Biện pháp xử lý cây ổi bị vàng lá hết nhanh và Nguyên nhân

Biện pháp xử lý cây ổi bị vàng lá hết nhanh và Nguyên nhân

08/05/2024

Kích thước chữ

Tình trạng cây ổi bị vàng lá gần đây xuất hiện tương đối phổ biến, nhất là ở tỉnh Vĩnh Long và Sóc Trăng trên giống Nữ hoàng. Điều này gây ra nỗi hoang mang cho bà con nông dân do chưa xác định được căn nguyên bệnh hại. Để tìm ra giải pháp xử lý và nguyên nhân của bệnh vàng lá chết cây ổi, cùng AQ xem thêm tại bài viết dưới đây.

Tổng quan về tình trạng cây ổi bị vàng lá

Cây ổi bị vàng lá: Cách nhận diện và Phòng trừ hiệu quả
Tình trạng cây ổi bị vàng lá xảy ra vào mùa khô từ tháng 1 – 5, giai đoạn vườn ổi từ 1,5 – 2 năm tuổi

Cây ổi bị vàng lá thường xuất hiện khi vườn ổi được 2 năm tuổi. Mặc dù ổi là loại cây ăn trái dễ trồng, dễ chăm, thích ứng tốt với nhiều nền đất khác nhau, có thể trồng xen canh do cây cho thời gian thu hoạch sớm, tuy nhiên khả năng nhiễm bệnh tất nhiên vẫn có.

Nguyên nhân làm cho cây ổi bị vàng lá trên diện rộng

Có rất nhiều nguyên nhân khiến vườn ổi của bà con bị vàng lá như trời nắng gắt, thiếu dinh dưỡng; đất chai cứng, suy thoái, bạc màu. Nặng hơn là khi nấm bệnh lây lan và tấn công trên toàn vườn ổi.

Phần lớn là do nấm Nalanthamala psidii và tuyến trùng Meloidogyne sp gây ra.Tùy theo giống ổi mà sẽ do 1 trong 2 tác nhân trên gây ra. Tuy nhiên vẫn có trường hợp trong một vườn ổi xuất hiện đồng thời cả nấm và tuyến trùng gây vàng lá, khiến bệnh diễn biến nhanh và gây chết cây hàng loạt.

Nguyên nhân khác khiến cây ổi bị vàng do chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Việc chuyển đổi mà không xử lý đất trồng cây khiến đất bị chua, đất nhiễm phèn, chai cứng hạn chế khả năng phát triển của bộ rễ, tạo cơ hội cho mầm bệnh tấn công vườn ổi dễ dàng hơn.

Dấu hiệu ban đầu của tình trạng cây ổi bị vàng lá ra sao?

Cây ổi bị vàng lá: Cách nhận diện và Phòng trừ hiệu quả
Nấm Nalanthamala psidii và tuyến trùng Meloidogyne sp gây những biểu hiện bệnh vàng lá khác nhau trên cây ổi

Đối với nấm Nalanthamala psidii:

✔️ Lá ngọn bị héo úa vàng, rụng sớm. Các nhánh cây từ nhỏ đến lớn khô và chết dần.

✔️ Trái ổi phát triển kém, có thể thối và rụng do cây suy yếu, còi cọc, không cấp đủ dinh dưỡng để nuôi trái.

✔️ Cổ rễ xuất hiện các vết đen, mô mạch hóa nâu và chuyển đen hoàn toàn, chết dần từng rễ khiến rễ thối toàn bộ.

Đối với tuyến trùng Meloidogyne sp:

✔️ Tương tự như biểu hiện bệnh vàng lá cây ổi do nấm, ban đầu lá ổi úa vàng sớm, rìa lá chuyển màu nâu tím, lá nhỏ so với bình thường.

✔️ Bộ rễ xuất hiện các nốt u sần nhỏ rời rạc hoặc nối liền nhau, tạo thành tua bạch tuộc. Nếu để lâu bệnh chuyển nặng khiến các khối u thối rữa dần.

Tác hại của cây ổi bị vàng lá gây ra

Do lá rụng sớm, lá mới không kịp ra khiến quá trình quang hợp bị ảnh hưởng, cây sinh trưởng kém, suy yếu còi cọc, năng suất giảm dần và sau đó là chết cây ổi.

Dấu hiệu héo rụng lá có thể diễn biến chậm hoặc nhanh tùy điều kiện môi trường và các tác nhân đi kèm. Nếu không kiểm soát chặt chẽ tạo điều kiện cho bệnh phát triển nặng hơn, ảnh hưởng đến nguồn thu nhập của bà con nông dân.

Thông thường, tỷ lệ cây ổi bị vàng lá trong vườn chiếm khoảng 5% vẫn còn khả năng chữa trị. Nhưng vượt quá con số trên thì hiệu quả phục hồi thấp, hơn 30% sẽ phải bỏ vườn do bộ rễ cây ổi đã thối hư hoàn toàn.

Một số cách phòng trừ cây ổi bị vàng lá đơn giản, hiệu quả

Cây ổi bị vàng lá: Cách nhận diện và Phòng trừ hiệu quả
Xử lý đất trước khi trồng ổi là hoạt động cần thiết giúp giảm thiểu nguy cơ cây ổi bị nhiễm bệnh vàng lá thối rễ

Sau đây, AQ xin chia sẻ đến bà con một số biện pháp canh tác hữu hiệu, áp dụng trong quá trình trồng và chăm sóc vườn ổi giúp vườn luôn khỏe mạnh, cây đạt năng suất cao, hạn chế mầm bệnh vàng lá cây ổi tiềm ẩn kéo dài tuổi thọ cây.

Phương pháp chăm sóc phòng ngừa bệnh vàng lá chết cây ổi

✅ Xử lý đất trồng trước khi gieo vụ ổi, xới xáo, phơi khô ải và điều chỉnh độ pH đất về mức 6 – 7.

✅ Bón lót bằng phân hữu cơ vi sinh phục hồi đất bị suy thoái, bạc màu, chai cứng.

✅ Nếu trồng trên đất cũ, tiến hành loại bỏ hết các gốc cây cũ, sau đó xử lý đất tương tự như trên.

✅ Tưới đủ nước cho vườn ổi vào mùa khô, giúp đất trồng thoát nước hiệu quả khi lượng mưa tăng cao.

✅ Có thể trồng xen canh cây ổi với cây đàn hương, vạn thọ để giảm thiệu mật độ tuyến trùng gây bướu rễ, đồng thời nâng cao hiệu quả kinh tế.

✅ Thăm vườn định kỳ để sớm phát hiện dấu hiệu cây ổi bị vàng lá, ngăn ngừa nguy cơ lây lan toàn vườn.

Sử dụng thuốc hóa học xử lý bệnh vàng lá ở cây ổi

Bà con có thể sử dụng thuốc BVTV hóa học để phòng ngừa sâu bệnh hại vườn ổi bằng cách phun phòng. Lưu ý là chỉ phun những loại thuốc trong danh mục cho phép sử dụng, phun đúng liều theo HDSD của nhà sản xuất tránh gây hại đến sức khỏe của cây ổi.

Thuốc đặc trị bệnh vàng lá cây ổi hết nhanh Be Green an toàn cho cây

Cây ổi bị vàng lá: Cách nhận diện và Phòng trừ hiệu quả
Thuốc đặc trị cây ổi bị vàng lá Be Green AQ12 được nhiều bà con tin dùng và sử dụng

Ngoài vàng lá, cây ổi còn xuất hiện các cục bướu rễ gây thối rễ, kết hợp với điều kiện thời tiết lý tưởng khiến cây chết nhanh hơn. Vì thế cần có giải pháp xử lý tận gốc để hạn chế tối đa mức thiệt hại trên toàn vườn ổi.

BE GREEN AQ12 – Thuốc đặc trị bệnh vàng lá cây ổi do Công ty TNHH Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ sản xuất, được bà con trên toàn quốc tin dùng.

Thành phần thuốc trị bệnh vàng lá trên cây ổi Be Green

Be Green AQ12 gồm các chủng nấm đối kháng khỏe mạnh, bao gồm:

Chaetomium cupreum: 1,5 x 106 CFU/g.

Tổ hợp 25 loại nấm khác như: Trichoderma spp, Paecilomyces sp, v.v và các vi sinh phân giải lân, kali kết hợp các loại amino axit, axit fulvic.

Công dụng thuốc trị bệnh vàng lá trên cây ổi Be Green

Thuốc trị cây ổi bị vàng lá Be Green AQ12 với những công dụng hữu ích như:

☑️ Phục hồi những cây ổi bị nhiễm bệnh vàng lá, chết cây.

☑️ Xử lý triệt để nấm bệnh gây vàng lá thối rễ trong vườn ổi.

☑️ Kích thích cây ổi ra rễ mới, bảo vệ vườn ổi khỏi các tác nhân gây hại như: nấm thối lở cổ rễ, vi khuẩn, tuyến trùng.

☑️ Cung cấp các dưỡng chất thiết yếu tăng cường sức đề kháng cho đất và cây trồng thông qua khả năng hấp thụ phân bón.

Hướng dẫn sử dụng thuốc trị bệnh vàng lá trên cây ổi Be Green

Phun thuốc trị bệnh vàng lá cây ổi: 50g Be Green + 40 – 80 lít nước. Mỗi đợt tưới cách 5 – 10 ngày, khi thuốc cho hiệu quả tiến hành tưới theo công thức phòng bệnh.

Phuốc thuốc phòng cây ổi bị vàng lá: 25g Be Green + 20 – 40 lít nước, xử lý 3 – 4 lần/vụ ổi.

Kỹ thuật tưới: Tưới trực tiếp vùng đất dưới tán cây ổi.

Như vậy, AQ đã cung cấp chi tiết thông tin giải đáp “vì sao cây ổi bị vàng lá” đến mọi người. Hy vọng bài viết này đã giúp bà con hiểu hơn về tình hình bệnh hại trong vườn ổi, chủ động phun phòng từ đầu vụ kết hợp canh tác hiệu quả, nâng cao năng suất trên toàn vườn ổi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *