Cách trồng mướp đắng tại nhà cho ra nhiều trái, ít sâu bệnh
Kích thước chữ
Cách trồng mướp đắng đơn giản, trái ra nhiều đạt được năng suất và chất lượng được nhiều người quan tâm và tìm hiểu đến. Bởi đây là một loại cây trồng có giá trị kinh tế cao và nhận được nhiều sự ưa chuộng trong mỗi bữa ăn.
Vậy để trồng mướp đắng đòi hỏi có những kỹ thuật nào? Có bí quyết chăm sóc nào hay không? Mời bà con cùng AQ theo dõi những thông tin trong bài viết bên dưới để có thêm kinh nghiệm trong cách trồng và chăm sóc cây mướp đắng ngay tại vườn nhà mình nhé.
Tìm hiểu về cách trồng mướp đắng
Mướp đắng hay còn được gọi là trái khổ qua có tên khoa học là Momordica charantia L. thuộc trong họ bầu bí Cucurbitaceae. Là một loại thực vật dây leo có vị đắng nhưng rất tốt cho sức khỏe.
Mướp đắng thường được canh tác của những vùng có khí hậu nhiệt đới và ôn đới, thường phát triển và sinh trưởng tốt nhất ở những khu vực có khí hậu mát mẻ. Khi trồng thì cần ít nhất từ 2 – 3 tháng kể khi trồng đến thời gian thu hoạch.
Theo y học cổ truyền thì đây là loại quả có tính hàn, là một vị thuốc quý trong phương Đông được dùng để điều trị các bệnh về gan, hỗ trợ giải độc, điều hòa đường huyết cho bệnh nhân bị tiểu đường.
Đặc điểm hình dáng của cây mướp đắng
Mướp đắng là thực vật nhỏ, có thân leo bằng tua cuốn. Thân cây nhỏ có cạnh đường kính khoảng từ 3 – 6mm.
Lá của cây mướp đắng hình thùy sâu và phát triển tương tự như bầu bí, dưa chuột, dưa leo,…Lá có màu xanh lục, chia thành 4 – 5 thùy, dài từ 5 – 10cm. Mặt dưới của lá có màu xanh nhạt hơn phía mặt trên và thường có lông nhỏ bao phủ xung quanh.
Trái mướp đắng có hình thuôn dài, mặt ngoài sần sùi, có chiều dài khoảng khoảng từ 8 – 15cm. Có màu xanh khi chưa chín và dần chuyển sang màu vàng hồng khi đã chín.
Hạt của cây mướp đắng dài từ 13 – 15mm, rộng 7 – 8 mm, hình dẹp và có màu xanh nhạt. Khi quả chín thì xung quanh hạt lớp màng đỏ bao phủ bên ngoài.
Những món ăn thơm ngon chế biến từ quả mướp đắng
Mướp đắng là một trong những loại thực phẩm được nhiều người ưa chuộng. Bởi có hương vị đăng đắng nhưng rất thanh mát, dễ chịu và có giá trị dinh dưỡng cao rất có lợi cho sức khỏe con người. Dưới đây, AQ chia sẻ đến quý bà con về những món ăn có thể được chế biến từ mướp đắng như:
- Các món xào: Mướp đắng xào trứng, mướp đắng xào thịt bò, mướp đắng xào nấm,…
- Các món canh: Canh mướp đắng nhồi thịt, canh mướp đắng nấu tôm, canh mướp đắng hầm xương, canh mướp đắng nấu với trứng,…
- Các món mặn khác: Mướp đắng tẩm bột chiên giòn, Mướp đắng muối chua, mướp đắng đút lò,… Ngoài ra, có thể sử dụng mướp đắng để làm mứt, nước ép,…
Điều kiện thích hợp để thực hiện cách trồng mướp đắng
Để thực hiện cách trồng mướp đắng sai quả bà con cần lưu ý các điều kiện để cây mướp đắng được phát triển một cách thuận lợi nhất:
Nhiệt độ: Nhiệt độ phù hợp để mướp đắng đạt năng suất cao nhất đó là trên 20 độ C. Các vườn trồng ở khu vực miền Nam thì có thể trồng quanh năm, ở khu vực miền Trung và miền Bắc thì nên gieo hạt từ đầu tháng 3 đến hết tháng 10.
Vị trí trồng cây: Bà con cần lựa chọn những nơi trồng có nhiều ánh nắng mặt trời, ít nhất 5 tiếng nắng mạnh/ngày.
Chậu trồng: Nếu bà con trồng cây trong chậu thì cần lựa chọn một loại chậu có kích thước khoảng 40x40cm. Nếu trồng trong chậu dài thì khoảng cách trồng mướp đắng là 30cm. Không nên trồng quá dày vì các cây sẽ bị cạnh tranh chất dinh dưỡng, cây sẽ chen chúc nhau, khiến cây quang hợp kém, hoa nhỏ giảm tỷ lệ đậu quả và chất lượng quả không đạt chuẩn chất lượng.
Cần chuẩn bị trước khi thực hiện cách trồng mướp đắng
Trước khi tiến hành cách trồng mướp đắng sai quả thì và con cần chuẩn bị kỹ lưỡng về các kiến thức cũng như các dụng cụ để hỗ trợ bà con trong quá trình trồng mướp đắng được diễn ra thuận lợi và dễ dàng hơn.
Chuẩn bị hạt giống cây mướp đắng khỏe mạnh
Bà con có thể mua các hạt giống của mướp đắng tại các cửa hàng bán hạt giống hoặc có thể sử dụng hạt của từ những quả to mập chín vàng. Nên đem hạt mướp đắng đi rửa sạch và loại bỏ hết những hạt xấu và lép. Khi chưa muốn trồng ngay thì bà con có thể đem hạt đi phơi khô rồi lưu trữ trong lọ.
Xử lý đất trước khi trồng cây mướp đắng
Đất trồng mướp đắng cần có độ tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng và có tỷ lệ thoát nước tốt. Bà con có thể sử dụng tỷ lệ trộn đất như sau: 40% đất đỏ + 25% xơ dừa hoặc trấu + 35% phân chuồng hoai mục, sau đó trộn đều ủ trong khoảng 2 tuần rồi tiến hành trồng cây.
Chuẩn bị dụng cụ hỗ trợ làm giàn leo cho cây mướp đắng
Là loại thực vật dây leo, nên bà con cần làm giàn leo chắc chắn cho mướp đắng. Có thể tiến hành làm giàn từ tre, nứa,… được cố định chặt bằng dây vải hay dây thép. Giàn leo nên cao khoảng 2 – 3m, có thể làm giàn chữ A, U hoặc giàn leo đơn giản để cây được leo thuận lợi và bám chắc.
Thời điểm thích hợp để thực hiện trồng cây mướp đắng
Bà con có thể trồng mướp đắng quanh năm, tuy nhiên để cây mướp đắng được phát triển và cho trái lớn, khỏe, đạt chất lượng thì có thể tham khảo thời gian trồng ở 3 miền Bắc, Trung, Nam dưới đây:
- Miền Bắc: Nên gieo trồng mướp đắng trừ tháng 3 đến tháng 9
- Miền Trung: Nên gieo trồng mướp đắng từ tháng 11, 12 đến tháng 6, 7 năm sau
- Miền Nam: Do có khí hậu nóng quanh năm nên bà con nên gieo trồng mướp đắng quanh năm, tuy nhiên thời gian phù hợp nhất là vào tháng 10 đến tháng 3 năm sau.
Lựa chọn vị trí phù hợp để trồng cây mướp đắng
Nếu bà con trồng mướp đắng ở vườn thì cần lựa chọn những nơi có ánh nắng mặt trời chiếu vào, để cây được thông thoáng và thoáng nước tốt.
Nếu bà con trồng mướp đắng trong chậu tại nhà thì có thể để trên sân thượng, ngoài sân, để cây được hấp thụ ánh sáng mặt trời tốt nhất.
Chuẩn bị dụng cụ hỗ trợ thực hiện trồng cây mướp đắng
Để kỹ thuật trồng mướp đắng thuận lợi và dễ dàng thì bà con nên chuẩn bị trước các dụng cụ hỗ trợ làm vườn như: cuốc, xẻng, dao, kéo, bình tưới,…
Hướng dẫn cách trồng mướp đắng đơn giản qua từng bước
Sau khi đã hoàn thành xong các bước chuẩn bị trước khi kỹ thuật trồng mướp đắng thì dưới đây AQ sẽ hướng dẫn cho bà con chi tiết từng bước trồng cây mướp đắng hạt năng suất chất lượng nhé.
Bước 1: Xử lý hạt giống mướp đắng nảy mầm
Sau khi đã có được hạt giống của mướp đắng thì bà con cần xử lý hạt giống bằng cách ngâm vào nước ấm (2 phần nước sôi, 3 phần nước lạnh) trong khoảng 6 giờ. Sau đó tiến hành ủ hạt giống trong khăn ẩm, sạch khoảng 1 ngày. Lúc này, hạt mướp đắng đã nứt ra và chuẩn bị nảy mầm, bà con có thể tiến hành gieo hạt xuống đất.
Bước 2: Gieo hạt mướp đắng nảy mầm vào đất
Bà con nên gieo hạt xuống các lỗ sâu khoảng 1,25 cm và cách nhau khoảng 30cm. Mỗi lỗ nên gieo 2 hạt, lấp đất và tưới sơ qua một lượt nước ít.
Trong từ 8 – 10 ngày hạt sẽ nảy mầm, khi mỗi khu vực đã gieo hạt nảy mầm thành cây có 4 lá thì bà con cần cắt bỏ bớt một số con non kém phát triển chỉ nên giữ lại một cây/hố trồng.
Các cây mướp đắng được phát triển khỏe mạnh cần cho leo lên giàn hoặc hàng rào.
Bước 3: Làm giàn cho cây mướp đắng phát triển
Sau thời gian khoảng 3 tuần bà con tiến hành làm giàn để cho cây mướp đắng phát triển nhanh chóng. Như đã chuẩn bị từ trước thì bà con cần làm giàn leo từ tre, nứa,… để cho giàn được chắc chắn, tránh ngã đổ khi gặp gió lớn.
Mục đích của việc làm giàn là giảm thiểu được các bệnh hại trên cây và giúp bà con thu hoạch được dễ dàng hơn. Quả mướp đắng ra trên giàn leo sẽ dài và thẳng hơn khi trông dưới đất.
Cách chăm sóc cây mướp đắng sau khi trồng
✅ Bà con cần tiến hành tưới nước nhiều cho cây mướp đắng để cho đất được đủ ẩm. Tránh tưới ướt sũng, nên tưới 2 lần vào mỗi sáng và chiều tối, nhất là vào giai đoạn ra hoa đậu trái.
✅ Để cây được phát triển tốt và đạt năng suất thì bà con cần bổ sung các chất dinh dưỡng cho cây, có thể sử dụng phân chuồng đã hoai mục để bón cho cây.
✅ Để thu hoạch được những trái mướp to, khỏe, sạch ưng ý thì AQ khuyến khích bà con không nên sử dụng thuốc trừ sâu hóa học cho cây. Nên tìm hiểu và sử dụng các chế phẩm sinh học để bảo vệ được sức đề kháng của cây và trái ra đạt chuẩn, tránh bị tồn dư thuốc trên quả.
✅ Cần thường xuyên theo dõi và kiểm tra cây mướp đắng để khi phát hiện côn trùng hay nấm bệnh thì kịp thời có phương pháp phòng trị đúng lúc đạt hiệu quả.
Mướp đắng là một trong những loại quả rất dễ bị côn trùng tấn công, nhất là loài ruồi vàng đục quả. Chúng tấn công và phá hoại từ trái non đến những trái già khiến trái bị thối, hư, rụng sớm, ảnh hưởng đến chất lượng quả và hiệu quả kinh tế của nhà vườn.
Bà con nên tìm hiểu các biện pháp để ngăn chặn, xua đuổi và tiêu diệt tận gốc loại côn trùng gây hại này: dùng túi bọc quả, bẫy trong vườn, sử dụng thiên địch, thuốc sinh học,…
Thuốc đặc trị ruồi vằng hại mướp đắng Pe Insects
Đã gặp phải rất nhiều vườn trồng mướp đắng bị tình trạng ruồi đục trái tấn công và gây hại. Nên các kỹ sư tại Công Ty TNHH Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ đã dành ra thời gian nghiên cứu, điều chế và cho ra mắt thành công sản phẩm: Thuốc trị ruồi vàng đục trái Pe insects.
Được điều chế với các thành phần là các vi sinh vật có lợi: Metarhizium sp, Beauveria sp, Paecilomyces sp…1×106CFU/ml. Ngoài ra, còn có tinh dầu quế, giấm gỗ và các loại tinh dầu khác,…
Pe insects đã nhận được sự ưa chuộng và công nhận độ hiệu quả của nhiều bà con nông dân, bởi đã mang đến những công dụng vượt trội như: xua đuổi, tiêu diệt tận gốc ruồi trưởng thành, làm ung trứng, diệt sâu và nhộng. Không ảnh hưởng đến trái, giúp sáng trái xanh cây, chống tình trạng thối trái, rụng trái,…
Những lưu ý khi thực hiện cách trồng mướp đắng
Cách trồng mướp đắng bằng hạt không quá khó tuy nhiên để quá trình sinh trưởng và phát triển của cây được diễn ra thuận lợi để quả ra được nhiều, to khỏe, đẹp mắt, ít bị sâu bệnh, có giá trị kinh tế cao khi đưa ra thị trường tiêu thụ thì và con cần có một số lưu ý sau:
✅ Nếu gieo trồng mướp đắng gặp thời tiết lạnh thì bà con nên ngâm hạt trong nước ấm khoảng từ 4 – 6 giờ (việc này giúp kích thích hạt được nảy mầm được nhanh hơn).
✅ Sau khi 2 – 3 tuần khi cây bắt đầu ra hoa thì cần tìm hiểu và lựa chọn các sản phẩm phân bón hữu cơ để cây được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết.
✅ Khi mướp đắng vào giai đoạn ra hoa thì bà con nên ngắt ngọn, đọt non để cây tập trung chất dinh dưỡng kích thích quá trình ra trái.
✅ Khi trồng mướp đắng thì hoa đực và hoa cái sẽ tự thụ phấn nhờ tác động của gió, côn trùng,… Nhưng nếu không có tác động của bên thứ 3 này thì bà con cần phải tự thụ phấn cho cây mướp đắng bằng tay để đảm bảo được năng suất quả.
Vậy là ở bài viết trên, AQ đã chia sẻ đến quý bà con những thông tin về cách trồng mướp đắng cũng như cách chăm sóc và các sản phẩm sinh học giúp hỗ trợ bà con trong suốt quá trình trồng.