ rễ, kích thích sự sinh trưởng giúp rễ bám chặt vào đất.

✅ Cung cấp nguồn dinh dưỡng cho cây, giúp cây nho đơm hoa, kết trái, và ra quả chất lượng.

✅ Một số phân bón được khuyến khích sử dụng: phân hữu cơ chất lượng tốt, phân vi sinh, phân trùn quế, phân NPK.

Công thức phân bón để chăm sóc cây nho sau thu hoạch: tùy vào tình trạng đất trồng sẽ có các công thức bón phân phù hợp, bà con có thể cân nhắc sử dụng kết hợp thuốc sinh học kích rễ để tăng độ hiệu quả của đất vườn nho.

Đối với phân bón vi sinh, bà con nên ưu tiên các loại phân bón có chứa nấm vi sinh Trichoderma spp, tái tạo đất trồng sau vụ thu hoạch, phục hồi và bổ sung hàm lượng vi sinh vật cần thiết cho đất vườn nho.

Lưu ý: Đất trồng nho là đất pha cát hoặc đất thịt, độ pH từ 5.5 – 6.5 là ổn định.

Kỹ thuật bón phân: Rải đều ở các luống nho, dùng cuốc xới nhẹ để vùi phân bón vào trông, vừa bón vừa tưới nước, không được để phân bón bị khô.

Tưới nước cho cây nho sau thu hoạch

Chia sẻ bí kíp chăm sóc nho sau thu hoạch
Ứng dụng hệ thống tưới phun hoặc tưới nhỏ giọt đảm bảo cung cấp đủ độ ẩm cho vườn nho

Cây nho là loài cây chịu hạn tốt, ưa sáng, phát triển mạnh ở các khu vực có khí hậu ôn đới và bán ôn đới. Tuy nhiên không được để đất bị khô, phân bón sẽ không phát huy tác dụng gây ảnh hưởng đến quá trình chăm sóc cây nho sau thu hoạch.

  • Đối với đất cát, từ 5 – 7 ngày tưới nhắc lại.
  • Đối với đất thịt, từ 10 – 15 ngày tưới nhắc lại (lượng nước nhiều hơn khi tưới đất cát).

Thời tiết hanh khô, tưới nhắc lại 1 tuần/lần. Trời mưa phải tiêu thoát nước cho vườn nho tránh ngập úng đất.

Kỹ thuật tưới: tưới gốc, tưới đẫm và nhiều (tránh tràn)

Phòng ngừa sâu bệnh gây hại vườn nho sau thu hoạch

Như đã chia sẻ, thời điểm sau thu hoạch là lúc sức khỏe cây nho đang yếu nhất, là cơ hội để sâu bệnh và nấm mốc tấn công cây trồng.

Đây là hoạt động cần thiết trong quy trình chăm sóc nho sau thu hoạch, nếu bà con bỏ qua bước này thì nguy cơ nhiễm bệnh của vụ nho kế tiếp là có thể.

Một số loại bệnh và sâu hại thường thấy như: rầy, nhện đỏ, nhện vàng, sâu xanh da láng, rệp sáp, mốc sương, phấn trắng, gỉ sắt, thán thư, nấm cuống,…

AQ khuyến khích bà con nên đi thăm vườn thường xuyên, giai đoạn trước, trong và sau thu hoạch nho đều liên tục kiểm tra để sớm phát hiện các dấu hiệu bệnh ở cây nho. Như vậy mới đảm bảo việc chăm sóc vườn nho sau thu hoạch đạt hiệu quả cao.

Những lưu ý khi chăm sóc nho sau thu hoạch

Chia sẻ bí kíp chăm sóc nho sau thu hoạch
Chọn các giống nho chống chịu tốt để giảm nguy cơ mắc bệnh hại do nấm gây ra

Ngoài việc chăm sóc nho sau thu hoạch đúng kỹ thuật, quá trình canh tác vườn trước đó cũng cần đảm bảo các yếu tố về tưới nước, phân bón, dinh dưỡng, ánh sáng. Điều này sẽ góp phần cho hoạt động chăm sóc về sau trở nên dễ dàng hơn.

Muốn vườn nho đạt được năng suất và chất lượng cao, bà con cần theo dõi, thăm vườn thường xuyên để kịp thời phát hiện sâu bệnh hại để có những động thái xử lý và ngăn ngừa hiệu quả.

Chăm sóc nho sau thu hoạch phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có cả người trồng. Vì thế bà con cần lưu ý những điều mà AQ đã chia sẻ phía trên, cập nhật cho mình những kiến thức cần thiết để có phương thức chăm sóc vườn nho một cách hiệu quả nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *