Hướng dẫn cách trồng khoai mỡ từ củ trong chậu tại nhà

Hướng dẫn cách trồng khoai mỡ từ củ trong chậu tại nhà

26/06/2024

Kích thước chữ

Cách trồng khoai mỡ tại nhà, dễ thực hiện, đạt hiệu quả cao luôn là từ khóa được nhiều bà con nông dân tìm kiếm khi muốn tham gia canh tác giống cây này. Qua bài viết sau đây, AQ sẽ chia sẻ tới nhà nông một số kiến thức như: Thời vụ gieo hạt, cần chuẩn bị những gì trước khi trồng, các bước trồng khoai,…như sau:

Tìm hiểu về cách trồng khoai mỡ tại nhà

Hướng dẫn cách trồng khoai mỡ từ củ trong chậu tại nhà
Khoai mỡ là một trong những loại cây lương thực được ưa chuộng ở Việt Nam và nhiều quốc gia khác

Khoai mỡ từ lâu đã là loại cây lương thực không chỉ ở nhiều quốc gia trên thế giới mà ngay cả Việt Nam cũng vậy. Cây khoai mỡ có thuộc dạng dây leo, thân mềm, cũ có vị ngọt, tính bình ngoài ra còn có nhiều chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất nên thường được sử dụng nhiều trong món ăn.

Ngoài ra, Vitamin B6 có trong khoai mỡ sẽ giúp bạn ngăn ngừa những bệnh liên quan đến tim mạch. Khoai mỡ còn chứa nhiều chất sợi và không chứa chất béo, giúp thay thế những thực phẩm cho những người ăn kiêng rất hiệu quả,…

Thời điểm thích hợp để thực hiện cách trồng khoai mỡ

Thời vụ thực hiện trồng cây khoai mỡ phụ thuộc rất nhiều vào mực nước lũ hằng năm. Nếu tiến hành ươm vườn vào tháng 8 dương lịch và trồng vào tháng 11 dương lịch  thì vùng trong đê có thể xuống giống hơn để thu hoạch và bán được giá.

Còn nếu bà con tiến hành ươm vườn vào tháng 7 dương lịch và trồng sớm hơn vào tháng 10 dương lịch thì cần phải cẩn thận khi xuống giống. Mực nước thủy cấp lên cao hoặc mưa nhiều sẽ dễ khiến cây trồng bị ngập úng rồi chết. Nên xuống giống trong thời tiết mùa xuân để cây đạt được năng suất cao nhất.

Cần chuẩn bị gì trước khi thực hiện cách trồng khoai mỡ?

Nhằm giúp quá trình trồng và chăm sóc cây khoai mỡ diễn ra thuận lợi thì bà con cần phải chuẩn bị trước những yếu tố sau đây.

Chọn giống cây khoai mỡ không sâu bệnh

Hiện tại trên thị trường có 2 loại giống có năng suất cao và được trồng rộng rãi nhất đó chính là: Giống khoai tím và giống khoai trắng. Tím than thì đa số phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng còn giống khoai trắng thì phụ hợp cho việc chế biến sản xuất hơn. Điểm chung là có thể cho ra năng suất rất lớn.

Ngoài hai giống này ra thì bà con có thể lựa chọn những giống khác miễn là sạch bệnh và phù hợp với vườn trồng của mình để canh tác. Nên tránh những giống khoai nước ngoài vì điều kiện thời tiết nước ta không phù hợp có thể gây chết cây.

Xử lý đất trồng cây khoai mỡ

Khi trồng khoai mỡ thì bà con nên chọn những loại đất sét pha có độ tơi xốp cao, nhằm giúp đất thông thoáng và vận chuyển oxy đến rễ dễ dàng hơn. Những đất có kết cấu bời rời sẽ cho năng suất rất thấp, cây trồng còi cọc, kém phát triển.

Đất mới: Lên liên tiếp cao từ 25 – 30cm để giúp ráo nước thoát tốt, sóc đất thường xuyên để cải thiện độ tơi xốp sử dụng các biện pháp giúp hạ phèn đất.

Đất cũ: Dọn dẹp cỏ dại mọc xung quanh vườn và cày cuốc lại nhằm cải thiện khả năng tơi xốp. Gia cố, nâng cao lại những chỗ liếp trong vườn để tránh tình trạng ngập úng.

Lên liếp: Lên theo kiểu cuốn chiếu trung bình với tỉ lệ 6/5, 6/4 và sử dụng lớp đất mặt cụ thể liếp 6m và mương 4m.

Muông sâu từ 30 – 40cm sẽ thuận lợi cho việc vận chuyển và tưới tiêu cho vườn sau này. Thường xuyên dọn dẹp cỏ xung quanh để giữ độ ẩm cho đất.

Mật độ và khoảng cách thích hợp để trồng cây khoai mỡ

Đất mới: Trồng cây cách nhau 50 x 50 cm. Đất cũ cách 60 x 60 cm. Thường một công (1000m2) không tính mương thì có thể trồng liên tiếp 3000 mặt khoai trong vườn

Hướng dẫn cách trồng khoai mỡ trong chậu qua từng bước

Hướng dẫn cách trồng khoai mỡ từ củ trong chậu tại nhà
Có 6 bước thực hiện cách trồng khoai mỡ, khả năng thành công cao

Mời bà con cùng AQ tham khảo phương pháp trồng khoai mỡ từ củ, đơn giản, dễ thực hiện qua các bước sau đây.

Bước 1: Chọn củ khoai mỡ từ những cây phát triển khỏe mạnh rồi tiến hành dùng dao cắt mục tạo giống. Sau khi cắt thì nên sử dụng vi măng khô hoặc vôi bột bôi lên bề mặt để tránh củ bị thối

Bước 2: Đem mục giống đi ủ tro. Tiến hành rải một lớp cho mỏng rồi đặt mục giống lên trên lớp tro. Rồi rải thêm một lớp tro để phủ mục giống.

Bước 3: Sau khi tiến hành ủ thì nên tưới nước một lần khoảng 2 – 3 ngày. Không nên tưới quá nhiều vì sẽ gây nên tình trạng ngập úng gây thối mục giống. Còn nếu tưới ít nước quá thì khoảng thời gian nảy mầm sẽ kéo dài hơn. Trong giai đoạn này nên kiểm tra xem mục khoai có bị thối không, nếu thối nên tiến hành loại bỏ.

Bước 4: Chồi khoai sẽ bắt đầu nảy mầm sau 20 – 30 ngày ủ. Lúc này bà con có thể tiến hành đem giống đi trồng từ những chậu đất đã chuẩn bị từ trước.

Bước 5: Xới đất, lên luống cao từ 25 – 30cm, rãnh rộng 0,5m. Sử dụng dao đào hố sâu từ 2 – 3cm rồi rải một lớp tro trấu xuống, đặt mầm khoai mỡ theo. Luu ý, khi đặt mầm khoai nên quay hướng xuống dưới hố.

Bước 6: Sau khi đặt hạt mầm xuống thì phủ một lớp đất mỏng lên trên và phủ rơm rạ để có giữ độ ẩm lâu. Tiến hành tưới nước với tần suất 2 ngày/ lần để giúp cây phát triển tốt.

Chăm sóc cây khoai mỡ sau khi trồng ra củ lớn không sâu bệnh

Hướng dẫn cách trồng khoai mỡ từ củ trong chậu tại nhà
Chi tiết các phương pháp giúp khoai mỡ phát triển khỏe mạnh, đạt năng suất cao

Để giúp quá trình trồng cây khoai mỡ diễn ra thuận lợi và có thu hoạch thì sau khi thực hiện các phương pháp trồng thì bà con cũng cần phải quan sát và chăm sóc chúng thường xuyên. Nếu không những mầm non sẽ chết trước nhiều yếu tố khắc nghiệt đến từ môi trường.

Tưới nước cho cây khoai mỡ

Nước là một trong những yếu tố quan trọng nhất, không thể thiếu trong quá trình cây lớn lên. Bà con dựa vào điều kiện quanh vườn và giai đoạn cây trồng mà tiến hành tưới nước cho phù hợp. Tránh không tưới quá nhiều gây ngập úng và quá ít khiến cây bị khô.

Bổ sung dinh dưỡng cho cây khoai mỡ

Sau khi trồng thì bà con tiến hành bón phân cho cây theo 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 sau trồng 1 tháng tiến hành bón phân chuồng hoai mục cho đất. Bón thêm 2 giai đoạn cách 1 tháng tiền hành bón một lần phân.

Phòng ngừa côn trùng, sâu hại và nấm bệnh cây khoai mỡ

Côn trùng, nấm bệnh là một trong những yếu tố chủ chốt khiến cây khoai mỡ không thể phát triển lớn mạnh. Chúng không chỉ tấn công trực tiếp đến cây mà còn làm ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật xung quanh. Do đó, bà con thường nên ghé thăm vườn và quan sát xem cây có các biểu hiện thất thường để kịp thời phòng chống.

Hy vọng, cách trồng khoai mỡ từ củ trong chậu tại nhà đã được AQ giải đáp thắc mắc cho bà con nông dân, cũng như chia sẻ những biện pháp hỗ trợ cây phát triển khỏe mạnh sau khi gieo hiệu quả. Chúc bà con sẽ thành công trong việc gieo trồng khoai mỡ tại nhà.

Sản phẩm được đề xuất cho bài viết này

Công dụng: 💠 Cải thiện cấu trúc đất tạo môi trường thuận lợi cho các vi sinh vật có lợi…
4.67 out of 5
160.000VND
Mua ngay
Công dụng: Tạo mầu hoa, kích thích ra hoa đồng loạt, ra bông nhiều, dưỡng hoa, to cuốn, tăng tỷ…
4.33 out of 5
140.000VND
Mua ngay
Công dụng: 💠 Phòng trừ bệnh do Phytopthora, Fusarium, Collectotricum....gây ra các bệnh nứt thân, xì mủ, thán thư, thối…
5.00 out of 5
250.000VND
Mua ngay

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *