Cách trồng cây xương khỉ và có tác dụng chữa bệnh ra sao?

Cách trồng cây xương khỉ và có tác dụng chữa bệnh ra sao?

17/10/2024

Kích thước chữ

Cách trồng cây xương khỉ và chăm sóc cho cây phát triển xanh tốt tại nhà, loại cây này được biết đến như một loại thảo dược quý, có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe con người. Để hiểu rõ hơn về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây xương khỉ, cũng như công dụng tuyệt vời của loại cây này mang đến, và một số thông tin liên quan về cây xương khỉ thì AQ xìn mời bà con tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Tìm hiểu về cách trồng cây xương khỉ

Cách trồng cây xương khỉ bằng hạt tại nhà đơn giản
Thực hiện trồng xương khỉ bằng hạt với nhiều công dụng giúp chữa bệnh hiệu quả

Cách trồng cây xương khỉ tại nhà khá đơn giản và không yêu cầu nhiều công chăm sóc. Cây xương khỉ là một trong những loại thảo dược quý giá với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Khi sử dụng cây xương khỉ đúng cách giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý thường gặp.

Cây xương khỉ (tên khoa học Clinacanthus nutans), còn được gọi là cây mảnh cộng, bìm bịp, cây lá cầm, thuộc loại cây họ Ô rô (Acanthaceae). Cây thường cao từ 1-2m, với phần lá màu xanh đậm, hình bầu dục, hoa có màu đỏ tươi.

Xương khỉ là một loài cây thảo dược phổ biến ở nhiều nước châu Á trong đó có Việt Nam, Thái Lan, Malaysia. Cây xương khỉ được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền vì nhiều đặc tính dược liệu quan trọng.

Công dụng tuyệt vời của cây xương khỉ đối với sức khỏe

Cây xương khỉ sau khi trồng có thể thu hoạch quanh năm để mang đi làm thảo dược trong gia đình. Sử dụng các bộ phận như lá, thân, cành của cây để làm thảo dược, chúng có vị ngọt và hỗ trợ rất tốt trong việc điều trị bệnh về gan, viêm xoang hay hỗ trợ ức chế tế bào ung thư, ngâm rượu thuốc, hỗ trợ hệ tiêu hóa,…và nhiều công dụng khác

Ứng dụng của cây xương khỉ trong các bài thuốc dân gian

Cây xương khỉ từ lâu đã được sử dụng trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh lý và tăng cường sức khỏe cụ thể như sau:

Hỗ trợ ức chế tế bào ung thư: Cây xương khỉ kết hợp với hoa đu đủ đực, xạ đen đun nóng uống mỗi này rất có lợi cho sức khỏe, có khả năng hỗ trợ ức chế tế bào ung thư nhờ vào các chất chống oxy hóa mạnh mẽ, ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư, tăng cường hệ miễn dịch cho người bệnh.

Chứa bệnh về gan: Sử dụng cây xương khỉ phơi khô kết hợp với sâm đại hành, cây vọng cách, râu ngô và trần bì pha lấy nước uống ngày 3 lần, duy trì trong một khoảng thời gian nhất định sẽ có tác dụng rất tốt trong việc cải thiện chức năng gang, vàng da, nóng gan.

Hỗ trợ hệ tiêu hóa: Cây xương khỉ dùng trong trường hợp chữa các bệnh về dạ dày, viêm đại tràng, tiêu chảy.

Chữa lành vết thương: Cây xương khỉ có đặc tính kháng khuẩn, lá cây thường được giã nát rồi đắp lên vết thương ngoài da để giúp giảm đau, nhanh liền và ngăn ngừa nhiễm trùng.

Chữa viêm nhiễm, đau nhức: Lá xương khỉ được dùng để chữa viêm, giảm đau và sưng tấy bằng cách giã nhuyễn lá rồi đắp trực tiếp lên vùng bị tổn thương.

Điều trị xương khớp: Theo y học cổ truyền, cây xương khỉ có khả năng hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp như thoái hóa cột sống, viêm khớp, đau lưng, nhức mỏi cơ thể. Sử dụng lá xương khỉ dưới dạng sắc nước uống hoặc đắp ngoài da để giảm đau và chống viêm.

Bài thuốc ngâm rượu từ cây xương khỉ: Sử dụng rượu 40 độ ngâm cây xương khỉ đã được cắt khúc sao vàng hạ thổ trong khoảng 3 tháng. Khi sử dụng uống mỗi lần khoảng 15ml có tác dụng chữa tiêu chảy, chóng mặt,…Hoặc có thể sử dụng rượu xương khỉ xoa bên ngoài da ở vị trí bị đau xương khớp, giãn cơ, tan máu bầm, giảm viêm hay bị trật khớp.

🔷Chú thích Sao vàng, hạ thổ:

🔹Sao vàng: Tức là bộ phận lá, rễ, thân của cây thảo dược được rang (sao) thành màu vàng để làm khô và kích thích hoạt chất trong dược liệu.

🔹Hạ thổ: Sau quá trình rang thảo dược (sao vàng), các nguyên liệu được cho vào một mảnh vải và đặt xuống đất để nguội từ từ. Vì ngày xưa nhiều người tin rằng việc cho thảo dược sau khi sao vàng mang đi tiếp xúc với đất sẽ giúp cân bằng tính âm dương của dược liệu.

Cây xương khỉ trồng bao lâu thu hoạch?

Loại cây được xem như một vị thuốc thảo dược quý như cây xương khỉ có khả năng thích nghi sống và phát triển tốt ở mọi khu vực, điều kiện khí hậu. Cây xương khỉ chỉ mất từ 3-5 tháng sau khi trồng là có thể thu hoạch lá, thân và cành mang đi làm thực phẩm hoặc thuốc.

Cách thu hoạch: Bà con chỉ cần cắt phần lá và nhánh non ở cây để sử dụng, phần còn lại thì cây sẽ tiếp tục phát triển cho ra lá và nhánh mới. Như vậy vừa không gây tổn thương đến cây mà lại có thể thu hoạch cây xương khỉ cả năm để sử dụng.

Chuẩn bị gì trước khi thực hiện cách trồng cây xương khỉ?

Cách trồng cây xương khỉ bằng hạt tại nhà đơn giản
Để trồng xương khỉ cần chuẩn bị các dụng cụ và hạt giống, đất trồng cho phù hợp

Trồng cây xương khỉ từ hạt giống là một quá trình đòi hỏi sự kiên nhẫn và chuẩn bị kỹ lưỡng để đảm bảo cây phát triển tốt. Trước khi đến với quy trình cây xương khỉ trồng như thế nào, mọi người cần chuẩn bị các lưu ý sau:

Chọn hạt giống xương khỉ

Nên chọn mua hạt giống từ những nhà cung cấp uy tín, hạt phải có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo tỷ lệ nảy mầm cao. Hạt giống chắc khỏe không bị nấm mốc hoặc sâu bệnh.

Đất trồng xương khỉ

Để cây xương khỉ phát triển tốt, mọi người cần chọn loại đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng và đảm bảo thoát nước tránh gây ngập úng. Chọn đất thịt pha cát hoặc đất phù sa và trộn bổ sung phân hữu cơ như phân chuồng hoai mục, phân trùn quế để tăng cường dinh dưỡng cho đất, giúp cây con phát triển khỏe mạnh.

Dụng cụ trồng cây

Khay hoặc chậu ươm hạt nên có độ sâu từ 7-10 cm, có lỗ thoát nước ở đáy để tránh ngập úng. Sử dụng bình tưới có vòi phun sương để tưới nước nhẹ nhàng lên bề mặt đất mà không ảnh hưởng đến hạt giống.

Hướng dẫn cách trồng cây xương khỉ chi tiết từng bước

Cách trồng cây xương khỉ bằng hạt tại nhà đơn giản
Hướng dẫn gieo trồng xương khỉ bằng hạt trong chậu và chăm sóc cho cây phát triển

Kỹ thuật trồng cây xương khỉ tại nhà không quá phức tạp, nhưng để cây phát triển mạnh mẽ mọi người cần áp dụng đúng cách gieo trồng cụ thể như sau:

Bước 1: Tiến hành ngâm hạt giống vào nước ấm (nhiệt độ khoảng 30-40°C) trong khoảng 4 – 6 tiếng để làm mềm vỏ hạt và kích thích hạt nảy mầm.

Bước 2: Chuẩn bị phần đất đã trộn đất với phân hữu cơ hoặc phân chuồng hoai mục để cung cấp dưỡng chất cho cây và cho đất vào chậu để trồng.

Bước 3: Gieo hạt giống vào chậu hoặc bầu ươm sau đó lấp đất nhẹ nhàng và tưới nước ngay sau khi trồng.

Bước 4: Khi hạt giống nảy mầm và cây con lớn có chiều cao khoảng 25 đến 35cm, mọi người có thể chuyển chúng vào trong chậu kích thước phù hợp để cây phát triển tốt nhất.

Chăm sóc cây xương khỉ sau khi trồng ra lá xanh tốt thu hoạch quanh năm

Trồng cây xương khỉ khá đơn giản nhưng cần quá trình chăm sóc đúng cách, để thu hoạch được những lá xương khỉ tươi tốt với các lưu ý như sau:

  • Tưới nước: Cây xương khỉ ưa ẩm, nhưng không chịu được ngập úng vì vậy nên tưới nước đều đặn 2-3 lần/tuần tùy vào điều kiện thời tiết. Vào mùa khô, có thể tưới thêm để giữ ẩm cho đất.
  • Bón phân: Bổ sung phân hữu cơ như phân chuồng hoai mục hoặc phân trùn quế để cung cấp dinh dưỡng cho cây. Có thể sử dụng phân NPK với liều lượng nhỏ để giúp cây phát triển nhanh và khỏe mạnh.
  • Cắt tỉa: Thường xuyên tỉa bỏ những cành khô, lá úa, hoặc những bộ phận đã bị sâu bệnh để giúp cây có điều kiện phát triển thông thoáng và tập trung dinh dưỡng vào nuôi những bộ phận trên cây.
  • Phòng trừ sâu bệnh: Cây xương khỉ ít bị sâu bệnh tấn công, nhưng cần chú ý các loại rệp và sâu cuốn lá. Đảm bảo vệ sinh vườn trồng sạch sẽ, thoáng mát để ngăn ngừa sâu bệnh.

Bài viết trên từ AQ đã hướng dẫn chi tiết về cách trồng cây xương khỉ và chăm sóc cho cây phát triển thuận lợi. AQ luôn đồng hành, hỗ trợ và cung cấp những giải pháp sinh học hữu hiệu đến với bà con qua từng giai đoạn gieo trồng, cho mùa vụ đạt năng suất cao.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *