Hướng dẫn cách trồng cây tắc để lấy trái thu hoạch quanh năm
Kích thước chữ
Cách trồng cây tắc với những bước đơn giản đang nhận được nhiều sự quan tâm của bà con. Nhờ có đặc tính dễ trồng, dễ chăm sóc, lại cho nhiều trái và có công dụng tốt cho sức khỏe con người nên cây tắc ngày càng trở thành lựa chọn ưu tiên của nhiều hộ gia đình.
Trong bài viết hôm nay, kỹ sư AQ chia sẻ đến quý bà con chi tiết từng bước về cách trồng cây tắc cho nhiều trái cũng như quy trình chăm sóc đúng chuẩn để cây luôn xanh tốt, cho năng suất cao. Mời bà con cùng theo dõi và ứng dụng để thu hoạch được những trái tắc chín vàng ươm và mọng nước nhé.
Giới thiệu về cách trồng cây tắc
Cây tắc hay còn được gọi với nhiều tên khác nhau như: quất, hạnh, kim quất, có tên khoa học là Citrus x microcarpa thuộc họ Cam (Rutaceae).
Cây tắc được nhiều bà con ưa chuộng bởi có thể dùng để trang trí trong sân nhà, khu vực công cộng, khu nghỉ dưỡng mà còn cho ra những trái tắc nhỏ, chín vàng, mọng nước với hương thơm đặc trưng, mang lại rất liệu lợi ích cho sức khỏe con người.
Để cây tắc được phát triển tốt, cho trái sai trĩu, thì việc nắm vững các kỹ thuật trồng và chăm sóc đóng vai trò vô cùng quan trọng. Trước khi đi tìm hiểu rõ hơn về các nguyên liệu cần chuẩn bị, kỹ thuật trồng, cách chăm sóc thì bà con cùng AQ đi tìm hiểu về nguồn gốc, đặc điểm và ý nghĩa của cây tắc nhé.
Nguồn gốc và đặc điểm hình dáng của cây tắc
Theo nhiều tài liệu thì cây tắc có nguồn gốc từ Nhật Bản và Trung Quốc. Ngày nay, cây đã được du nhập khắp nơi trên thế giới trong đó có Việt Nam.
- Cây quất có thân gỗ, có chiều cao trung bình từ 70 – 1,5m, có khi cao hơn 2m, phân nhiều nhánh. T
- hân cây dẻo với vỏ màu xám, trên thân có nhiều gai nhọn mọc dài.
- Lá cây quất nhỏ có màu xanh đậm, quả có màu xanh và chuyển sang màu vàng cam khi chín.
Công dụng tuyệt vời từ quả tắc mang lại
Trái tắc không chỉ được sử dụng để chữa bệnh mà còn được sử dụng đa dạng trong nền ẩm thực của nhiều nước. Bà con có thẻ dùng tươi, làm nước giải khát, gia vị, mứt, trà,…
Bên cạnh đó, ở nước ta việc trưng bày cây tắc trong nhà vào dịp Tết thể hiện sự sung túc, may mắn, giàu có và sự ấm êm trong năm mới.
Thời điểm thích hợp để thực hiện cách trồng cây tắc
Với đặc tính dễ trồng dễ chăm sóc nên bà con có thể trồng cây tắc quanh năm, nhưng để cây phát triển tốt thì nên trồng vào tháng giêng hằng năm. Vào tháng giêng thì thời tiết sẽ ấm áp và độ ẩm trong đất cao nên rất thích hợp để cây nhanh bén rễ và phát triển mạnh.
Nhiệt độ phù hợp để cây tắc sinh trưởng tốt là là từ 23 – 29 độ C, nếu nhiệt độ thấp hơn 12 độ C hoặc cao hơn 40 độ C thì cây có thể bị khô héo, ngừng sinh trưởng.
Chuẩn bị đất và vị trí trồng cây tắc để cây phát triển khỏe mạnh
Trước khi tiến hành trồng và chăm sóc cây tắc thì bà con cần chuẩn bị kỹ đất trồng, vị trí trồng, giống cây,… để cây được phát triển thuận lợi nhất nhé.
Cải tạo đất trước khi trồng cây tắc
▶️ Đất trồng cây tắc nên là loại đất thịt, tơi xốp, có pha thêm mùn và bón thêm phân vi sinh hoặc phân chuồng.
▶️ Độ pH của đất cần được đảm bảo ở mức 5 – 6, có độ ẩm và độ thông thoáng vừa phải để tránh làm rễ cây bị úng.
▶️ Để đảm bảo đất có độ dinh dưỡng và không còn sót lại nấm bệnh, tuyến trùng rễ thì bà con cần bổ sung cho đất: phân vi sinh khoảng 1kg – 2kg, phân chuồng khoảng 3kg – 5kg và kết hợp thêm sản phẩm Padava Cha để diệt sạch nấm bệnh, tuyến trùng rễ còn sót lại từ mùa vụ trước nhằm đảm bảo cây trồng được phát triển khỏe mạnh, ra trái nhiều.
Vị trí phù hợp để trồng cây tắc
▶️ Tắc là loại cây ưa sáng “vừa” nên bà con nên bà con có thể đặt cây tắc ở trong nhà hoặc ngoài vườn đều được.
▶️ Không nên để cây tắc ở những nơi thiếu sáng hoặc dưới ánh nắng trực tiếp quá lâu.
▶️ Nếu thiếu sáng thì cây dễ bị bệnh và không tươi tốt. Ngược lại, nếu nhiều ánh nắng gay gắt thì lá cây dễ bị khô héo và cháy.
▶️ Bà con nên đặt cây ở ban công hoặc cạnh cửa sổ, cửa ra vào để cây hấp thụ được lượng ánh sáng vừa đủ.
Lựa chọn giống tắc khỏe mạnh
▶️ Hiện nay, bà con có thể trồng cây tắc bằng phương pháp gieo hạt rồi ươm mầm hoặc sử dụng phương pháp chiết cành. Tuy nhiên, phương pháp chiết cành được nhiều bà con áp dụng hơn nhờ có tỷ lệ thành công cao, cây sinh trưởng tốt hơn.
▶️ Ngoài ra, bà con có thể mua cây giống đã ươm và chiết sẵn từ các vườn ươm rồi về trồng vào chậu và chăm sóc.
Chọn chậu để trồng cây tắc
▶️ Bà con có thể lựa chọn chậu để trồng cây tắc bằng chất liệu như sành, sứ,… và có độ rộng vừa phải, không quá rộng, quá hẹp. bà con nên lựa chọn chậu lớn hơn khoảng 25% so với chùm rễ của cây tắc.
▶️ Ngoài ra, bà con cần lựa chọn những chậu trồng có lỗ thoát nước để tránh tình trạng cây bị úng nước do mưa lớn hoặc tưới tiêu.
Hướng dẫn cách trồng cây tắc chi tiết từng bước
Dưới đây, kỹ sư AQ chia sẻ đến bà con quy trình từng bước cách trồng cây tắc ngay tại nhà:
✅ Bước 1: Cần đặt cây tắc vào chậu ngay ngắn để cây phát triển đúng theo hướng mà bà con mong muốn.
✅ Bước 2: Cho đất trồng vào trong chậu, lấp kín đất ở xung quanh gốc cây. Tránh làm lộ bộ rễ cây lên trên mặt đất, vì khi tưới thì cây sẽ làm rễ trồi mạnh lên trên, lâu dần gây ra tình trạng khô héo rễ. Bà con nên nén đất chặt để cây được đứng vững, không bị lung lay khi có gió lớn.
✅ Bước 3: Đặt cây vào vị trí phù hợp, có lượng ánh sáng mặt trời vừa đủ, không quá gay gắt. Bà con có thể đặt cây trong nhà: phòng khách, phòng làm việc, cửa ra vào hoặc ngoài sân vườn, ban công,…
✅ Bước 4: Sử dụng nước sạch để tưới cho cây, lượng vừa đủ, không quá nhiều. Bà con có thể sử dụng bình phun xịt để tưới lên toàn cây, giúp cây nhận được lượng nước đều và ổn định hơn.
Chăm sóc cây tắc sau khi trồng mau ra trái để thu hoạch
➡️ Khi mới trồng thì bà con nên tưới nước ngày 2 lần cho cây vào sáng sớm hoặc chiều mát. Sau khoảng 15 ngày, thì cần tưới nước 1 lần (vào mùa mưa thì không cần tưới nhiều).
➡️ Khi cây được khoảng 20 ngày, đã bén rễ và xanh tốt thì cần bón lót bằng phân hữu cơ, phân bò, phân trùn quế liều lượng bón từ 1 – 2 tháng/lần.
➡️ Khi cây tắc còn nhỏ, mỗi lần cây ra hoa và trái non thì bà con cần cắt bỏ hết hoa và quả để tập trung chất dinh dưỡng để nuôi thân và cành được cứng cáp.
➡️ Bà con cũng cần lưu ý đến một số loại côn trùng, sâu bệnh hay tấn công trên cây tắc như: sâu bướm phượng, ngài chích hút, rệp muội, rệp vảy ốc,…
➡️ Bà con cần thường xuyên kiểm tra chậu tắc và các cành, khi ở mật độ thấp thì bà con có thể bắt bằng tay. Nếu mật độ cao thì bà con cần sử dụng 2 chế phẩm sinh học Mebe Pa và Ola insect in99 để ức chế và tiêu diệt chúng tận gốc.
Thu hoạch và bảo quản chế biến món ăn từ trái tắc
✅ Nếu bà con có kỹ thuật trồng đúng chuẩn và có cách chăm sóc tốt thì khoảng 1 – 2 năm thì cây tắc sẽ cho thu hoạch. Khi chín, trái tắc thường có màu vàng cam và có mùi hương đặc trưng.
✅ Bà con nên thu hoạch tắc vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát để đảm bảo trái không bị héo do nhiệt độ cao.
✅ Nên chọn những trái tắc vừa chín tới, không quá mềm hoặc có dấu hiệu bị sâu bệnh.
✅ Cần sử dụng kéo cắt cuống trái sắc bén, tránh kéo mạnh sẽ làm trầy xước vỏ trái, vì trái sẽ dễ bị thối trong quá trình bảo quản.
✅ Khi thu hoạch số lượng lớn thì bà con nên sử dụng rổ hoặc khay đựng có lót lớp vải để tránh va đập làm dập nát quả.
✅ Quả tắc có vị chua ngọt, chứa nhiều vitamin C, nên bà con có thể sử dụng để pha nước uống, làm mứt và có thể sử dụng để chế biến nhiều món ngon như: bánh bông lan hương tắc, quất hồng bì ngâm đường, kim quất mật ong, mứt quất ăn Tết, chân gà rút xương ngâm sả tắc, nước quất mật ong, trà quế quất mật ong,…
Ở bài viết trên, AQ đã hướng dẫn bà con cách trồng cây tắc đúng chuẩn cùng với các kỹ thuật chăm sóc giúp cây lớn nhanh, khỏe mạnh và cho trái nhiều. Nếu còn thắc mắc về quy trình trồng cây hay các sản phẩm sinh học thì vui lòng liên hệ trực tiếp với AQ để được các chuyên viên tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất nhé.