Phòng trị cây nguyệt quế bị chết cành và Nguyên nhân do đâu
Kích thước chữ
Cây nguyệt quế bị chết cành là tình trạng cây đang gặp vấn đề nghiêm trọng về điều kiện chăm sóc hoặc môi trường. Bệnh khiến cây bị sụt giảm năng suất, cây yếu dần, phát triển kém nếu quá nhiều cành chết có thể đe dọa đến sự sống của cây, khiến bà con gặp khó khăn trong quá trình điều trị bệnh.
Để tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết nguyệt quế bị chết cành, hãy cùng AQ theo dõi các nội dung dưới đây, từ đó có những biện pháp xử lý phù hợp.
Tìm hiểu về cây nguyệt quế bị chết cành
Cây nguyệt bị chết cành là hiện tượng khiến nhiều nhà vườn lo lắng, bởi bệnh có thể khiến cây bị chết đột ngột, chỉ trong thời gian toàn vườn quế đều nhiễm bệnh gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng. Ảnh hưởng đến công sức chăm sóc, tiền bạc đầu tư và nguồn kinh tế của bà con.
Nguyên nhân dẫn đến cây nguyệt quế bị chết cành
Cành nguyệt quế bị chết do nhiều nguyên nhân tác động, dưới đây là một số lý do chính của tình trạng bệnh này:
🔶Cây bị thiếu hoặc thừa nước: Việc cung cấp nước tưới không đồng đều có thể khiến cành bị chết khô do thiếu nước hoặc thối úng do hấp thụ quá nhiều nước.
🔶Thiếu dinh dưỡng: Cây trồng cần có dinh dưỡng để phát triển toàn diện, với cây nguyệt quế cũng vậy, nếu bị thiếu hụt dinh dưỡng cây sẽ trở nên yếu ớt, cành dần khô và chết.
🔶Sâu bệnh hại: Bị tấn công bởi nấm, vi khuẩn, côn trùng gây ra hiện tượng chết cành, khô teo.
🔶Ánh sáng không phù hợp: Cây nguyệt quế rất ưa ánh sáng, cần nguồn năng lượng từ mặt trời để phát triển, nhưng bà con thường xuyên đặt cây ở những nơi khuất ánh sáng hoặc để ở bên ngoài quá lâu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá lâu cũng sẽ làm cành bị khô dần và chết đi.
🔶Sự thay đổi môi trường đột ngột: Cây nguyệt quế bị đổi chậu hoặc vị trí trồng, cây chưa thích nghi kịp, bị sốc công với việc chăm sóc không kỹ sẽ khiến một số cành trên cây bị chết.
Dấu hiệu của cây nguyệt quế bị chết cành
Cây nguyệt quế bị chết cành nhận biết thông qua một số dấu hiệu như sau:
Cây bị chậm phát triển, không có hiện tượng ra đọt hay cành mới.
Lá bị vàng úa, rụng đầy gốc, phần cành có dấu hiệu sắp chết sẽ chuyển màu sang màu đậm hơn, teo nhỏ hơn các cành khác, ít lá vì rụng gần hết.
Cây nguyệt quế bị chết cành gây ra tác hại thế nào?
Cành nguyệt quế bị chết ảnh hưởng đến sự phát triển của cây, sức đề kháng tụt giảm dần, nếu không có biện pháp xử lý từ sớm cành sẽ hoàn toàn bị chết khô, lan rộng khắp cây và làm cây cũng bị chết.
Là dấu hiệu báo hiệu bộ rễ của cây đang gặp vấn đề, rễ cây nguyệt quế có thể bị hư hỏng một phần, một nửa hoặc thậm chí bị hỏng gần như toàn bộ.
Gây mất giá trị thẩm mỹ của cây, bà con sẽ khó bán, dân chơi cây cảnh sẽ không chọn những cây bị chết cành bởi bố cục bị đảo lộn, không đẹp và bị giảm giá trị. Điều này gây ra nhiều thiệt hại ảnh hưởng đến kinh tế của nhiều hộ trồng cây nguyệt quế.
Phương pháp phòng trị cây nguyệt quế bị chết cành hiệu quả
Để giảm tình trạng cây nguyệt quế bị chết cành bà con tiến hành áp dụng một số biện pháp chăm sóc như sau:
✅ Khi phát hiện cành của cây có dấu hiệu bị chết dần, cần tiến hành kiểm tra bộ rễ. Nếu rễ bị hư hỏng cần cưa bỏ ngay, bôi thuốc làm khô vết cắt, hạn chế nấm bệnh xâm nhập.
✅ Không nên trồng hay đặt chậu nguyệt quế ở những nơi thiếu ánh sáng, cần trồng ở những khu vực cung cấp nguồn ánh sáng từ mặt trời giúp cây quang hợp tốt, sinh trưởng khỏe mạnh, tránh làm hư hại bộ rễ.
✅ Trước khi trồng cây nguyệt quế bà con cần xử lý đất trồng trước tiên, giúp loại bỏ nấm bệnh, virus, vi khuẩn, tuyến trùng có thể làm hại bộ rễ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây.
✅ Cắt tỉa cành lá, đặc biệt loại bỏ những cành bị chết, yếu không có khả năng phát triển.
✅ Cung cấp nước tưới đầy đủ cho cây, không tưới quá nhiều cũng quá ít. Nên tưới cây vào sáng sớm hoặc chiều tối để tránh tình trạng sốc nhiệt, bốc hơi nhanh.
✅ Bón phân cho cây để bổ sung dinh dưỡng giúp cây có sức chống lại các tác nhân ảnh hưởng, tăng cường sức đề kháng, giúp cây phát triển khỏe mạnh, xanh tốt.
✅ Phòng trừ sâu bệnh, côn trùng gây hại tránh gây ra nhiều bệnh khó kiểm soát. Bà con có thể tham khảo sản phẩm sinh học Mebe Pa để phun phòng trị sâu, côn trùng gây hại, giúp tiêu diệt hiệu quả và an toàn.
✅ Với những cây được trồng trong chậu, sau một thời gian và con cần thay đất mới sẽ giúp cây hấp thụ nguồn dinh dưỡng mới, thoát nước tốt hơn.
Thuốc phòng trị cây nguyệt quế bị chết cành Be Green
Kết hợp với các biện pháp chăm sóc trên để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất bà con sử dụng thêm thuốc trị cây nguyệt quế bị chết cành Be Green chuyên điều trị nấm bệnh, vi khuẩn, tuyến trùng hại rễ, giúp kích ra rễ mới, tăng cường sức đề kháng.
Thành phần thuốc trị bệnh chết cành ở cây nguyệt quế Be Green
– Thành phần chính của thuốc đó là Chaetomium cupreum đạt 1.5×106 CFU/g bột. Được điều chế từ 25 chủng Paecilomyces sp, Chaetomium spp, Trichoderma spp và có nhiều vi sinh phân giải như lân, kali…Các chất hữu cơ lên men cô đặc, các loại axit fluvic, amino axit).
Công dụng thuốc trị bệnh chết cành ở cây nguyệt quế Be Green
✅ Phòng ngừa và điều trị các vấn đề do nấm, khuẩn, tuyến trùng làm hại đến bộ rễ, khiến cành bị chết.
✅ Giúp cây mau chóng phục hồi, bảo vệ bộ rễ, kích ra rễ mới giúp hấp thụ dinh dưỡng, cây phát triển lại bình thường.
✅ Phòng trừ các loại nấm bệnh gây ra bệnh lở cổ rễ, thối rễ.
✅ Tăng cường sức đề kháng cho cây, giúp cải tạo đất, cây hấp thụ trọn vẹn nguồn dinh dưỡng từ phân bón.
Hướng dẫn sử dụng thuốc trị bệnh chết cành ở cây nguyệt quế Be Green
✅ Phun trị cây nguyệt quế bị chết cành: 50g/ 40 – 80 lít nước phun tưới trực tiếp vùng đất dưới tán cây, dùng từ 5-10 ngày/lần sau đó áp dụng như phòng bệnh.
✅ Phun phòng cây nguyệt quế bị chết cành: 25g/ 20 – 40 lít nước, tưới định kỳ 3-4 lần/vụ…
Phía trên là bài viết về cây nguyệt quế bị chết cành đã được trình bày chi tiết nội dung về nguyên nhân, triệu chứng, hậu quả và hướng dẫn cách chăm sóc, điều trị hiệu quả nhất. Để đạt được hiệu quả trị bệnh tốt nhất bà con nên phòng ngừa từ sớm, thường xuyên thăm vườn để mau chóng phát hiện để có cách giải quyết phù hợp.