Tại sao cây hương thảo bị đen lá và Cách phòng trị hiệu quả

Tại sao cây hương thảo bị đen lá và Cách phòng trị hiệu quả

19/10/2024

Kích thước chữ

Cây hương thảo bị đen lá có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: do bị côn trùng gây hại, nấm bệnh, úng nước,… Nếu không kịp thời phát hiện và có biện pháp xử lý đúng cách thì cây sẽ suy yếu dần rồi chết đi. Việc xác định chính xác từng nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bà con có những giải pháp khắc phục tình trạng cây hương thảo bị đen đầu lá hiệu quả, giúp bảo vệ được năng suất thu hoạch.

Tìm hiểu về tình trạng cây hương thảo bị đen lá

Cây hương thảo bị đen lá do đâu và Cách phòng trừ
Nếu tình trạng hương thảo bị đen lá nếu không được phát hiện và xử lý đúng cách thì sẽ gây khiến cây bị suy yếu rồi chết dần đi

Cây hương thảo có danh pháp khoa học là Rosemary, thuộc họ bạc hà, có xuất xứ đầu tiên đến từ khu vực Địa Trung Hải. Hoa của cây hương thảo có màu xanh, màu hồng, tím,… cây có mùi thơm dễ chịu nên được rất nhiều người ưa thích.

Ngoài công dụng để làm cảnh, trang trí thì cây hương thảo còn được sử dụng trong chế biến các món ăn như: hầm thịt, bít tết, làm bánh,…

Tuy nhiên, trong quá trình trồng và chăm sóc nhiều bà con đã gặp phải tình trạng lá hương thảo bị đen mà không biết đến từ nguyên nhân nào. Những nội dung dưới đây, sẽ giúp bà con hiểu rõ hơn các nguyên nhân, triệu chứng gây bệnh đen lá và có biện pháp khắc phục hiệu quả nhé.

Các nguyên nhân dẫn đến cây hương thảo bị đen lá

Cây hương thảo bị đen lá do đâu và Cách phòng trừ
Tổng hợp một số hình ảnh về tình trạng đen lá trên cây hương thảo được bà con tổng hợp

Những nguyên nhân khiến hương thảo bị đen lá có thể bắt nguồn từ việc chăm sóc không đúng kỹ thuật, nấm bệnh, côn trùng gây ra,… cụ thể như sau:

Bệnh đen lá ở cây hương thảo đen lá do nấm khuẩn 

Nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh đen lá trên cây hương thảo đó là do nấm bệnh gây ra. Các loại nấm bệnh sẽ sinh sôi và phát triển mạnh trong điều kiện ẩm ướt, nhất là khi cây hương thảo được tưới nước quá nhiều hoặc cây được đặt trong môi trường có độ ẩm cao.

  • Nấm Botrytis (hay còn gọi là nấm mốc xám): Loại nấm này thường xuất hiện trên cây trồng trong điều kiện ẩm ướt và nhiệt độ thấp. Khi lấy cây hương thảo bị loại nấm bệnh này tấn công sẽ chuyển sang màu đen hoặc màu xám, sau đó héo rũ dần và rụng đi.
  • Nấm Pythium: Loại nấm này thường tấn công vào bộ rễ của cây hương thảo, khiến bộ rễ bị hư thối, không thể hút nước và các dưỡng chất để nuôi cây. Kết quả là cây sẽ bị đen từ phần ngọn và lan dần xuống phía dưới.

Bệnh đen lá ở cây hương thảo do bị úng nước

Nếu trong quá trình canh tác, bà con tưới quá nhiều nước sẽ gây ra hiện tượng lá hương thảo bị đen. Kéo theo đó, thì bộ rễ cây sẽ bị ngập úng, cây không thể hấp thụ được nhiều các dưỡng chất để phát triển, cây sẽ bị suy yếu dần rồi chết đi.

Còn nếu tưới nước quá ít thì cũng có thể gây ra hiện tượng lá bị khô và chuyển dần sang màu đen. Thế nên, bà con nên tưới lượng nước vừa đủ ẩm, để cây hấp thụ được tốt nhất.

Bệnh đen lá ở cây hương thảo do côn trùng gây chích hút

  • Trên cây hương thảo, bà con thường bắt gặp một số loại côn trùng gây hại như: rệp, bọ phấn,…
  • Rệp sẽ bám vào lá và tiến hành hút nhựa cây, làm lá bị suy yếu dần, xoăn lại và chuyển sang màu đen
  • Bọ phấn thường tấn công ở mặt dưới của lá, hút hết chất dinh dưỡng và làm lá đen dần từ gốc đến ngọn.

Bệnh đen lá ở cây hương thảo do thiếu ánh sáng, quang hợp kém

Cây hương thảo cần nhận đầy đủ lượng ánh sáng để có thể quan hợp và phát triển tốt. Nếu cây không nhận đủ lượng ánh sáng, thì quá trình quang hợp sẽ bị cản trở, dẫn đến việc cây không đủ sức khỏe để nuôi dưỡng lá và thân, làm lá chuyển sang màu đen và rụng dần đi.

Cách xử lý nhanh khi phát hiện cây hương thảo bị đen lá

▶️ Khi phát hiện tình trạng cây hương thảo đen lá không quá nghiêm trọng thì bà con cần giảm lượng nước tưới cho cây. Đồng thời, cần thay mới đất trong chậu và trồng lại cây trên phần đất mới.

▶️ Cần đưa cây hương thảo vào môi trường có nhiệt độ và độ ẩm phù hợp để cây phát triển khỏe mạnh.

▶️ Cần cắt tỉa cho cây thường xuyên cũng như giữ khoảng cách giữa các cây để cây.

▶️ Trong trường hợp nếu bệnh đen lá ở cây hương thảo đã quá nghiêm trọng thì bà con cần loại bỏ hết toàn bộ cây để tránh lây lan sang những cây trồng khác.

Phương pháp chăm sóc ngăn ngừa cây hương thảo bị đen lá

✅ Cần chọn những giống hương thảo tốt, khỏe mạnh, từ các nhà vườn uy tín để đảm bảo cây không bị nấm bệnh từ khi mới trồng.

✅ Đất trồng hương thảo nên là những loại đất tơi xốp, có khả năng thoát nước tốt và giàu dưỡng chất, bà con có thể sử dụng các loại: đất pha cát hoặc đất thịt nhẹ.

✅ Tránh trồng cây hương thảo ở những loại đất trồng có đặc tính nén chặt, giữ nước lâu, vì cây rất dễ bị ngập úng và thối rễ.

✅ Bà con chỉ nên tưới nước khi thấy lớp đất trên bề mặt đã khô hẳn, không nên tưới nhiều nước. Mùa hè, chỉ nên tưới 2 – 3 lần/tuần, vào mùa đông hoặc khi trời ẩm ướt thì bà con có thể giảm lượng nước tưới xuống.

✅ Cần trồng cây hương thảo ở những nơi có ánh sáng mặt trời ít nhất khoảng  6-8 tiếng mỗi ngày để cây phát triển tốt.

✅ Đảm bảo không gian trồng cây cần thông thoáng, hạn chế ẩm ướt để cây không bị ẩm mốc, nhiễm nấm.

✅ Để bổ sung dinh dưỡng cho cây, bà con chỉ cần bón phân hữu cơ hoặc phân vi sinh định kỳ khoảng 1 – 2 tháng/lần. Tránh bón nhiều phân đạm bởi sẽ khiến cho cây dễ bị yếu và bị sâu bệnh tấn công.

✅ Thường xuyên quan sát và cắt tỉa những cành yếu, héo để cây phát triển đều, tập trung chất dinh dưỡng cho những cành khỏe mạnh.

Phòng trị cây hương thảo bị đen lá bằng thuốc sinh học

Cây hương thảo bị đen lá do đâu và Cách phòng trừ
Các chế phẩm sinh học tại nhà AQ giúp bà con phòng trừ hiệu quả tình trạng đen lá trên cây hương thảo

Thông tin dưới đây, AQ chia sẻ đến bà con 3 loại sản phẩm sinh học: Phy FusaCo, Be Green và Mebe Pa, có công dụng tốt trong việc phòng trừ hiệu quả bệnh đen lá ở cây hương thảo với từng nguyên nhân cụ thể:

Phy FusaCo – Thuốc trị bệnh đen lá cây hương thảo do nấm khuẩn

✅ Sản phẩm, Phy FusaCo được điều chế ra với các thành phần chính như: Chaetomium spp, Trichoderma spp, Bacillus subtilis: 1,5×10^8 CFU/ml với các hoạt chất Enzyme ngoại bào và nhiều thành phần hữu cơ khác.

✅ Phy FusaCo có công dụng rất tốt trong việc phòng trừ tận gốc các loại nấm bệnh như: nấm mốc xám và nấm Pythium gây bệnh đen lá trên cây hương thảo.

✅ Để có hiệu quả bà con cần sử dụng 250ml Phy FusaCo hòa lẫn với 400 – 600 lít nước, phun đều lên trên toàn cây, phun cách nhau khoảng 5 – 7 ngày/lần để diệt trừ tận gốc nấm bệnh.

Be Green – Thuốc trị bệnh đen lá cây hương thảo do úng nước

✅ Khi cây hương thảo bị úng nước thì để phục hồi bộ rễ và sức sống của cây thì bà con cần sử dụng 50g Be Green hòa tan đều với 40 – 80 lít nước, phun đều lên trên toàn cây, phun cách nhau khoảng 5 – 10 ngày/lần để có hiệu quả tốt nhất.

✅ Be Green được điều chế ra với thành phần chính đó là: Chaetomium cupreum 1.5×10^6 CFU/g bột và nhiều vi sinh vật phân giải khác, nên có công dụng rất tốt trong việc xử lý nhanh tình trạng úng nước trên cây hương thảo.

Mebe Pa – Thuốc trị bệnh đen lá cây hương thảo do côn trùng

✅ Nếu phát hiện các loại rệp, bọ phấn trắng xuất hiện trên cây hương thảo thì bà con có thể dùng tay để bắt chúng và kết hợp sử dụng cùng sản phẩm Mebe Pa, để tiêu diệt chúng dứt điểm, tránh để cho chúng sinh sôi và phát triển.

✅ Tiến hành sử dụng 20g Mebe Pa hòa tan với 20 lít nước, phun đều lên trên toàn cây, phun cách nhau khoảng 5 – 10 ngày/lần.

Một số lưu ý về cách chăm sóc và thu hoạch cây hương thảo 

▶️ Nên trồng cây hương thảo ngoài trời hoặc trong chậu cây có lỗ thoát nước để tránh bị tình trạng ngập úng, gây ảnh hưởng đến bộ rễ cây.

▶️ Nên trồng cây hương thảo với mật độ phù hợp (khoảng 60cm) vì cây có thể phát triển nhanh đến bán kính 1,2 – 2m. Việc trồng thưa sẽ giúp cây hứng trọn được ánh nắng mặt trời, giúp cây phát triển tốt, không bị nấm, sâu bệnh tấn công.

▶️ Thời gian thu hoạch cây hương thảo tốt nhất là vào mùa xuân hoặc mùa hè khi cây đang ở giai đoạn phát triển mạnh.

▶️ Khi thu hoạch, bà con nên thu hoạch cành lá dài, nên để lại những cành ngắn để tiếp tục phát triển.

▶️ Sau khi thu hoạch, bà con có thể bảo quản hương thảo bằng cách phơi khô hoặc sấy khô để dùng trong thời gian dài và nên để ở những nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm mốc.

Trên đây là những chia sẻ của Sinh Học AQ về cách khắc phục hiệu cây hương thảo bị đen lá. Hy vọng một số thông tin bên trên, sẽ giúp bà con chăm sóc và bảo vệ tốt cây hương thảo nhà mình. Nếu còn những vấn đề thắc mắc hay cần tư vấn chi tiết về các sản phẩm sinh học, vui lòng liên hệ ngay đến AQ để được các chuyên viên hỗ trợ nhanh nhất nhé!

Sản phẩm được đề xuất cho bài viết này

-24%
Công dụng: 💠 Phòng trừ bệnh do Phytopthora, Fusarium, Collectotricum....gây ra các bệnh nứt thân, xì mủ, thán thư, thối…
5.00 out of 5
Mua ngay This product has multiple variants. The options may be chosen on the product page
-10%
Công dụng: Phòng trừ các loại nấm bệnh hại thối rễ, lở cổ rễ. Phục hồi cây bị vàng lá…
5.00 out of 5
Mua ngay This product has multiple variants. The options may be chosen on the product page
Công dụng: Kiểm soát nấm ký sinh, tiêu diệt côn trùng hút chích gây hại như nhện đỏ, rầy rệp,…
5.00 out of 5
130.000VND
Mua ngay This product has multiple variants. The options may be chosen on the product page

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *