Hướng dẫn cách nhân giống hoa cúc đơn giản, thành công cao
Kích thước chữ
Cách nhân giống hoa cúc là một kỹ thuật quan trọng để giúp bà con nông dân duy trì và phát triển những giống hoa cúc tốt, khỏe mạnh, cho năng suất cao. Kỹ thuật nhân giống hoa cúc được thực hiện qua nhiều phương pháp khác nhau như: giâm cành, tỉa chồi, giâm ngọn, cấy mô, với mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Mời quý bà con cùng theo dõi bài viết dưới đây của Sinh Học AQ để lựa chọn được phương pháp nhân giống hoa cúc phù hợp với điều kiện canh tác trên vườn trồng nhà mình nhé.
Tìm hiểu về cách nhân giống hoa cúc là gì?
Cách nhân giống hoa cúc không chỉ giúp bà con suy trì nguồn giống hoa cúc tốt, giúp cải thiện tốt năng suất và chất lượng của mùa vụ. Nhờ thực hiện phương pháp nhân giống đúng chuẩn, bà con có thể dễ dàng tạo ra nhiều cây hoa cúc khỏe mạnh, ra hoa đồng đều, đúng vụ Tết Nguyên Đán, giúp tăng thu nhập cho bà con bán hoa.
Lợi ích của kỹ thuật nhân giống hoa cúc:
- Giúp duy trì những giống hoa cúc có chất lượng cao, khỏe mạnh, hoa nở to đẹp.
- Tiết kiệm được chi phí mua cây con.
- Giúp hoa nở đồng đều, bung to, đúng dịp Tết Nguyên Đán.
Hướng dẫn các cách nhân giống hoa cúc phổ biến hiện nay
Dưới đây, Sinh Học AQ chia sẻ đến quý bà con 2 cách nhân giống hoa cúc phổ biến, dễ dàng thực hiện được nhiều nhà vườn áp dụng và đã đạt được thành công.
Cách nhân giống cây hoa cúc bằng phương pháp giâm cành
Giâm cành hoa cúc là một phương pháp nhân giống phổ biến được rất nhiều bà con áp dụng trong kỹ thuật trồng cúc. Phương pháp này không chỉ tận dụng được các chồi đỉnh, chồi nách từ cây mẹ, dễ dàng thực hiện mà còn giúp rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây hoa cúc so với phương pháp nhân giống từ hạt.
Lựa chọn vườn cây mẹ
➡️ Muốn có một cành giâm tốt thì bà con cần có vườn cây mẹ đạt chuẩn, khỏe mạnh (để trồng được 15 – 20ha hoa cúc thì bà con cần phải có 1 ha vườn cây mẹ).
➡️ Vườn cây mẹ cần được bố trí, canh tác đúng theo tiêu chuẩn của vườn sản xuất và cần thêm một số yêu cầu khác như: vườn phải cao ráo, kín thuận, thuận tiện cho việc di chuyển, bảo quản mầm cây con,…
➡️ Những mầm từ cây mẹ được chọn phải là những cây có rễ nhiều, khỏe mạnh, không bị sâu bệnh. Các cây này cần được lên luống trồng cao, đất trồng thoát nước tốt, cần trồng với khoảng cách 15x15cm (mật độ khoảng 400.000 cây/ha). Bón phân, tưới nước với lượng vừa đủ để cây được cứng cáp, khỏe mạnh, bà con có thể tham khảo lượng phân để bón cho 1 sào vườn cây mẹ như sau:
- Phân chuồng: từ 1 – 1,5 tấn
- Đạm urê: 12 kg
- Phân supe lân: 26 kg
- Phân clorua kali: 9 kg
➡️ Sau khi trồng được khoảng 2 tuần, thì bà con cần bấm ngọn lần 1 đẻ cây ra nhiều nhánh hơn và sau 3 tuần thì bấm ngọn lần thứ 2. Sau lần bấm ngọn thứ 2 thì mỗi cây sẽ cho khoảng 10 – 15 mầm, bà con có thể cắt mà mang đi giâm, đồng thời ở lần bấm thứ 2 này cũng có công dụng tạo tán, tạo mầm cho cây.
➡️ Sau khoảng 15 – 20 ngày, thì bà con có thể thu được một lứa mầm (lúc này cây có thể cho tới 50 – 70 mầm). Cứ với mật độ như vậy thì trong 1 vụ (khoảng 4 – 6 tháng) thì 1 sào cây mẹ có thể cho tới 220.000 – 300.000 mầm giâm có chất lượng đạt chuẩn, đủ cho bà con trồng từ 15 – 20 sào vườn sản xuất.
Thời vụ giâm cành
➡️ Thời vụ thực hiện nhân giống hoa cúc bằng phương pháp giâm cành sẽ phụ thuộc nào thời vụ trồng vườn cây mẹ. Bà con cần thực hiện tính toán kỹ lưỡng trước khi trồng cây ra ruộng sản xuất từ 10 – 15 ngày (với mùa nắng nóng) và từ 15 – 20 ngày (với mùa lạnh).
➡️ Bà con nên thực hiện giâm cành vào vụ Thu Đông hoặc Xuân Hè bởi lúc này thời tiết mát mẻ, độ ẩm cao, nên việc giâm cành sẽ được tiến hành dễ dàng và đạt thành công cao.
📢 Lưu ý: Nếu giâm cành vào khoảng tháng 10 – 12 (lúc này sẽ bắt đầu hanh khô) thì bà con cần phải có biện pháp giữ ẩm thích hợp cho vườn. Nếu giâm cành vào tháng 6 – 8 (trời có nắng to hoặc mưa lớn) thì bà con cần có biện pháp canh tác, chăm sóc vườn phù hợp để tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng của cành giâm.
Chuẩn bị nền đất để giâm cành
➡️ Bà con nên lựa chọn những nơi đất cao, tơi xốp, nhiều mùn, thoát nước tốt, để giâm cành cây hoa cúc. Trước khi giâm thì bà con cần sử dụng bột vôi hoặc các chế phẩm sinh học để cải tạo, xử lý đất trồng để diệt nấm, vi khuẩn, tuyến trùng có trong đất, đồng thời giúp bổ sung các vi sinh vật có lợi để rễ nhanh bén đất, phát triển khỏe mạnh.
➡️ Đất trồng cần phải có độ thông thoáng, đủ độ ẩm nhưng không được ứ đọng nước, để tạo điều kiện thuận lợi cho bộ rễ phát triển nhanh chóng. Luống giâm cần làm cao, thuận tiện cho việc dỡ và đậy giàn che khi có gió lớn, mưa to.
Tiêu chuẩn chọn cành giâm
➡️ Cành được chọn để giâm là những cành bánh tẻ, không quá già cũng không quá non, chiều dài cành giâm khoảng 6 – 8cm, có khoảng 3 – 4 lá/cành.
➡️ Các lá trên cành được chọn cần đều, xanh tốt, khỏe mạnh, không bị sâu bệnh.
Mật độ giâm cành
➡️ Mật độ giâm cành cần phụ thuộc vào giống và thời vụ. Với một số giống cúc có cành to, lá nhiều thì bà con có thể giâm với mật độ 3x3cm (1.000 cành/m2), còn đối với cành lá nhỏ, thì giâm dày hơn 2,5×2,5cm (1.600 cành/m2).
➡️ Vào mùa thu thì bà con nên giâm dày hơn mùa hè.
Kỹ thuật giâm cành
➡️ Khi cắt cành để giâm thì bà con nên thực hiện vào buổi sáng, không nên cắt vào buổi trưa hoặc những ngày có mây mù, sau cơn mưa, bởi sẽ làm mất sức sống của cành cắt. Trước khi cắt, bà con nên phun thuốc sinh học để phòng trừ nấm bệnh, rầy rệp trên cây hoa cúc. Ngọn cành giâm cần được cắt sát mắt để tăng diện tích tiếp xúc với đất, nước, giúp kích thích cây ra rễ nhanh hơn.
➡️ Khi cắt cành xong thì bà con cần giâm liền trong ngày, không nên để qua ngày. Bà con có thể giâm ngọn cây hoa cúc theo 2 cách sau:
- Giâm khô (tức là cắm cành giâm vào trong cát sau đó mới tưới nước đẫm)
- Giâm ướt (tức là tưới đẫm nước vào cát sau đó cắm ngọn giâm cát)
➡️ Sau khi giâm cành thì bà con cần che kín gió, che bớt ánh sáng trong khoảng 5 – 7 ngày để tạo bóng tối, giúp cành giâm phát triển rễ non nhanh hơn.
➡️ Sau đó, tùy theo tình hình thời tiết mà bà con có thể kéo dài lớp lưới và nilon để che vườn trồng, để cây cúc quen dần với ánh sáng. Trước khi trồng cây ra vườn sản xuất thì bà con cần bỏ lớp lưới và nilon ra để cây không bị sốc sinh lý.
➡️ Để tăng cường khả năng ra rễ của cây, bà con có thể sử dụng các chế phẩm sinh phẩm để hỗ trợ kích thích bộ rễ ra nhanh, khỏe mạnh, bén đất mà không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cây hoa cúc.
Cách nhân giống cây hoa cúc bằng phương pháp tách mầm giá
➡️ Sau mỗi vụ thu hoạch thì các mầm giá trên cây hoa cúc phát triển rất nhiều, bà con có thể sử dụng các mầm này để nhân giống cho cây hoa cúc.
➡️ Nên lựa chọn và tỉa những mầm khỏe, mập, đẹp, có rễ và mang trồng sang vườn ươm hoặc vườn sản xuất. Phương pháp này rất đơn giản nên được nhiều nhà vườn áp dụng.
➡️ Tuy nhiên, mầm giá thường to khỏe nên khả năng sinh trưởng và phát triển rất mạnh, cho hoa tốt nhưng thời gian trồng sẽ lâu hơn so với phương pháp nhân giống hoa cúc (vì tuổi sinh trưởng của mầm giá trẻ hơn so với cành nhánh mang đi giâm).
➡️ Phương pháp tách mầm giá còn có thêm một nhược điểm nữa đó là hình dáng cây hoa cúc ở vườn sản xuất sẽ không đồng đều. Nên tùy theo nhu cầu, mà bà con có thể áp dụng phương pháp giâm cành hoặc tách mầm giá để nhân giống cây hoa cúc.
📢 Lưu ý: Nếu bà con không có ý định sẽ tận dụng các mầm giá trên cây hoa cúc thì tốt nhất nên cắt bỏ khi chúng vừa nhú lên, để cây hoa cúc tập trung chất dinh dưỡng để nuôi cây chính.
Biện pháp chăm sóc sau khi thực hiện cách nhân giống hoa cúc
Sau khi thực hiện kỹ thuật nhân giống hoa cúc thì bà con cần phải có phương pháp chăm sóc vườn trồng đúng chuẩn để cây hoa cúc con được sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh, ra hoa đẹp, năng suất vụ mùa cao. Dưới đây, chúng tôi chia sẻ đến quý bà con biện pháp chăm sóc vườn sau khi thực hiện cách nhân giống cây hoa cúc như sau:
Chăm sóc vườn sau khi nhân giống hoa cúc bằng phương pháp giâm cành
✅ Khi cây còn trong vườn ươm thì bà con không cần phải bón phân, mà chỉ cần giữ ẩm cho vườn bằng cách phun mù trên lá. Ở những ngày đầu thì phun 3 – 4 lần sao cho lá cây luôn được xanh tươi, không bị héo, những ngày sau thì cần giảm dần số lần tưới phun xuống.
✅ Sử dụng kẹp để gắp bỏ những lá bị thối, lá dính đất, lá bị rụng hoặc những cánh bị khô thối để ngăn chặn lây nhiễm chéo sang các cây lân cận.
✅ Bà con có thể sử dụng phân bón lá với liều lượng thấp để phun tưới cho toàn cây vào giai đoạn các cành giâm bắt đầu bén rễ.
✅ Sau khoảng 12 – 15 ngày kể từ khi giâm cành, thì rễ của các cành đã dài khoảng 2-3cm, mỗi cành ra khoảng 3 – 5 rễ thì bà con có thể đem ra trồng ngoài vườn sản xuất.
Chăm sóc vườn sau khi nhân giống hoa cúc bằng phương pháp tách mầm giá
✅ Ở phương pháp tách mầm giá thì khi cây còn trong vườn ươm thì bà con không cần phải bón lót hoặc bón thúc cho cây. Việc bón thúc lúc này sẽ làm cho mầm giâm yếu, giảm khả năng chống chịu, khi mang ra vườn sản xuất thì sẽ gặp khó khăn, khả năng thích nghi kém hơn.
✅ Luôn giữ đủ ẩm cho vườn ươm bằng cách hằng ngày tưới nhẹ cho vườn, những ngày đầu thì nên tưới 2 – 3 lần, nên tưới kiểu phun sương lên lá, vào mùa hè thì bà con cần tưới nhiều lần.
✅ Tưới nước với lượng vừa đủ, không nên tưới nhiều, bởi ngọn giâm sẽ dễ bị hư hỏng, nên tỉa bỏ những lá thối, lá bị dính đất để hạn chế nấm bệnh tấn công trên cây và lan truyền nhanh trong vườn.
✅ Trong quá trình giâm cây thì vườn sẽ xuất hiện một số loại nấm bệnh, côn trùng gây hại làm cây bị hư thối. Bà con cần thường xuyên thăm vườn, kiểm tra để phát hiện sớm và phun thuốc phòng trừ kịp lúc để hạn chế những thiệt hại lớn trên vườn hoa cúc.
Thuốc kích thích rễ cây hoa cúc ra khỏe, đi đọt nhanh, hoa ra đúng dịp Vi HAF
Bên cạnh những biện pháp canh tác và chăm sóc truyền thống sau khi thực hiện phương pháp nhân giống hoa cúc, thì hiện nay nhiều nhà vườn đã lựa chọn kết hợp cùng với dòng sản phẩm sinh học Vi HAF để hỗ trợ kích rễ cây con ra nhanh chóng, mọc dài hơn, nhanh bén đất, giúp cây được khỏe mạnh, ra đọt nhanh, hoa nở đúng mùa vụ, mang lại năng suất cao và chất lượng hoa tốt.
Thành phần của thuốc dưỡng rễ cây hoa cúc Vi HAF
✅ Chất hữu cơ: 15%
✅ Vi sinh vật phân giải xenlulo: 2×10^6 CFU/G
✅ pHH20: 5
✅ Độ ẩm: 30%
✅ Vi HAF còn được bổ sung thêm các hợp chất hữu cơ như: Amino axit, Fulvic, Humic, Trichoderma spp, Chaetomium spp,…
Công dụng của thuốc dưỡng rễ cây hoa cúc Vi HAF
✅ Hỗ trợ bộ rễ cây hoa cúc ra nhanh, mọc dài, đâm sâu, giúp cây có sức khỏe tốt ngay từ lúc còn non, làm tiền đề cho sự phát triển sau này.
✅ Khi bộ rễ được khỏe thì thân cây sẽ được cứng cáp, cành khỏe, lá ra xanh mướt.
✅ Thuốc còn giúp ổn định được độ pH trong đất, đất sẽ được thông thoáng, tơi xốp, nhiều dưỡng chất, giúp cây dễ dàng hút nước và chất dinh dưỡng.
✅ Hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho cây hoa cúc, giúp cây có sức chống chịu tốt trước các loại nấm, sâu bệnh, côn trùng gây hại hay điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
✅ Kích thích chồi non ra nhiều, nụ khỏe, hoa nở bung to, màu rỡ rực, giúp nâng cao năng suất của vụ mùa.
Hướng dẫn sử dụng thuốc dưỡng rễ cây hoa cúc Vi HAF
✅ Bà con sử dụng 500g thuốc Vi HAF hòa lẫn 600 – 1.000 lít nước sạch, thực hiện phun tưới đều lên trên toàn vườn hoặc có thể tưới trực tiếp vào gốc cây.
✅ Tiến hành phun thuốc sau khi gieo hạt (hoặc sau khi trồng cây con) từ 7 – 15 ngày và liều lượng phun từ 10 – 15 ngày/lần.
Kết thúc bài viết, Sinh Học AQ hy vọng rằng với những thông tin bên trên sẽ giúp ích cho bà con trong quá trình canh tác và chăm sóc vườn hoa cúc cho dịp Tết Nguyên Đán. Nếu còn những thắc mắc về cách nhân giống hoa cúc hay sản phẩm sinh học Vi HAF thì bà con vui lòng liên hệ trực tiếp đến tổng đài: 0932 690 312 – 028 8889 7322 – 0981 355 180 để đội ngũ kỹ sư hỗ trợ tư vấn và báo giá trong thời gian sớm nhất nhé.